Kỹ Thuật Trồng đu đủ Trong Chậu - Hội Nông Dân Tỉnh Khánh Hòa

Cây đu đủ được trồng để ăn quả và dùng làm một số vị thuốc, được bà con nông dân trồng trên mô hoặc luống ngoài ruộng, mang lại giá trị kinh tế không cao so với cùng diện tích đất .Tốn nước, khi lấy nước vào luống, ruộng cây hay bị chết. Vì lý do đó nên cần thiết phải cải tiến giải pháp kỹ thuật.

dd542.jpg (185 KB)

Ảnh minh họa

- Đu đủ cái tên thể hiện một cuộc sống đầy đủ, bền vững, không thừa, không thiếu. Vào các dịp lễ tết được nhân dân ta chưng lên bàn thờ ông bà tổ tiên, ở thời điểm này quả đu đủ có giá rất cao trên thị trường. Mô hình khá phù hợp với địa phương có truyền thống trồng hoa và cây kiểng, đồng thời tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch của đô thị. Trồng đu đủ cảnh trong chậu kiểng cung cấp cho thị trường trong dịp tết nguyên đán hàng năm mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, ứng dụng được trong điều kiện hiện nay của địa phương.

*Kỹ thuật:

          - Chọn thời vụ gieo trồng:

          Từ trồng bầu lên chậu đến khi cây đu đủ có giá trị sử dụng cần khoảng thời gian từ 8 đến 9 tháng, tốt nhất là bắt đầu trồng từ cuối tháng 3 đầu tháng 4 âm lịch, nên chọn đúng thời điểm cung cấp cho thị trường mang lại hiệu quả kinh tế cao.

          - Chọn giống:

          Chọn giống lai F1 trồng làm cảnh vì cây lùn, lóng đốt ngắn, sinh trưởng khoẻ, khả năng chống chịu tốt với điều kiện bất lợi, quả nhiều (giống Thái lan hoặc Đài loan ). Có thể trồng bằng hạt hoặc dăm cành.

          -Ương giống:

          Chọn bầu có kích thước 10cm x 15cm, cho vào bầu hỗn hợp đất gồm:

1/3 cát phù sa + 1/3 phân chuồng + 1/3 tro trấu, cho hỗn hợp đất vào bầu cách miệng bầu khoảng 3cm. Hạt giống phơi qua nắng 1giờ đến 2giờ cho hạt giống vào bọc vải (vải mùng) ngâm nước 1 đêm, đem túi vải có hạt giồng ủ dưới cát, tưới ẩm. Sau 2 ngày lấy túi hạt giống lên xem hạt nào nức rể gieo vào bầu đã chuẩn bị sẵn, sâu khoảng 2cm.

          - Chọn bầu đưa vào chậu: Chậu có kích thước 90cm X 40cm X 60cm

          * Đất trồng: Hỗn hợp đất trồng gồm tro trấu, phân chuông, cát phù sa tỉ lệ 1/3 trộn thêm với vôi bột  ủ kỹ 15 đến 20 ngày, hỗn hợp đất này phải chưa trồng qua bất kể loại rau màu nào.

          * Chọn cây đưa vào chậu: Cây to, khoẻ cao khoảng 15cm đến 20cm có đủ 4 đến 5 cặp lá dùng, dao rạch một đường từ mép bầu đến đáy bầu. Đưa bầu vào chậu nghiêng một góc 45 độ và đưa phần bầu đã rạch lên trên mặt chậu, lấp đất phủ bầu khoảng 3cm đến 5cm nhận chặt xung quanh bầu, tưới nước thật đẩm cho hỗn hợp đất trong chậu kết chặt bầu cây, sau 2 ngày tưới nhẹ giữ đủ độ ẩm cho cây.

* Tạo dáng:

 Dùng dây nhựa mềm, bản rộng kéo đọt về phía ngược lại so với độ nghiêng. Mục đích rể đu đủ sẽ đâm ra theo hướng vết rạch và rể nổi lên mặt chậu rất đẹp. Cứ 10 đến 15 ngày kéo đọt cây lên 1đến 2cm đến khi đọt thẳng đứng so với mặt chậu tạo ra dáng cây quỳ rất đẹp, hãm sự phát triển chiều cao của cây, từ 10 đến 15 ngày ta xoay chậu 45 độ để rể không bám được dưới đất thông qua lỗ thoáng nước của chậu

          *Chăm sóc:

Sau khi trồng dùng rơm rạ che phủ mặt chậu để giữ ẩm cho cây.  Định kỳ 20 ngày bón thúc phân hữu cơ, vô cơ và 30 ngày bón vôi 1 lần vôi bột rắc trực tiếp lên mặt chậu xa gốc cây khoảng 10 cm. Liều lượng bón cho 1 gốc 0,2kg + 0,2kg NPK, giai đoạn cây mang quả tăng lượng NPK lên 0,3kg, thường xuyên dùng thuốc bảo vệ thực vật phòng ngừa bệnh nhện đỏ, rệp sáp và bệnh khảm.

*Sử lý cho trái chín trên cây:

Thời gian từ 15 dến 12 âm lịch tháng chạp dùng bao nilong bọc trái cần cho chín cho vào bọc 1 ít đá cacbia, sau 1 đêm tháo bọc nilong ra sau 3 đến 5 ngày trái sẽ tự chín trên cây.

* Hiệu quả, ưu điểm của giải pháp:

Nguồn hỗn hợp đất có sẵn tại địa phương; tận dụng được các diện tích nhỏ xung quanh nhà; dễ trồng, dễ chăm sóc.

          * Khả năng áp dụng:

Trồng đu đủ cảnh trong chậu áp dụng được rộng rãi, tận dụng tối đa mọi diện tích, tiết kiệm nước, tiết kiệm được diện tích trên 1 cây trồng; Thị trường tiêu thụ lớn.

          *Lợi ích kinh tế:

 Mô hình trồng đu đủ cảnh trong chậu có giá trị kinh tế cao gấp 15 đến 20 lần so với trồng đu đủ thuần trên cùng 1 diện tích. Mô hình đạt hiệu quả kinh tế ổn định, tăng thu nhập, tận dụng được nguồn phế phụ phẩm trong nông nghiệp. Mô hình trồng đu đủ cảnh mở ra 1 hướng sản xuất mới cho nông dân.

          *Phạm vi ứng dụng:

          - Có thể ứng dụng rộng rãi. Chuyển đổi 1 số diện tích hoa truyền thống hiệu quả kinh tế thấp sang trồng đu đủ cảnh.  

 

                                       Hội Nông dân thị trấn Diên khánh

Từ khóa » đu đủ Trồng Chậu