Kỹ Thuật Trồng Cây Quýt Thái - Ba Vì
Có thể bạn quan tâm
www.nuibavi.com
Nuibavi Kỹ thuật trồng câyKỹ thuật trồng cây Quýt Thái
Quýt thái không hạt có nguồn gốc từ Thái Lan. Cao tối đa 3.5m. Tàn trong vòng 2m. Ra trái sau thời gian 24 tháng nếu trồng từ cây ghép. Khả năng phát triển mạnh. Chịu được các vùng đất phèn, mặn. Trái quýt thái không hạt vỏ màu vàng, bên trong không có hạt hoặc hạt lép. Độ ngọt và dinh dưỡng rất cao. Quýt thái vốn là giống ưa nắng nên chỉ phát triển ở những nơi có nắng đầy đủ. Nếu trồng chậu thì nên dùng cây ghép. Chậu tối thiểu để trồng quýt có đường kính 0.4m. 1, Tiêu Chuẩn Chọn Giống: Chọn giống biết rõ nguồn gốc, bố mẹ có phẩm chất tốt (trái thơm ngon, màu sắc trái xanh vàng, bề mặt vỏ sần, trái hình cầu, hơi dẹp hai đầu, thịt trái màu cam, mềm, nhiều nước…), lá hình trứng màu xanh đậm, trọng lượng trung bình 250g, ít hạt. 2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng: Cây có múi thường được trồng vào đầu mùa mưa để đỡ công tưới, tuy nhiêm cũng có thể trồng được quanh năm nếu chủ động nguồn nước tưới. Tuỳ theo giống, đất đai, khí hậu, khoảng cách trồng có thể : 5 x 4m, 4 x 4m, 3 x 4m. 3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng: Trước khi trồng cày sâu 40 – 45cm, bừa nhỏ và phẳng, nhặt hết cỏ. Đào hố rộng 60 -80cm, sâu 60cm; - Dùng đất tốt như đất mặt ruộng, đất bãi bồi ven sông … để đắp mô. Mô có hình tròn, đường kính 0,6 – 0,8 m; cao 0,3 – 0,5 m (tùy theo điều kiện tưới tiêu của từng vùng mà đắp mô cho phù hợp). Đất đắp mô có thể trộn thêm phân hữu cơ để hạ phèn đồng thời là nguồn thức an cho vi sinh vật có lợi trong đất hoạt động, tưới nấm Trico để ngừa vàng lá thói rể doFusarium gây ra, xử lý đất bằng Furadan để trừ côn trùng cắn phá rể non. 4, Phân Bón Lót: Bón phân theo lượng như sau: phân hữu cơ: 30 – 50kg + Supe lân: 250 – 300 gam + Kali: 200 – 250 gam + Vôi bột 1 kg. Trước khi trồng nên trộn tro trấu, phân chuồng hoai mục vào mô, xử lý đất bằng Furadan để trừ côn trùng. 5, Kỹ Thuật Trồng Cây Quýt Thái: Tốt nhất là khi nhổ cây con từ vườn ươm đem trồng nên có bầu đất. Nếu không có đất thì phải lấy bùn nhão bọc rễ. Khi trồng, đặt cây con vào giữa hố đã được đào sẵn, bộ rễ được rải hoàn toàn dễ chịu , đắp đất xong thì hơi nhẹ tay kéo cây con lên một chút. Trồng quýt đường xong phải tưới nước, cắm cành chống đổ, phủ rơm cỏ quanh gốc để giữ độ ẩm cho đất, ngắt bớt một phần lá và cành yếu để tăng tỉ lệ sống cho cây. 6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Quýt Thái: 6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ: Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần. 6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình: Khi cây hồi phục sau trồng, cắt ngọn để cây chỉ cao 30 - 40 cm, để 6-8 mầm khoẻ cách nhau 7 - 10 cm từ mầm nẩy ra từ gốc ghép. Quýt ra hoa trên cành non mới sinh nên cần đốn bỏ cành già, cành bệnh để kích thích cây ra cành mới (nên bón phân trước khi đốn). 6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Quýt Thái: Tùy theo đất, giống và tình trạng dinh dưỡng của cây mà quyết định lượng phân bón thích hợp, cần cung cấp đầy đủ đạm, lân, kali; bổ sung thêm phân hữu cơ và vi lượng để cây đạt năng suất cao - Đối với cây 1 – 2 năm tuổi: + Phân đạm: nên pha phân vào nước để tưới, 2 – 3 tháng tưới một lần. + Phân lân và kali: Bón một lần vào cuối mùa mưa. - Đối với cây trưởng thành: chia làm 4 lần bón/năm. * Lần 1: Trước khi cây ra hoa: bón 1/3 Urê * Lần 2: Sau khi đậu trái 6 – 8 tuần: bón 1/3 Urê + 1/2 kali. * Lần 3: Trước thu hoạch trái 1 – 2 tháng: bón 1/2 kali còn lại. * Lần 4: Sau khi thu hoạch trái bón toàn bộ lân và 1/3 Urê. - Kết hợp bón 10 – 20kg phân hữu cơ/gốc/năm. - Cách bón: Dựa theo tán cây để bón, cuốc rãnh sâu 5 – 10cm; rộng 10 – 20cm cách gốc 0,5 – 1m (tùy tán cây); cho phân vào, lấp đất lại và tưới nước. - Khi cây giao tán nên dùng cuốc xúp nhẹ lớp đất xung quanh gốc theo hình chiếu của tán, cách gốc khoảng 50cm. Tưới đẫm liếp trước, sau đó rải phân thẳng lên mặt liếp. Hằng năm cần bón thêm phân hữu cơ cho cây nhằm vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây, vừa giúp đất tơi xốp, giúp bộ rễ cây phát triển tốt. Nếu bón phân chuồng nên bón phân hoai để giảm ô nhiễm môi trường và hạn chế được nấm bệnh (có trong phân chưa hoai). Cần bón vôi hàng năm với lượng 200 – 500kg/ha/năm có thể bón đến 1.000kg/ha/năm. Để cung cấp thêm vi lượng cho cây, có thể bón thêm phân qua lá vào giai đoạn cây ra lá non và khi trái bắt đầu phát triển nhanh, mỗi lần phun cách nhau 10 – 15 ngày, phun 4 – 5 lần/vụ. 7, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Quýt Thái: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo chỉ dẫn trên nhãn bao bì của từng loại thuốc. + Sâu vẽ bùa: (từ tháng 4 - tháng 10) phun Wofatox 0,1 - 0,2% hoặc BI58 0,2% xen kẽ với sunfat nicôtin 0,2%. + Sâu nhớt: (tháng 2 - 4) Phun Wofatox 0,2% hoặc DDT sữa 25% trước và sau khi nở hoa. + Nhện đỏ (mùa Đông và Xuân): Phun Wofatox 0,1 - 0,2%; hoặc phun Kentan 0,1%. + Nhện trắng: Vệ sinh vườn mùa Đông; phun Wofatox 0,1 - 0,2%; BI 580,1%; Kentan 0,1%. + Sâu đục cành (từ tháng 5 - 6); Diệt sâu trưởng thành: Dùng vợt bắt, dùng Wolfatox 0,1% quấn chặt thân cây và cành to (khi sâu bắt đầu vũ hoá). Trừ sâu non: Cắt cành héo, dùng kẽm luồn vào cành to, hoặc dùng ống tiêm bơm Wofatox hoặc BI58 0,5 - 1% vào đường hầm của sâu non. + Sâu đục thân (tháng 5 - 6): Bắt sâu trưởng thành, dùng móc thép giết sâu non hoặc tiêm Wofatox 1% vào các lỗ có phân mới đùn ra; Sau mùa thu hoạch quả, quét vôi gốc cây; nơi bị nặng cần quét lưu huỳnh - vôi; dùng bông tẩm 6666% hoặc DDT + dầu quả (1:1) nhét vào lỗ sâu và bịt kín miệng. + Sâu đục gốc (tháng 5 - 6): Bắt sâu trưởng thành vào buổi trưa; tiêm, Wofatox 1% vào các lỗ có phân mới đùn ra; Sau mùa thu hoạch quả, quét vôi với gốc cây; nơi bị nặng cần quét lưu huỳnh vôi; dùng bông tẩm 6666% hoặc DDT + dầu quả (1:1) nhét vào lỗ sâu và bịt kín miệng. + Ruồi vàng (tháng 5 -11): Phun Wofatox 0,1% hoặc Dipterex 50% (1:600). + Sâu hại hoa: Rắc bột 666 ở gốc quýt; khi đường kính nụ hoa 2 - 3mm phun DDT sữa 25% 1/300 hoặc 666 (6%); Cách 7 ngày phun 1lần. + Các loại rệp: Ngắt các cành có rệp, phun Wofatox, BI58 hoặc Metinparation 0,1%. + Rầy xám (rầy chổng cánh): Phun Wofatox, BI58, Metinparation 0,1% + Bệnh greening: Trồng cây sạch bệnh; giảm số lượng côn trùng môi giới trong tự nhiên. + Bệnh loét do vi khuẩn: Vệ sinh vườn, cắt bỏ cánh, phun Bordeaux 1%, Zineb 0,5-1%. + Bệnh sẹo: Phun Bordeaux 1%, Zineb 0,5% vào đầu mùa hè. + Bệnh muội đen: Diệt trừ các loại rệp, rầy hại cam; phun Wofatox 0,1%-0,2%, BI58 0,1%. + Bệnh thối nâu: Phun Bordeaux 0,1% hoặc oxychlorua đồng 0,3%. + Bệnh thâm quả: Phun Bordeaux 1% hoặc Zineb 0,5%. 8, Thu Hoạch và Bảo Quản: Thời gian thu hái khác nhau tuỳ thuộc vào giống chín sớm hoặc chín muộn. Thu hoạch khi 1/3 vỏ quả đã chuyển vàng. Nên thu hoạch vào những ngày khô ráo. Trích nguồn Intenert --------------------------------------------------------------------------------------------------- Lưu ý: Thông tin được cung cấp trên Chuyên mục “Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây” chỉ để Tham Khảo, Các bài viết kỹ thuật chăm sóc cây này được chúng tôi sưu tầm, cập nhật từ các bài báo, internet và các trang web nông nghiệp có uy tín, mong muốn giúp người trồng cây tham khảo để có sự chuẩn bị đầy đủ trước khi trồng và chăm sóc cây giống. Nuibavi.com không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về những thông tin được cung cấp trên đây. Tweet Các bài khác- Cách chăm sóc để cây hoa giấy ra hoa đúng dịp tết 2022
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hồng Sếu
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Hoa Hồng
- Kỹ thuật trồng cây Dưa Hấu Tí Hon
- Kỹ thuật trồng cây mướp Hương
- Kỹ thuật trồng cây Bí Ngồi Xanh
- Kỹ thuật trồng cây Bí Đao xanh
- Kỹ thuật trồng cây Dưa Lê Kim Cô Nương
- Kỹ thuật trồng cây Dưa Lưới
- Kỹ thuật trồng cây Ngọc Lan
- Kỹ thuật trồng cây Lan Ý
- Kỹ thuật trồng cây hoa Cẩm Tú Cầu
- Kỹ thuật trồng cây Cau Lùn
- Kỹ thuật trồng Hoa Pansy
- Kỹ thuật trồng cây Hoa Dơn
- Kỹ thuật trồng cây hoa Cúc Susi
- Kỹ thuật trồng cây hoa Cúc Trắng
- Kỹ thuật trồng cây hoa Cúc Sao Băng
- Kỹ thuật trồng cây hoa Cúc Huân Chương
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa ngũ sắc
- Khu di tích K9
- Khu du lịch Long Việt
- Ba Vì Resort
- Khoang xanh Suối tiên
- Vườn quốc gia Ba Vì
- Tản Đà Resort
- Du lịch Ao Vua
- Thiên Sơn - Suối Ngà
- Du lịch hồ Suối Hai
- Trang trại đồng quê
- Du lịch hồ Tiên Sa
- KDL Đảo Ngọc Xanh
- Khu du lịch Đầm Long
- Bất động sản Ba Vì
- Sản phầm nông nghiệp
- Danh thắng Sơn Tây
- Khách sạn Sơn Tây
- Nhà hàng khu Sơn Tây
- Nhà hàng khu Hòa Lạc
- Tour Hà Nội
- Ẩm thực
- Khách sạn ở Hòa Lạc
- Du lịch quanh Ba Vì khác
Từ khóa » Cách Trồng Quýt Hiệu Quả Nhất
-
Cách Trồng & Chăm Sóc Cây Quýt Đường Năng Suất Cao
-
Cây Quýt đường Và Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Cho Năng Suất Cao Quả Ngọt
-
Kỹ Thuật Trồng Quýt đường đơn Giản – Nhanh Cho Trái Lớn
-
Kỹ Thuật Trồng Quýt đường Cho Quả Thơm Ngọt Năng Suất Cao
-
Kỹ Thuật Trồng Cam, Quýt
-
Kỹ Thuật Canh Tác Quýt - Trung Tâm Khuyến Nông Lâm Đồng
-
Hướng Dẫn Trồng Và Chăm Sóc Cây Quýt đường
-
Kĩ Thuật Trồng Cây Quít
-
Cây Quýt đường !! Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Quýt đường Hiệu Quả
-
Phương Pháp Trồng Và Chăm Sóc Cây Quýt Tại Nhà Cho Quả Sai Trĩu, Vị ...
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Quýt Hồng Giúp đạt Năng Suất Cao
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Quýt ở Đông Nam Bộ - YouTube
-
Kỹ Thuật Trồng Quýt đường Năng Suất Cao Từ Chuyên Gia - Sfarm
-
Chi Tiết Cách Trồng Cây Quýt Từ Hạt đạt Hiệu Quả Cao