Kỹ Thuật Trồng Cây Mai Tứ Quý - Wiki Phununet

Kỹ thuật trồng cây mai tứ quý: Mai tứ quý ( Ochna atropurpurea) là một loại hoa mai có hoa màu vàng thuộc chi Ochna của họ (Ochnaceae), còn được gọi là nhị độ mai, tức mai nở hai lần, trước vàng sau đỏ.

Tập tin:Starr 080313-3397 Ochna serrulata.jpg

Mai tứ quý:

Mai tứ quý (danh pháp hai phần: Ochna serrulata) là một loại hoa mai có hoa màu vàng thuộc chi Ochna của họ Ochnaceae, còn được gọi là nhị độ mai, tức mai nở hai lần, trước vàng sau đỏ. Loại này nở hoa quanh năm, tùy theo đặc trưng của từng dạng mai, có tên gọi khác nhau. Mai tứ quý Việt Nam cao khoảng 2-3m, còn những loài mai tứ quý ở Thái Lan và một số nước khác thuộc châu Á thì có thể cao đến 8m, hoa có đường kính khoảng 4 cm. Cây ra hoa từ tháng 2 đến tháng 5 DL, có trái từ tháng 4 đến tháng 6. Người ta có thể nhân giống mai tứ quý bằng hạt, chiết cành hoặc giâm cành.

Trên thế giới có nhiều loài mai vàng, đài hoa đỏ giống như mai tứ quý Việt Nam nên "mai tứ quý" nói chung có những tên khoa học khác nhau: Ochna atropurpurea; Ochna atropurpurea DC; Ochna integerrima; Ochna serrulata...

Người nước ngoài thường gọi mai tứ quý là "cây chuột Mickey" (Mickey-mouse plants), vì họ liên tưởng đài hoa đỏ và trái đen giống như gương mặt của con chuột nổi tiếng này (chuột trong phim hoạt hình). Mai tứ quý Việt Nam thường có hai tầng cánh, còn mai tứ quý nước ngoài chỉ có một tầng cánh, lá màu xanh đậm. Chúng sống trong môi trường có độ ẩm vừa phải, đất nhiều mùn và có ánh sáng từ 30 đến 50%

Kỹ thuật gieo trồng mai tứ quý

Khi nở các cánh hoa màu vàng, khi cánh hoa rụng thì phần còn lại màu đỏ, sau đó các hạt có màu xanh và cuối cùng các hạt có màu đen nhánh. Hạt mai tứ quí rất dễ mọc, sinh trưởng nhanh nên người ta thường nhân giống bằng hạt hoặc trồng bằng các cây con tìm được.

Chọn những hạt mai đã già, có màu đen nhánh, rụng dưới đất để làm giống là tốt nhất. Ngâm hạt trong nước ấm 50-520C (2 sôi, 3 lạnh) trong 8-10 giờ để kích thích hạt nhanh nẩy mầm. Chú ý thay nước vài lần, vớt ra đem ủ trong cát ẩm hoặc vải ẩm vài ngày cho hạt nứt nanh thì đem gieo.

Mai tứ quý

Đất ương hạt được làm kỹ, có trộn thêm phân chuồng hoai mục, lên luống cao để chăm sóc khi cây mọc cao khoảng 10-15cm thì ra ngôi, tiếp tục chăm sóc tới lớn mới đem trồng vào chậu được. Trong thời gian đầu chỉ tưới nước lã đủ ẩm cho cây, không nên tưới đạm hoặc nước giải cây con dễ chết do bị xót rễ. thường xuyên xới phá váng cho cây lớn nhanh. Đất ra ngôi cây con cũng làm kỹ, lượng phân bón lót cho 1m2 gồm: 3-5kg phân chuồng + 300g lân + 150g đạm hoặc dùng 2kg phân hữu cơ vi sinh. Cũng có thể dùng 40% hỗn hợp này + 60% đất màu tơi xốp để đóng bầu, ra ngôi với kích thước 8 x 15cm rồi xếp thành các luống tập trung để dễ chăm sóc. Cứ 2 tháng bón thúc cho cây 1 lần bằng phân chuồng hoai mục trộn thêm 5-7% đạm với khối lượng 1-2 kg/m2. Thời gian chăm sóc cây giai đoạn ươm khoảng từ 6-8 tháng cây cao khoảng 40-50cm thì đem trồng vào chậu được. Mai tứ quí là cây lâu niên, trồng càng già càng lâu, càng cỗi mới càng đẹp và càng quí do đó nên chọn các chậu lớn, có đường kính trên 30cm để trồng, đất trồng mai nên chọn các loại đất màu, đất bùn ao đã được phơi khô nỏ lâu ngày để bay hết các chất độc. Lót một lớp mỏng sỏi dưới đáy chậu cho dễ thoát nước rồi xếp các cục đất nỏ có đường kính 2-3cm vào có trộn thêm phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh đến khoảng 2/3 chậu, đặt cây vào giữa chậu và tiếp tục bổ sung đất nhỏ và phân cho tới gần miệng chậu. Sửa cây ngay ngắn, nện chặt và tưới nước đủ ẩm. Thời gian đầu nên để cây nơi có bóng râm, sau đó đưa dần ra nơi sáng và cuối cùng đưa ra nơi có nhiều ánh nắng thì mai sinh trưởng khoẻ, sớm ra hoa và có màu hoa đẹp. Thời gian cây mai còn nhỏ thì cứ 2-3 năm thay chậu 1 lần bằng các chậu lớn hơn. Kết hợp với thay chậu là thay đất có bổ sung phân và cắt bỏ bớt các rễ già, trồng lại vào chậu mới. Công việc này nên làm vào mùa xuân hàng năm là thích hợp, tránh làm vào mùa khô sẽ gây hại cho cây. Mỗi năm nên bón thúc cho cây trong chậu 3-4 lần, cách nhau 3-4 tháng. Trước mùa xuân giúp cho cây phát triển cành lá; trước mùa thu giúp cho cây tăng cường dinh dưỡng để nẩy chồi, phát nụ, trổ hoa v.v.

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC MAI.

Nhìn chung không quá phức tạp, tuy nhiên để có một cây mai theo ý muốn của nguời chơi, ngoài những kỹ thuật thường áp dụng như tỉa cành tạo tán, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh việc trồng và chăm sóc mai cần chú ý một số điểm sau:

1. Chọn đất trồng mai:

Đất trồng mai trên vườn, líp: Cây mai phát triển tốt trên đất thịt nhẹ có nhiều chất hữu cơ, đất không chua, không bị nhiễm phèn, mặn hoặc các hoá chất độc hại. Đất trồng mai trong chậu: cần chọn loại đất có các tính chất như trên, trộn theo tỷ lệ khoảng 70-80% đất và 20-30% phân hữu cơ hoai mục theo trọng lượng đất trong chậu.

2. Kỹ thuật bón phân

a Mai trồng trên vườn, liếp:

Bón lót khi trồng:

Phân chuồng (phân trâu bò, tro trấu, sơ dừa…) đã qua ủ khoảng 5-10 kg/gốc, vôi bột khoảng 200-300 gr/gốc + 50-100gr lân Đầu Trâu. Toàn bộ lượng phân này được trộn đều trong hố (hoặc rãnh) trước khi trồng cây con. Bón thúc:

Sau khi trồng khoảng 10-15 ngày, cây bắt đầu ra rễ mới, dùng phân NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu hoà loãng để tưới, lượng phân sử dụng từ 50-100 gr/10-15 lít nước, khoảng 20-30 ngày tưới 1 lần. Khi mai đã lớn, lượng phân bón cũng được tăng dần và khoảng cách các lần bón phân xa hơn. Loại phân bón qua đất thích hợp cho mai là NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 16-12-8-11+TE. Lượng bón khoảng 20 -50 gr/gốc/lần bón, cách khoảng 1-2 tháng bón 1 lần.

Khi mai đã cho hoa ổn định: Hàng năm cần bón bổ sung phân hữu cơ từ 5-10 kg/gốc. Sử dụng loại phân NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 16-12-8-11+TE bón mỗi năm khoảng 3-4 lần với lượng bón như trên vào các đợt: sau khi tàn hoa (sau dịp Tết), cắt tỉa cành; đầu mùa mưa; giữa mùa mưa và trước khi mai nở hoa khoảng 1-1,5 tháng. Cần bón phân theo hốc, theo rãnh sâu từ 5-7 cm theo tàn lá của cây, bón vào vùng có nhiều rễ non phát triển, sau đó lấp đất, giữ ẩm vào mùa khô, thoáng gốc vào mùa mưa.

b. Mai trồng trong chậu

Tuỳ theo kích thước chậu, lượng bón có thể thay đổi từ 20-50 gr/chậu cho 1 lần bón. Với chậu lớn, cây mai nhiều tuổi có thể bón khoảng 50-80 gr/chậu. Tạo rãnh xung quanh thành chậu, sâu khoảng 3-5 cm, rải phân đều vào rãnh, lấp đất và tưới đủ ẩm. Tránh làm đứt rễ, cây dễ bị nhiễm bệnh qua vết thương. Nếu có điều kiện, hàng năm vào đầu mùa mưa nên thay đất trong chậu bằng đất mới tơi xốp, hoặc bổ sung phân hữu cơ đã hoai mục, lượng bón từ 2-3 kg/chậu. Sử dụng phân bón lá: Ngoài việc sử dụng phân bón qua đất, phân bón lá có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sinh trưởng và phát triển, bổ sung các chất dinh dưỡng thiếu hụt trong đất, kích thích ra rễ, ra lá, ra hoa theo ý muốn của người chơi mai. Một số loại phân bón lá được nhà vườn quan tâm đó là: Phân bón lá Đầu Trâu 501 thúc ra chồi ra lá, Đầu Trâu 701 thúc ra bông và Đầu Trâu 901 có tác dụng dưỡng bông giúp bông lâu tàn và có màu sắc đẹp. Tương tự nhóm sản phẩm phân bón lá Đầu Trâu 005, Đầu Trâu 007, Đầu Trâu 009 cũng có hiệu quả cao đối với tất cả các loại mai cảnh.

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ MAI CÓ TÁN THEO Ý MUỐN?

Theo lẽ tự nhiên vốn có cành nhánh mai bao giờ cũng tự phát triển vươn dài lên phía trên hoặc chĩa ra xung quanh, tùy theo vị trí của cành nằm ở đâu. Và mỗi khi nhánh chính phát triển mạnh thì bao giờ nó cũng kìm hãm những nhánh nhỏ phía dưới phát triển chậm hoặc không phát triển vươn dài ra được. Vì thế sau khi cây mai mua về từ các cơ sở sản xuất (đã được chủ vườn tạo tán rất đẹp) thì chỉ sau một thời gian là cành nhánh cứ thế phát triển dài thêm ra, không theo ý muốn của chủ nhân.

Khắc phục tình trạng này xin mách bạn một kinh nghiệm hay của “nghệ nhân” Tư Bay ở phường An Phú Đông (Q.12, TP. Hồ Chí Minh)như sau: Sau tết đốn tỉa bớt cành của nhánh mai ghép (đốn hơi đau một chút). Bón phân tưới nước chu đáo để cây mai ra tược mới, do tược mới thường ra nhiều nên chỉ để lại một số tược cần thiết theo đúng yêu cầu, số còn lại phải tỉa bỏ để tập trung dinh dưỡng nuôi những tược để lại. Khi tược mọc dài được 3-4 tấc thì dùng cây tre, trúc hay cây tre lớn cỡ ngón tay cái cắm xung quanh mép trong của chậu mai, mỗi cây cách nhau khoảng 10-15 phân (nhìn giống như một hàng rào cắm xung quang chậu mai). Chiều cao của cây cắm là bao nhiêu thì tùy thuộc vào ý đồ định tạo tán của mình (thường cắm cao khoảng 1,5-2m là vừa). Sau khi cắm dùng dây mềm buộc những nhánh mai vào cây cắm, khi buộc nhớ chia số nhánh phân bố đều xung quanh tán cây. Khi nào nhánh mai phát triển dài tới độ theo ý muốn thì cắt ngọn, sau khi bị cắt ngọn một thời gian nhánh mai sẽ mọc ra những nhánh phụ ở phía dưới chỗ cắt, do được tập trung dinh dưỡng và không bị nhánh chính kìm hãm nên những nhánh phụ sẽ phát triển mạnh và mập mạp. Khi các nhánh phụ phát triển dài, nếu muốn cho ra thêm nhiều nhánh nữa để tàn mai dầy dặn thì tiếp tục cắt ngọn các nhánh phụ để nhánh phụ ra thêm nhánh con kế tiếp… Trong quá trình ra nhánh của cây phải thường xuyên quan tâm “chỉnh lý”, buộc, cột, uốn nắn các nhánh ra sau vào cây cọc để tạo cho cây có tán theo ý muốn. Dùng dây nhôm quấn, uốn sửa những nhánh phát triển chưa theo ý muốn của mình. Đến đầu tháng chạp âm lịch gỡ bỏ dây nhôm, khoảng rằm tháng chạp thì tiến hành lặt lá. Nếu làm được như vậy Tết đến bạn sẽ có một cây mai có tán đẹp và bông phân bố khá đều xung quanh cây.

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ MAI NỞ HOA ĐÚNG TẾT?

Việc điều khiển cho cây hoa Mai nở hoa vào đúng dịp Tết Nguyên Đán là một việc làm không phải đơn giản vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, những người chưa có kinh nghiệm ít nhiều sẽ dễ bị thất bạiMuốn cho cây Mai nở hoa đúng Tết thì phải canh ngày lẩy (lặt) lá Mai sao cho đúng lúc. Đây có thể được coi là yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất. Với loại Mai vàng 5 cánh thường người ta lẩy lá vào rằm tháng chạp nếu là những năm không có biến động gì lớn về thời tiết trong tháng chạp. Nếu trong tháng chạp trời nắng, nóng hoặc có gió chướng mạnh thì Mai sẽ nở sớm hơn vì thế phải lẩy lá Mai trễ hơn (có thể lẩy từ ngày 17-20 tháng chạp). Ngược lại nếu năm nào mưa nhiều, mùa mưa chấm dứt muộn, thời tiết tháng chạp lạnh nhiều hoặc ít gió chướng thì thường Mai sẽ nở trễ hơn, vì thế nên lẩy lá Mai vào trước ngày rằm (khoảng 10-13 tháng chạp). Những năm có tháng nhuận hoặc những năm lập Xuân sớm thường Mai cũng nở sớm, vì thế cũng phải lẩy lá Mai trễ hơn so với những năm không có nhuận hoặc lập Xuân trễ. Những cây Mai trồng ở nơi có đất tốt, phát triển tốt thường nở hoa trễ hơn so với những cây Mai trồng ở nơi đất xấu, còi cọc, vì thế chúng phải được lẩy lá sớm hơn. Những giống Mai có nhiều cánh (12 cánh trở lên) thường nở hoa trễ hơn giống Mai vàng 5 cánh khoảng 5-7 ngày, vì thế phải lẩy lá sớm hơn. Theo kinh nghiệm dân gian người ta thường canh ngày lẩy lá Mai làm sao để đến ngày 23 tháng chạp nụ hoa bung vỏ lụa (búp vỏ trấu), khi đó hoa sẽ nở đúng vào Tết. Nếu đến ngày 23 tháng chạp nụ hoa chưa bung vỏ lụa thì cần tìm cách “đưa” cây Mai ra chỗ nắng (nếu có thể được), tưới nước vào buổi trưa hoặc tưới nước nóng âm ấm tay. Ngược lại nếu nụ hoa đã bung vỏ lụa trước ngày 23 tháng chạp thì tìm cách đưa cây Mai vào chỗ râm mát, tưới nước vào sáng sớm, tưới thêm phân đạm pha loãng để làm chậm lại thời gian nở hoa. Trên đây là một vài kinh nghiệm cơ bản nên áp dụng và rút tỉa dần kinh nghiệm để giúp cho những cây Mai nở hoa vào đúng dịp Tết

Kỹ thuật trồng hoa cẩm chướng Kỹ thuật trồng hoa cúc đón tết Cách trồng hoa hướng dương cho hoa đẹp Kỹ thuật trồng hoa cánh bướm

Hướng dẫn trồng hoa đào

(St)

Từ khóa » Gieo Hạt Mai Tứ Quý