Kỹ Thuật Trồng Cây Mía để đem Lại Hiệu Quả Cao Nhất - Việt Âu Group

Mía là một loại cây có giá trị kinh tế cao được nhiều bà con trồng nhiều trên khắp vùng miền. Những không phải bà con nào cũng biết về kỹ thuật trồng cây mía sao cho hiệu quả. Bài viết này Việt Âu sẽ giúp bà con hiết biết hơn về cây mía nhé.

Đặc điểm sinh thái của cây mía

Mía là loại cây dễ trồng nhưng không phải đất nào cũng trồng được, cây mía thường được trồng ở nhiệt đới và á nhiệt đới, sức sống cao, có khả năng thích ứng rộng. với một số cây trồng khác thi cây mía có khả năng sử dụng tới mức cao nhất ánh sáng mặt trời đồng hóa CO2. Để cây mía có sự sinh trưởng và phát triển bình thường cần phải có một số yêu cầu nhất định về khí hậu đất đai, mùa vụ… Cùng tìm hiểu về sinh thái của cây mía nhé.

ky-thuat-trong-cay-mia-1

Cần tìm hiểu kỹ hơn về kỹ thuật trồng mía sao cho hiệu quả

Nhiệt độ 

Mỗi cây mía thường cần một lượng nhiệt nhất định trong suốt cả quá trình phát triển của nó. Mỗi thời kỳ sinh trưởng của mía cần những khoảng nhiệt độ thích hợp riêng. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp, vận chuyển và quá trình tích lũy đường. Nhiệt độ biến đổi khoảng 30-40 độ C, tốc độ quang hợp của cây mía về cơ bản không thay đổi. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ làm giảm tốc độ quang hợp của cây.

Ánh sáng

 Ngoài nhiệt độ thì ánh sáng là yếu tố có vai trò quan trọng trong hoạt động sinh lý cây trồng. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây mía cần có cường độ ánh sáng mạnh. Khi cường độ ánh sáng tăng, hoạt động quang hợp ở bộ lá cũng tăng lên. Nếu thiếu ánh sáng, mía sẽ phát triển yếu, hàm lượng đường trong mía thấp, cây dễ mía thấp, cây dễ bị sâu bệnh tấn công. Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, cây mía cần khoảng 2.000 – 3000 giờ chiếu sáng, ít nhất cũng phải từ 1200 giờ.

Độ ẩm trong đất

Trong thân cây mía chứa trên 70% khối lượng là nước. Do đó nước đối với đời sống cây mía là không thể thiếu được. Nước tham quan quá trình quang hợp tổng hợp chất khô, nước là môi trường hòa tan là không thể thiếu được, Nước quan trọng nhất trong quá trình tổng hợp chất thô. Nước giúp môi trường hòa tan các chất dinh dưỡng, nhờ đó mà cây có thể hấp thụ được. 

Đất đai

Đất đai là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây mía. Loại đất phù hợp nhất cho cây mía là những loại đất xốp, sâu và có độ phì nhiêu cao. 

Kỹ thuật trồng cây mía đạt năng suất cao

Hãy cùng tìm hiểu kỹ thuật trồng mía để đạt năng sống cao, giúp bà con không lo mía mất mùa và sâu đục khoét.

Phân bón sẽ giúp một phần nào cho cây phát triển nhanh hơn

Chuẩn bị đất trồng

Nên chọn đất lúa không chủ động nước, hoặc đất một vụ lúa 1 vụ màu mà tổng thu nhập các cây lương thực quy ra thóc cả năm dưới 7 tấn/ha. Loại đất này nếu trồng mía đúng kỹ thuật có thể đạt năng suất từ 80-90 tấn/ha trở lên một cách ổn định

  • Phải xây dựng được hệ thống tưới tiêu hoàn chỉnh, không được để đọng nước quá 24 giờ.
  • Phải bón vôi hợp lý để cải tạo độ chua
  • Phải phá tầng đế cày bằng cày không lật
  • Những nơi có nguồn nước cần tranh thủ tưới trong các hạn nặng

Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cây mía

Mía có thể trồng ở nhiều đất khác nhau ờ nước ta, trong đó những điều kiện khi hậu và đất đai rất khác nhau. Tuy vậy, mía có nhu cầu về các chất dinh dưỡng. phân hữu cơ lớn để cung cấp cho cây mía. Phần vô cơ giữa vai trò quyết định trong chế độ dinh dưỡng các cây mía. Đạm và kali là những yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu trong thân cây mía.

Bắt đầu trồng cây mía vào mùa nào để đạt năng suất cao nhất

Thời vụ trồng mía thường được trồng làm 2 vụ, vụ chính là vụ phụ. Do nước ta có sự phân hóa khí hậu từ Bắc vào Nam nên thời vụ trồng mía của từng vùng thường khác nhau. Cụ thể: 

  • Miền Bắc: thường có 2 vụ chính: vụ đông xuân (tháng 11-3) và vụ phụ xuống giống vào tháng 9 và thu hoạch và tháng 10-1 năm sau.
  • Tây Nguyên: vụ mía bắt đầu vào mùa mưa (tháng 4-6), với những vùng có thể chủ động được nguồn nước tưới thì bà con có thể trồng mía vào tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
  • Đông Nam Bộ:  được bắt đầu và mùa là tháng 5-6 và thu hoạch vào tháng 3-4 năm sau. Vụ cuối mùa mưa thường bằng đầu trồng vào tháng 10-11 và thu hoạch vào tháng 8-9 năm sau.
  • Vùng Tây Nam Bộ: do đặc thù có mùa mưa kéo dài, nên vụ mùa chính thường bắt đầu vào tháng 4-6 và thu hoạch vào tháng 1-3 năm sau.

Kỹ thuật tưới nước và bón phân cho cây mía

Trước khi trồng cây mía bạn cần nên tìm hiểu những kỹ năng kỹ thuật bón phân và tưới nước sao cho phát triển nhất có thể.

ky-thuat-trong-cay-mia-3

Tưới nước cho cây sẽ giúp cây mau phát triển hơn

Kỹ thuật tưới nước cho cây mía

  • Chỉ cần tưới nước bổ sung cho mía vào những thời kỳ khô hạn kéo dài, đặc biệt là thời gian cây mọc mầm, đẻ nhánh và bắt đầu vươn long. Ngưng tưới cho cây mía trước khi tiến hành thu hoạch 1 tháng
  • Tưới nước: tùy và điều kiện bà con có thể thực hiện những phương pháp tưới nước cho mía được mọi người áp dụng phổ biến như tưới nhỏ giọt, tưới thấm, tưới phun và tưới tràn theo từng gốc mía.
  • Cần tưới lượng nước là 40 đến 50mm/ 1 lần, tương đương với 400 đến 500 m3. Tưới theo định kỳ 1 đến 2 lần/ tháng theo đúng chuẩn kỹ thuật trồng mía nhé.

Kỹ thuật bón phân cho cây mía

  • Bón phân lót: lượng phân hữu cơ, phân lân cùng với 1/3 lượng đạm và 1 đến 1/3 lượng kali. Trường hợp cần phải tiêu diệt mối và bọ hung  thì cần bó thêm thuộc trừ sâu theo phép sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất
  • Tiến hành bón thúc lần 1: khi mía phát triển tới giai đoạn có từ 4 đến 5 lá, thực hiện bón 1/3 lượng đạm dùng với 1/3 lượng Kali.
  • Tiến hành bón lần 2: khi mía phát triển tới giai đoạn có 9 đến 10 lá, bón 1/3 lượng đạm cùng với 1/3 lượng Kali. Nếu đất trồng mía bị khô hạn hoặc nhiễm phèn mặn thì bà con cần phải bón bổ sung thêm 1 lần qua lá.

Cây mía được rất nhiều bà con lựa chọn để trồng, những trước khi lựa chọn trồng mía. Các bà con nên tìm hiểu thật kỹ về kỹ thuật trồng cây mía sao cho hợp lý mà không lo mía bị mất mùa nhé.

CTY TNHH XÂY DỰNG NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ VIỆT ÂU GROUP

– Địa chỉ: 28C6, DN4, Phường Tân Hưng Thuận, Quận 12, Tp.HCM – Hotline: 0932093899 – 02 866 815 899 – Email: vietaugroup.vn@gmail.com

Từ khóa » Cây Mía đất