Kỹ Thuật Trồng Cây Dứa (thơm, Khóm)
Có thể bạn quan tâm
1. Tạo lỗ/rãnh trồng trồng dứa (thơm)
Trước khi trồng cây dứa (thơm) cần làm đất bằng phẳng trên mặt liếp
Liếp trồng dứa (thơm) ở Đồng bằng sông Cửu Long
Hoặc trên mặt lô trồng dứa (thơm) cũng cần được làm bằng phẳng
Đất trồng dứa (thơm) được làm bằng phẳng
Căng dây thành hàng trên luống trồng theo khoảng cách định sẵn để đánh rãnh hoặc đào lỗ trồng thẳng hàng.
Căng dây trước khi trồng dứa (thơm)
Dùng dao/thuổng/leng chọc lỗ trồng rộng 7-10 cm, sâu 5-7 cm trên hàng theo khoảng cách đã bố trí.
Chọc lỗ bằng dao
Cũng có thể dùng cuốc nhỏ để đào lỗ trồng
Rạch hàng trồng dứa (thơm) bằng cuốc nhỏ
Hoặc nếu có điều kiện có thể rạch hàng trồng dứa (thơm) bằng máy (áp dụng đối với hình thức trồng trên lô và đất tương đối phẳng).
Rạch hàng trồng dứa (thơm) bằng máy
Trong trường hợp trồng dứa (thơm) có che phủ nilon, sau khi bón phân bón, lên luống, tiến hành phủ nilon lên mặt luống, dùng đất lấp chèn hai mép nilon hoặc dùng lạt tre uốn cong hình chữ U và cắm xuống đất để cố định màng phủ.
Màng phủ được cố định bằng đất
Khoảng cách giữa các lỗ đục trên màng phủ phụ thuộc vào khoảng cách trồng.
Có hai cách để đục lỗ:
Cách 1: Đục lỗ hình chữ thập (bằng dao) tại những vị trí trồng cây để cho cây có thể tăng trưởng.
Cách 2: Dùng ống sắt hoặc lon sữa bò rỗng có đường kính khoảng 8cm, cắt hình răng cưa sắc để đục mảng phủ.
Màng phủ được đục lỗ bằng lon sữa bò
2. Vận chuyển cây giống đến lỗ/rãnh trồng.
Cây giống được vận chuyển đến nơi trồng và rải đều trên rãnh hoặc vị trí trồng giúp quá trình trồng nhanh và thuận lợi hơn.
Cây dứa (thơm) giống được rải đều
Lưu ý: Quá trình vận chuyển phải cẩn thận, tránh dập nát. Cây giống nên rải đều, tránh rải quá nhiều hoặc quá ít.
3. Đặc cây vào lỗ, rãnh
Đặt gốc chồi dứa (thơm) thẳng đứng vào lỗ/rãnh trồng dứa (thơm). Với chồi ngọn nên đặc sâu khoảng 3cm, chồi cuống 5cm và chồi nách khoảng 6-8cm là phù hợp.
Đặt cây dứa (thơm) vào lỗ trồng
Lưu ý:
+ Tránh để bắn đất vào nõn chồi và không nên trồng quá sâu rễ gây thối.
+ Trước khi trồng cần bóc bỏ vài lá già ở gốc rễ để rễ mọc ra, nếu chồi dài có thể cắt bớt lá.
4. Lấp đất.
Ém chặt đất quanh gốc cho cây đứng vững, không để đất lấp vào nõn dứa (thơm) và nõn của cây dứa (thơm) phải cao hơn mặt đất để khi mưa đất không lấp nõn.
Lấp đất trồng dứa (thơm)
Nếu trồng bằng màng phủ dùng tay lùa xuống dưới nilon để lèn chặt đất vào xung quanh gốc cây dứa (thơm).
Cây dứa (thơm) được trồng thẳng hàng, để dễ chăm sóc và quản lý.
Trồng dứa (thơm) thẳng hàng
5. Tưới nước cho dứa (thơm) sau khi trồng.
Sau khi trồng xong cần tưới nước đủ ẩm để cây dứa (thơm) nhanh bén rễ.
Tưới nước cho dứa (thơm) sau khi trồng
6. Tủ gốc cho dứa
Nếu có điều kiện nên dùng cỏ khô hoặc rơm rạ tủ gốc giữ ẩm cho cây dứa (thơm).
Tủ gốc cho dứa (thơm) sau khi trồng
7. Trồng dặm cây dứa (thơm)
7.1 Xác định thời điểm dặm cây
Sau khi trồng khoảng 15 - 20 ngày, nên kiểm tra ruộng dứa xem có cây nào bị mất khoảng hoặc mọc không đều cần tiến hành trồng dặm ngay để ruộng cây đồng đều, chăm sóc và thu hoạch thuận lợi hơn. Không nên trồng dặm muộn, ruộng cây không phát triển đồng đều, đến khi thu hoạch có cây đã được thu hoạch còn một số cây chưa được thu hoạch, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng, nhất là tiến độ thu hoạch.
Ruộng dứa sau khi trồng được 15-20 ngày
7.2 Xác định số lượng cây cần dặm
Vị trí cây cần dặm là vị trí bị mất khoảng, không có cây dứa mọc theo mật độ khi trồng. Số lượng cây cần dặm chính là tổng số cây bị chết hay bị sâu bệnh hại làm cây không mọc được trên ruộng dứa.
Vị trí cây cần dặm
Căn cứ vào tỷ lệ cây giống bị chết, hư hỏng không mọc được để xác định lượng cây giống cần trồng dặm. Ví dụ: Sau khi kiểm tra đồng ruộng thấy tỷ lệ cây sống chỉ đạt 90% tức là tỷ lệ không mọc được là 10%. Vậy lượng cây giống cần để dặm bổ sung bằng 10% của lượng giống trồng cho 1.000 m2 (1 công Nam Bộ) sẽ là: 5.000 cây x 10% = 50 cây.
7.3 Chuẩn bị cây giống
Nên lựa chọn những cây giống tốt để sau khi dặm phát triển theo kịp các cây dứa đã trồng trước.
Cây giống để dặm
8. Dặm cây dứa (thơm)
8.1 Tạo lỗ trồng
Đục lỗ ngay tại vị trí cây chết, đảm bảo lỗ đào thẳng hàng với những cây khác.
Đục lỗ trồng dặm
8.2 Tiến hành trồng dặm
- Chuyển cây giống lại vị trí cần dặm.
- Đặt cây con vào vị trí lỗ trồng đã đục sẵn.
- Lấp đất chặt vào gốc.
Trồng dặm
- Sau khi dặm xong cần kiểm tra xem có còn cây nào bị sót không, nếu có cần trồng bổ sung ngay.
9. Chăm sóc sau khi dặm cây
- Tưới nước đẫm sau khi trồng.
Tưới nước sau khi dặm
- Thường xuyên kiểm tra chuột hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Nguồn: Giáo trình trồng cây dứa - Bộ NN&PTNT Xem thêm chủ đề: cây dứa, cây thơm, cây khóm, trồng trọt, chăm sóc FLC Sầm SơnTừ khóa » Trồng Dứa Mật
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Giống Cây Dứa Mật
-
Gia Lai: Biến đồi Dốc Thành Trang Trại Trồng Dứa Mật Cho Lợi Nhuận ...
-
Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Khóm (cây Dứa)
-
Cây Dứa Mật - Giong Cay Trong
-
Cây Giống Dứa Mật Khỏe đẹp Năng Suất Cao
-
Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Dứa Cayen áp Dụng Tưới Nhỏ ...
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Dứa MD2 - YouTube
-
Dứa Mật MD2 Siêu Ngọt Ăn Không Rát Lưỡi - Hàng Xuất Khẩu
-
Học Ngay Cách Trồng Dứa Siêu Nhanh Từ Phần Ngọn Bỏ đi đơn Giản ...
-
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC DỨA
-
Kĩ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Dứa Cho Mùa Bội Thu
-
Kỹ Thuật Chuẩn Bị Cây Dứa (thơm) Con để Trồng
-
Xuất Hiện Loại Dứa Lạ, Thịt Trong Suốt Chảy Mật Vàng ươm ăn Không Rát