KỸ THUẬT TRỒNG CÂY NHO PHÁP LÙN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
Có thể bạn quan tâm
Cây nho là một cây độc, lạ, chịu hạn tốt, chùm đẹp nên rất hiện nay các anh chị rất muốn trồng nho nhưng thực sự bị rối khi tìm hiểu kỹ thuật trồng nho pháp, nho ninh thuận vì thông tin trên mạng viết đủ thứ không biết đâu mà lần. Bài viết này chúng tôi xin hướng dẫn tổng hợp các kỹ thuật trồng nho pháp lùn dành cho những mới bắt đầu.
Đất trồng: Cây nho có thể trồng trên đất cát, đất thịt thậm chí cả đất lẫn sỏi đá trên sườn đồi, nếu đầu tư phân khoáng và phân hữu cơ lượng cao hơn, tưới nước và thoát nước tốt. Đất tốt nhất cho trồng nho là loại đất phù sa ven sông và pH thích hợp nhất là 6,5
Hố trồng: Kích thước hố 50x50x50 cm, nếu thùng xốp phải chọn loại 100 lít. Bón lót bằng phân hữu cơ 8-10kg/ hố.
Gieo hạt: Trước tiên, bạn đặt hạt giống nho vào khăn giấy đã được thấm hoặc xịt lên một ít nước sạch với một lượng vừa đủ ẩm sẵn và gói lại nhẹ nhàng cho vào bọc nylon, cột miệng bọc lại và đem bọc đặt ở ngăn mát tủ lạnh. Lâu lâu, bạn hãy mở bọc nylon ra xem thử, nếu khăn giấy quá ướt thì bạn hãy bỏ thêm khăn giấy vào, nếu quá khô thì bạn hãy xịt thêm ít nước để hạt giống có độ ẩm thích hợp cho việc nảy mầm.
Trồng cây: Khi cây con mọc cao khoảng 8 cm, bạn hãy đem cây trồng vào chậu rộng khoảng 10 cm. Để có những cây nho khỏe mạnh nhất, bạn nên để các cây con trong nhà hoặc nhà kính cho đến khi cây đạt độ cao khoảng 30 cm, có bộ rễ khỏe mạnh và có ít nhất 5-6 chiếc lá.
Làm giàn: Vì là cây ăn trái lâu năm nên bạn nên đầu tư làm gian bằng nhôm, sắt dạng khung ống tuýp nước, dùng dây điện thoại để chăng dây cho nho leo.
Làm cỏ: Điều này rất quan trọng để cây nho có nhiều trái hay không là do khâu này. Bạn phải thường xuyên dọn dẹp gốc nho luôn sạch sẽ nếu không cây sẽ bị chết. Bởi gốc nho không được vệ sinh sạch sẽ dẫn tới các loại sâu bệnh.
Tưới nước: Rễ nho là nơi dự trữ dinh dưỡng của cây, đặc biệt mẫn cảm với tình trạng thiếu oxy nên nho không chịu được úng. Mùa nắng cần tưới nhiều, mùa mưa đôi khi cũng cần tưới.
Cắt tỉa cành: Khoảng 4-5 tháng sau khi trồng, khi các cành cấp 2 đã hóa gỗ, thân màu nâu, mắt đã nổi rõ thì tiến hành để cho ra trái bằng cách cắt hết cành có lá, chỉ để lại cành có quả, mầm dự trữ ở chân cành quả (sau quả vụ sau). Những cành to khỏe dài hơn 1m thì cắt cành ở vị trí mắt thứ 6 – 8, các cành nhỏ, ngắn cắt ở vị trí mắt thứ 1 – 2 để tạo cành dinh dưỡng cho vụ thu hoạch sau. Sau cắt cành khoảng 20 ngày cây bắt đầu ra hoa, 25-30 ngày đậu trái.
Từ khóa » Cách Trồng Nho Pháp Lùn
-
Chia Sẻ Cách Trồng Nho Pháp Lùn Từ Hạt Đơn Giản
-
Cách Trồng Nho Lùn Pháp Cho Quả “sai Chĩu Cành” - .vn
-
Hạt Giống Nho Lùn Trồng Chậu
-
Cách ươm Hạt Nho Lùn Pháp Cho Tỉ Lệ Nảy Mầm Cao - YouTube
-
Cách Trồng Nho Pháp Trong Chậu Sai Trĩu Quả - YouTube
-
Giống Nho Pháp Lùn Quý Hiếm Cho Quả Sai Lúc Lỉu Sau Hơn 6 ...
-
Cách Trồng Giống Nho Lùn Pháp Làm Cảnh BonSai Trĩu Quả
-
Nho Lùn Là Cây Gì? Hướng Dẫn Trồng Và Chăm Sóc
-
Cách Trồng Nho Pháp Lùn & Nên Trồng Nho Vào Mùa Nào?
-
Kỹ Thuật Trồng Nho Pháp Lùn Cho Người Mới Bắt Đầu
-
Cách ươm Hạt Nho Lùn Pháp Cho Tỉ Lệ Nảy Mầm Cao | Phụ Nữ Sức Khỏe
-
Hạt Giống Nho Pháp Lùn - Cách Trồng Nho Pháp Tại Nhà
-
Trọn Bộ Trồng Và Chăm Sóc Giống Nho Pháp Lùn
-
Sự Thực Về Khái Niệm Cây Nho Pháp, Nho Lùn F1 Trên Thị Trường