Kỹ Thuật Trồng Đu đủ Cho Trái To Khỏe đẹp ít Sâu Bệnh - .vn
Hơn nữa, cách trồng nghiêng này rất dễ thu hoạch, dễ phòng trừ sâu bệnh hại, lại ít đổ gãy khi gặp mưa bão. Vì vậy, Fao khuyến cáo bà con, nếu trồng quy mô lớn thì nên áp dụng phương pháp này.
Đủ đủ rất tốt cho sức khỏe, vì nó giàu chất chống oxy hóa, hỗ trợ giảm cân, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, tăng cường sức khỏe xương khớp, hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh tim mạch, phòng bệnh tiểu đường, hen suyễn, ung thư…
Trong bài viết này, Fao sẽ hướng dẫn bà con cách trồng cây đu đủ sao cho cây phát triển khỏe mạnh nhất, trái ra nhiều và chất lượng tốt nhất nhé!
Video: Lấy HOA ĐU ĐỦ ĐỰC Phơi Khô Nấu Nước Uống Đi GIẬT MÌNH Kết Quả Nhận Được | Sống An Lạc.
Thời vụ trồng đu đủ
Thời vụ là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng mạnh tới năng suất thu hoạch đu đủ, vì vậy hãy thực hiện đúng thời điểm để cây được khỏe mạnh, sinh trưởng tốt nhé.
Đu đủ có thể trổ hoa và ra trái quanh năm, tuy nhiên có mùa ra ít trái hay không đậu trái. Vì vậy, để trồng đu đủ cho năng suất cao, trái đẹp, hạn chế sâu bệnh, bạn nên trồng đu đủ vào những thời vụ sau:
- Vùng đất có thể chủ động trong việc tưới tiêu, trồng đu đủ vào mùa mưa (tháng 7 đến tháng 8).
- Vùng đất kém chủ động nước (vùng bị ảnh hưởng bởi nước lũ) trồng sau khi nước rút.
- Khi trồng đu đủ, cây con phải phát triển tới giai đoạn được từ 20 đến 30 ngày tuổi.
Chọn hạt giống cây đu đủ
Hạt giống được dùng để thực hiện cách trồng đu đủ cần có những đặc điểm riêng biệt, yêu cầu riêng để đảm bảo hạt nhanh chóng nảy mầm khi gieo.
Chọn lựa những trái đu đủ chín, cắt bỏ đi phần đầu và phần cuống của quả, lấy hạt ở phần giữa quả thả chúng vào nước, chọn những hạt đen và chìm dưới nước, rửa sạch hế màn nhớt bọc ngoài hạt.
Đem chúng đi hong khô rồi tiến hành gieo ngay. Hạt sẽ nảy mầm đều đặn chỉ sau khoảng thời gian là 10 đến 15 ngày.
Bạn cũng có thể gieo 2 – 3 hạt trong cùng một bầu nhỏ để trừ hao khi hạt ít nảy mầm, sâu bệnh phá hại hoặc để tỉa bớt đi những cây đu đủ đực.
Làm đất trồng đu đủ
Đất trồng đu đủ cần phải cày thật sâu, phải đập nhỏ vừa lên luống có độ cao từ 40 đến 50 cm so với mặt rãnh. Khoảng cách giữa các luống từ 2 đến 2,5 m, mặt luống có độ rộng từ 1,6 đến 2 m (tại những ruộng thấp dễ bị ngập úng thì lên luống càng phải cao hơn).
Đất ở ruộng trồng đu đủ luôn canh phải nhặt đi toàn bộ rễ đu đủ, phơi ải trong khoảng thời gian là 1 đến 2 tháng.
Bón lót một lượng phân hữu cơ là 1 tấn cùng với 0,3kg Bosat/sào. Đào hố trồng có kích thước 60x60x30, tại vị trí giữa luống cách nhau 2m một hố.
Mỗi sào trồng đu đủ với mật độ 80 đến 90 cây, lưu ý trồng cây theo thẳng hàng dọc và thẳng hàng ngang để sau này dễ dàng chằng chống đổ.
Phân hữu cơ cần được ủ hoai, vôi bột bón lót phải bón đều và trộn đều cùng đất đào hố trước khi trồng đu đủ vào trong hố.
Kỹ thuật ươm gieo hạt giống đu đủ
Trong kỹ thuật trồng đu đủ Fao chia nhỏ thành 4 bước chính, mỗi bước tương ứng với một công đoạn. Mỗi công đoạn ấy yêu cần bạn cần thực hiện đúng theo các quy trình mà Fao hướng dẫn để đảm bảo cây đu được khỏe mạnh, phát triển tốt.
1. Ngâm ủ hạt giống
Ngâm hạt đu đủ trong nước ấm theo tỉ lệ 3 sôi 2 lạnh trong vòng 5 giờ, rồi thực hiện ủ hạt trong bao vải coton ẩm từ 4 đến 5 ngày.
Tới khi hạt nứt nanh nảy mầm đều thì đem chúng đi gieo. Riêng đối với hạt giống đu đủ thuần (là loại nông dân tự để giống) thì trong khi ngâm nước, phải loại bỏ đi toàn bộ những hạt nổi, lọc lấy những hạt chìm trong nước, đem chúng đi ủ và tiến hành gieo ươm.
2. Làm bầu gieo cây giống
Sử dụng túi nilon có kích thước 8 x 5cm (phải đục lỗ thoát nước). Lấy đất phù sa hay thịt nhẹ, làm đất thật nhỏ kỹ, trộn đều cùng với phân chuồng hoai mục theo tỷ lệ 3:1. Đóng đầy hỗn hợp đất và phân vào trong túi.
Ấn nhẹ hạt giống vào giữa túi bầu. Chia đều, mỗi bầu gieo một hạt. Phủ một chút đất mịn lên trên. Xếp nhẹ nhàng bầu cây vào khay.
Để tại những vị trí thoáng mát, không có mưa nắng và tưới để giữ ẩm cho cây hàng ngày. Nếu bạn có mục đích là sản xuất cây giống với qui mô lớn, cần phải thiết kế nhà có mái lưới che.
Khi cây đu đủ phát triển tới giai đoạn có 2 đến 4 lá thật thì 2 ngày tưới 1 lần. Điều chỉnh giàn che để cây đu đủ con có đủ ánh sáng thì cây con mới có thể mọc thẳng, phát triển tốt.
Thường xuyên nhổ bỏ sạch cỏ dại và phòng trừ sâu bệnh hại cho bầu của cây giống.
Khi cây sinh trưởng tới khi có 4 đến 5 lá thật, chiều cao của cây từ 10 đến 15cm có thể đưa chúng ra ruộng trồng.
Đu đủ Đài Loan mang lại năng suất cao và chất lượng quả rất tốt. Nhưng nếu là giống đu đủ lai thì hạt ở quả không dùng làm giống cho những mùa vụ sau được.
Kỹ thuật trồng đu đủ
Thời vụ trồng: Bắt tay vào thực hiện trồng đủ đủ tại vụ xuân từ tháng 3 đến tháng 4. Vụ thu trồng đu đủ từ tháng 9 đến tháng 10.
Mật độ trồng: Khoảng cách giữa các cây là 1,5 x 1,5m (120 cây/sào).
Hố trồng: chiều Dài, rộng, sâu lần lượt là 40 x 40 x 35cm.
Hướng trồng: Trồng đu đủ theo hướng Đông – Tây. Mục đích là để cây đu đủ có thể tận dụng được ánh sáng mặt trời, tăng cường khả năng quang hợp.
Giúp tăng năng suất, chất lượng quả và tăng khả năng chống đổ (trên các chân ruộng bậc thang miền núi, hướng trồng đu đủ cần theo hướng của đường đồng mức).
Cách trồng cây đu đủ: Sử dụng dao sắc rạch nhẹ để gỡ bỏ đi vỏ nilon (không làm vỡ bầu). Nhẹ nhàng đặt cho bầu và cây giống nằm ngang trên mặt đất xuôi theo hướng Đông – Tây.
Vun đất xung quanh bầu. Nén chặt gốc và tưới lượng nước đủ ẩm cho cây. Trồng đu đủ xong thì sử dụng que cắm để nâng ngọn cây cho ngóc lên, sao cho thân và gốc đu đủ luôn nghiêng một góc 45 độ so với mặt luống từ khi trồng cho tới suốt quá trình phát triển của cây.
Trồng đu đủ lùn thu 100 triệu/năm | VTC16
Bón phân cho cây đu đủ
Bón phân sẽ giúp cho cây được phát triển nhanh chóng, trái ngon, ngọt hơn. Vì vậy đừng để công sức bỏ ra để thực hiện suốt khoảng thời gian dài mà khi thu hoạch lại được những trái không có chất lượng.
Đừng bỏ qua bước này nếu muốn được thưởng thức những trái đu đủ ngọt thơm do chính tay mình tạo ra nhé.
Tiến hành bón lót trước trồng mỗi hốc bằng hỗn hợp 0,5kg vôi bột cùng với 5 đến 7kg phân hữu cơ hoai mục + 0,5kg super lân và 0,2kg kali clorua.
Bón thúc (thực hiện với những cây đu đủ đạt 1 tháng tuổi): Bón cho chúng theo định kỳ là 7 ngày/lần, lượng bón 50gr NPK Đầu trâu 16-12-8-11+TE/gốc.
Đối với cây đu đủ 1 đến 3 tháng tuổi: cứ 15 tới 20 ngày/bón 1 lần, liều lượng bón: từ 70 đến 100gr NPK Đầu trâu 16-12-8-11+TE/gốc.
Đối với những cây đu đủ 3 tới 7 tháng tuổi: Mỗi tháng thực hiện việc bón thúc 1 lần, lượng bón từ 100 đến 150gr NPK Đầu trâu 12-12-17-9+TE kết hợp với việc vét đất ở rãnh vun lên gốc.
Cách bón phân cho đu đủ: Hòa tan phân trong nước lã, tưới cách xa gốc 1 khoảng 20 đến 30cm. Để đu đủ phát triển nhanh, có thể phun thêm phân bón lá theo định kì là 3 đến 4 tuần/lần.
Sau khi trồng đu đủ 2,5 tháng là chúng đã ra hoa, đậu quả, nhưng khi cây mang quả nặng cần phảid cắm cọc để chống đổ cây. Cắt bỏ đi những lá già gần gốc. Khơi rãnh thoát nước.
Nhổ bỏ đi toàn bộ cỏ dại. Cần hạn chế việc xới xáo để tránh gây tổn thương cho bộ rễ cây. Để hạn chế cỏ dại sinh trưởng cần tủ gốc bằng rơm rạ, đồng thời việc làm này còn mang lại tác dụng là giữ ẩm và chống rửa trôi các chất dinh dưỡng.
Phòng trừ sâu bệnh hại đu đủ
Trong suốt khoảng thời gian thực hiện kỹ thuật trồng đu đủ thì khó có thể tránh khỏi việc sâu bệnh xâm nhập vào cây và quả.
Tuy nhiên khi phát hiện cây bị nhiễm bệnh thì bạn cần phải nhanh chóng tìm cách tiêu diệt chúng để tránh gây hại nặng cho cây.
Cần sự trợ giúp của các loại thuốc bảo vệ thực vật, dưới đây là những loại bệnh thường xuất hiện trên cây đu đủ và những loại thuốc tương ứng với từng loại bệnh.
Bạn có thể mua những loại thuốc này tại các cửa hàng chuyên bán tư vật liệu nông nghiệp uy tín chất lượng.
Trong quá trình phát triển, đu đủ thường bị nhiễm một số sâu hại như rệp sáp, bọ nhảy, nhện đỏ. Khi mật độ sâu trên cây cao, có thể phun thuốc Decis 2,5 ND (nồng độ 0,1%), Trebon (1%) để tiêu diệt chúng.
Để ngăn ngừa virus xoăn ngọn cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa tổng hợp như: Sử dụng giống như kháng bệnh, bón cân đối phân NPK. Không nên trồng đu đủ 2 vụ liên tiếp trên cùng một chân ruộng.
Luân canh triệt để với các cây trồng nước. Đối với những bệnh đốm vàng, phấn trắng, thán thư… hãy phòng trừ sớm khi bệnh mới hình thành, sử dụng các thuốc Daconil, Topsin hoặc Zineb, Mancozeb để phun.
Trồng đu đủ bao lâu có trái
Trong điều kiện chăm sóc đẩy đủ, thường khoảng 2 – 3 tháng là đu đủ sẽ bắt đầu ra hoa và kết trái. Sau đó khoảng 1 tháng là có thể thu hoạch đu đủ.
Tuy nhiên, nếu chăm sóc không tốt, bón phân không đủ hoặc đất xấu nấu thì đu đủ sẽ lâu cho trái hơn bình thường, năng suất thấp, chất lượng trái không cao.
Đa số giống đu đủ thuộc loại cây lưỡng tính, nên tỷ lệ đậu quả sẽ cao hơn, quả lại đẹp, ít bị sâu bệnh và tốn ít công chăm sóc hơn so với đu đủ truyền thống.
Thu hoạch quả đu đủ
Trồng đu đủ bao lâu có trái? Nhiều người vẫn đang thắc mắc về vấn đề này. Sau khi trồng đu đủ 7 tháng thì chúng ta đã có thể tiến hành thu quả làm rau xanh, 9 tháng cho thu quả chín ăn tươi.
Nếu thu quả với mục đích là ăn tươi, nên thu khi trên thân quả hình thành những vết đốm hoặc sọc vàng nhạt (chín sinh lý), sau khi thu vài ngày quả sẽ chín hoàn toàn, chất lượng sẽ ngon nhất.
Nếu thu hoạch sớm hơn (quả chưa chín sinh lý) vị của quả sẽ nhạt, giảm đi chất dinh dưỡng có trong quả, mùi vị không ngon, cũng như giá trị thương mại cũng bị giảm.
Với cách trồng cây đu đủ này vườn đu đủ của bạn sẽ cho thu hoạch quanh năm, năng suất trung bình có thể đạt từ 70 đến 120kg/cây/năm.
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về kỹ thuật trồng đu đủ cũng như là những cách chăm sóc cây để cây đu đủ luôn được mạnh khỏe, phát triển tốt rồi.
Qua bài viết này, Fao mong muốn các bạn có thể tự tay trồng cho mình những cây đu đủ sai trĩu quả, quả có chất lượng tốt và mang lại nguồn kinh tế lớn cho gia đình bạn nhé. Chúc các bạn thành công!
Từ khóa » đủ đủ Ra Hoa Sẽ Nở
-
Trồng đu đủ Bao Lâu Có Trái? Cách Chăm Sóc đu đủ Cho Năng Suất Cao
-
CÁCH CHĂM SÓC CÂY ĐU ĐỦ VÀ NHỮNG LƯU Ý ĐỂ ĐU ĐỦ SAI ...
-
Cây đủ Nắng Sẽ Nở Hoa, Nhưng Cũng Có Những Loài Cây Không Cho ...
-
Trồng đu đủ Mau Ra Hoa, Kết Trái Chẳng Khó Như Bạn Nghĩ
-
Khắc Phục Cây đu đủ Ra Hoa Nhưng Không đậu Quả
-
Cách Trồng đu đủ Cho Nhiều Quả
-
"Mẹo" Trồng đu đủ để Quanh Năm No đủ I VTC16 - YouTube
-
Mẹo Phân Biệt Và Biến Hóa Cây đu đủ đực Thành Cái đơn Giản
-
đu đủ Ra Hoa Nhưng Không đậu Quả - Agriviet
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây đu đủ Ra Nhiều Trái Nhất - Wiki Phununet
-
Đặc Điểm Của Cây Đu Đủ - 2lua
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Đu Đủ
-
Kỹ Thuật Trồng Cây đu đủ Sai Quả Quanh Năm, ít Sâu Bệnh