KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ĐÀO BÍCH NỞ HOA VÀO TẾT
Có thể bạn quan tâm
Hoa đào (Prunus persia (L) Batsch) xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu đời. Hoa đào là loại hoa đẹp và tượng trưng cho mùa xuân, đặc biệt thú chơi đào ngày Tết đã trở thành một phong tục, một nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc không thể thiếu được của người dân miền Bắc mỗi dịp xuân về. Trong các giống hoa đào thì giống đào Bích được người chơi hoa yêu thích hơn cả bởi hoa có màu đỏ, rất sai hoa, hoa to, số lượng cánh hoa nhiều, hoa nở tập trung và thời gian nở hoa kéo dài.
Tuy nhiên, để cây đào Bích nở hoa vào đúng dịp Tết mang lại lợi nhuận cao cho người trồng hoa thì cần có những nghiên cứu bài bản về quá trình ra nụ, nở hoa dựa trên những kinh nghiệm tích lũy được từ những người dân trồng đào lâu năm.
Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn quý bạn đọc một số kỹ thuật trồng cây đào Bích nở hoa vào dịp tết Nguyên đán gồm 3 công đoạn chính là: ức chế cây tạo sự phân hóa mầm hoa, thúc nụ phát triển và điều chỉnh nụ ra hoa đúng dịp Tết.
Công đoạn 1: Ức chế cây tạo sự phân hóa mầm hoa, có thể sử dụng một trong hai cách sau:
Cách 1: Khoanh vỏ hay dân gian thường gọi là “thiến đào”
- Thời gian khoanh: Tiến hành vào trung tuần tháng 8 âm lịch hàng năm.
- Thao tác khoanh:
+ Đối với cây đào to, trồng nhiều năm: Dùng dao mỏng khoanh 2 vòng xung quanh các cành gần thân chính, cách nhau 0,2cm. Bóc lớp vỏ giữa hai vòng khoanh bỏ đi và dùng ni lông cuốn che bên trên vết khoanh, buộc chặt để nước mưa không đọng ở chỗ vỏ bị khoanh làm thối vỏ.
+ Đối với cây đào trồng năm đầu và năm thứ 2: Dùng dao mỏng cắt khoanh 1 vòng tròn đều quanh thân cây ở dưới chỗ phân cành.
Lưu ý: Cây khỏe làm trước, cây yếu làm sau, chọn ngày trời nắng để khoanh vỏ. Sau 1-3 ngày mà không thấy lá đào có hiện tượng chuyển từ xanh sang màu vàng nhạt và hơi rủ xuống thì ta phải khoanh lại. Vết khoanh (cắt) mới phải nằm dưới vết cắt cũ.
- Chăm sóc sau khi khoanh: Sau khi thấy mắt hoa xuất hiện thì tiến hành bón thúc lân đầu trâu, K2SO4 (5g K2SO4 pha với 1 lít nước, bón từ 3-5g/cây, bón 20-30 ngày/lần), hạn chế bón đạm và chú ý phòng trừ sâu bệnh (đặc biệt là sâu đục ngọn).
Khoanh vỏ cho cây đào
Cách 2: Đảo cây
- Thời gian đảo: Đầu tháng 8 âm lịch.
- Thao tác đảo: Đào 1 bầu cách gốc chừng 20-25cm hoặc 30-45cm, sâu 20-25cm (tùy theo kích cỡ của cây).
Lưu ý: Chọn ngày trời nắng để đảo cây, đảo vào buổi sáng, tránh làm vỡ bầu. Nếu đang đảo cây mà gặp mưa thì phải dừng lại để tránh sự xâm nhập của nấm bệnh vào vết thương.
- Chăm sóc sau đảo: Trời nắng to phải che mát cho cây, tưới 1 lần/ngày chỉ cần cho ướt lá, hạn chế để nước vào gốc.
Đảo cây cho cây hoa đào
Công đoạn 2: Thúc nụ phát triển (tuốt lá)
- Thời gian tuốt: Trước tết Nguyên đán 45-60 ngày (1/10 -15/11 âm lịch) tùy thuộc vào từng cây.
- Kỹ thuật tuốt: Dùng tay bứt từng lá, tuốt toàn bộ lá trên cành và cây.
- Chăm sóc sau tuốt: Bón thúc nụ phát triển bằng phân có hàm lượng Kali cao như K2SO4 (5g K2SO4 pha với 1 lít nước, bón từ 3-5 g/cây, bón 20-30 ngày/lần)
Lưu ý: Không được làm mất phần chân lá dính vào cành, dễ mất mầm hoa. Những cây đào sinh trưởng mạnh tuốt trước, sinh trưởng yếu tuốt sau.
Tuốt lá cho cây hoa đào
Công đoạn 3: Điều chỉnh ra hoa vào đúng dịp Tết
Do thời tiết bất thường sẽ ảnh hưởng đến thời gian nở hoa. Vì vậy, dự đoán nếu hoa nở muộn (sau Tết) thì phải thúc, hoặc hoa đào có khả năng nở sớm (trước Tết) thì phải hãm.
Thúc hoa:
- Điều kiện để thúc hoa: Khoảng cuối tháng 11 đầu tháng 12 âm lịch khi nụ hoa chưa có biểu hiện rõ rệt mà trời vẫn rét đậm kéo dài (nhiệt độ <10 độ C quá 7 ngày) thì ta phải thúc cho nụ nở hoa.
- Cách thúc:
+ Không tưới nhiều, chỉ cần tưới nước khi đất quá khô.
+ Phun cây bằng nước ấm 40-50 độ C + Thuốc B1 (2 viên/lít nước) đẫm thân, cành, phun 5-6 lần/ngày.
+ Quây ni lông, thắp điện vào ban đêm hoặc cho vào nhà che ni lông sao cho chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài từ 5-6oC.
+ Phun các loại phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng: như phân Đầu Trâu 901, hóc môn kích thích nở hoa …
Quây ni lông cho cây hoa đào
Hãm hoa:
- Điều kiện để hãm: Vào cuối tháng 11 đầu tháng 12 âm lịch, khi nụ hoa đã nhú to (sắp bung nở) mà thời tiết > 18 độ C cộng với gió nồm thì phải hãm để nụ hoa không nở.
- Cách hãm:
+ Che lưới đen thường xuyên cho toàn bộ tán cây.
+ Pha phân ure nồng độ 1% phun lên thân.
+ Dùng dao khoanh 1 hay nhiều vòng xung quanh cành đào, thân đào để hạn chế vận chuyển dinh dưỡng lên thân nuôi hoa.
+ Chặt bớt từ 10-12% bộ rễ, rải rác quanh gốc cây.
CN Lê Thanh Hùng
(Trung tâm NC&PT Hoa, Cây cảnh)
Từ khóa » Hoa Bích đào
-
Giống Hoa đào Bích- Cách Trồng Hoa đào Mới Nhất - Cây Giống
-
Nguồn Gốc, ý Nghĩa Và Cách Chăm Sóc Hoa đào Ngày Tết
-
Trồng Hoa Bích đào Và Mai Nở Vào Dịp Tết
-
Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Đào Bích - Du Lịch Ba Vì
-
Phân Biệt đào Bích Và đào Phai
-
Hoa đào | Cây Cảnh - Hoa Cảnh - Bonsai - Hòn Non Bộ
-
Đào Phai Là Gì? Đào Bích Là Gì?
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Đào Bích
-
Cây Hoa đào Giống, đào Trắng ,đào Bích ,đào Phai | Shopee Việt Nam
-
CÂY GIỐNG HOA ĐÀO BÍCH | Shopee Việt Nam
-
Bán Đào Bích Nguyên Thủy Nhật Tân - Giao Cây Toàn Quốc
-
Vẻ đẹp Những Loại đào Nổi Tiếng - VnExpress Đời Sống
-
Hoa đào Bích Giống Chất Lượng, Giá Tốt 2021