Kỹ Thuật Trồng Dưa Hấu Thương Phẩm

I /GIỐNG TRỒNG :

Một số giống đang được trồng phổ biến hiện nay :

1 /Giống dưa hấu Sugar baby :Là giống tự thụ phấn, hiện nay có nhiều loại Sugar baby Mỹ như Sunseeds, Sunlest, Fary-Morse, P/S …; Sugar babycủa Thái, Pháp; các đơn vị sản xuất trong nước như Trang Nông…

Thời gian sinh trưởng 70-75 ngày, trái hình tròn dáng đẹp, trung bình 5-7 kg/ trái, võ có màu xanh đậm, ruột đỏ.

Là giống được trồng rộng rãi và lâu năm ở nước ta, thích hợp vụ Đông Xuân, năng suất trung bình 30-35 tấn/ ha.

2 /Giống dưa hấu An Tiêm : Là giống lai F1do Công Ty Giống Cây Trồng Miền Nam lai tạo, hiện có 2 giống :

- An Tiêm 94 :Trái to, tròn, nặng 6-8 kg, võ có sọc đậm trên nền màu xanh trung bình, ruột đỏ.

- An Tiêm 95 :Trái to, tròn, nặng 7-8 kg,võ đen có gân đậm, ruột đỏ.

Các giống này chống chịu tốt với bệnh, thời gian sinh trưởng 65-70 ngày, năng suất cao hơn các giống thụ phấn tự do.

II /THỜI VỤ :

1 /Vụ chính (Đông Xuân) :Gồm 2 vụ :

- Dưa Noel :Gieo hạt từ 05/ 10-15/ 10 dương lịch.

- Dưa Tết:Gieo hạt từ 10/ 10-20/ 10 âm lịch.

2 /Vụ nghịch (Hè Thu) :Từ tháng 2-8 dương lịch.

III /KỸ THUẬT CANH TÁC :

1 /Hạt giống và cây con :

a /Hạt giống :Gieo thẳng cần khoảng 100 gram/ 1 sào, trồng bằng bầu chỉ cần 50 gram/ 1 sào.

b /Xử lý hạt :Ngâm hạt trong nước ấm 37-40 oC (2 sôi + 3 lạnh) trong 6-8 giờ. Vớt hạt ra chà với nước ấm cho sạch nhớt. Bọc trong khăn sạch phơi nắng khoảng 30 phút để hấp thu nhiệt vừa đủ ấm. Ủ trong thùng kín hoặc trong rơm ẩm khoảng 24-36 giờ cho hạt vừa nhú mầm thì đem gieo.

c /Gieo hạt :

- Gieo bầu :Làm bầu bằng bao nylon (đã đục lổ) kích thướt 8 x 10 cm. Đất bầu được trộn giữa :đất + phân hoai + trấu đốt theo tỷ lệ 3:1:1. Bỏ hạt nằm ngang sâu 1 cm. Bầu không bị nén chặt, bị úng nước, trách nơi râm mát và phải cao đồng đều. Bầu phải được xử lý thuốc bệnh như Derosal, Copper B …10 lít tưới cho 2 m2 bầu ươm trước khi gieo hạt. Làm mái che cho líp ươm trong mùa mưa. Dự trù 10-15 % cây con để trồng dậm.

- Gieo thẳng :Gieo trực tiếp lên líp trồng. Gieo 2 hạt/ lổ, khi cây có 4-5 lá thật thì tỉa bỏ 1 cây, giữ lại cây khoẻ.

d /Chọn cây con :Sau khi cây mọc đồng loạt 80 %, loại bỏ những cây mọc yếu, còi cọc. Chọn những cây con khoẻ, đồng đều, không bị sâu bệnh lúc 8-10 ngày tuổi để trồng. Trước khi đem trồng nên phun thuốc ngừa sâu bệnh.

2 /Làm đất – Trồng cây :

Đất thích hợp nhất là đất cát pha thịt. Đối với đất thịt cần độ thông thoáng cho rể cây

Xử lý đất với 500 kg vôi bột trước khi lên líp 5-7 ngày.

Lên líp :

- Chọn hướng gió :Lên líp thẳng góc với hướng gió chính.

-Khoảng cách-mật độ :

+Líp đôi :Rộng 5,0-5,5m.

+Líp đơn :Rộng 2,5-3,0m.

Mương rộng 30-40 cm, đất đào bỏ 2 bên thành líp (líp đôi) và 1 bên thành líp (líp đơn) ở đầu hướng gió rộng từ 50-60 cm.

Cây cách cây 50 cm. Mật độ khoảng 6.500 – 7.000 cây/ ha.

Hiện nay, tùy điều kiện đất đai, điều kiện tưới, phương pháp làm đất … có 2 phương pháp lên líp :

a/Phương pháp xẻ rãnh đắp mô :Áp dụng cho vùng có nguồn nước dồi dào, đất sét nặng (hướng dẫn riêng).

b/Phương pháp lên luống :Aùp dụng cho vùng đất đồi, đất có thành phần cơ giới nhẹ (hướng dẫn riêng).

Phủ plastic để giữ ẩm, giữ ấm cho đất, giữ chất dinh dưỡng không bị rử a trôi, chống sâu bệnh và cỏ dại.Nếu không có plastic có thể dùng rơm rạ để trãi.

Đào hố trồng tránh đất bị nén chặt, rể kém phát triển, nước bị đọng gây thối rể, chết cây con.

3 /Bón phân :

a/Mức phân cho 1 ha :

- Phân hữu cơ:10-15 tấn.

- DAP:350 kg.

- Urea:230 kg.

- KCl:160 kg.

b/ Cách bón :

+Bón lót :Toàn bộ phân chuồng, 30 kg DAP, 20 kg KCl, 10 kg Basudin hạt trước khi trồng.

+Tưới thúc :5-7 ngày sau khi đặt bầu, có thể tưới thúc cho dưa mau bắt rể. Phân DAP và Urea pha vào nước (1-2 muỗng canh cho thùng 10 lít) tưới 20-30 kg/ ha. Nếu dưa kém phát triển, tưới thêm 1 lần nữa trước khi bón thúc.

+Bón thúc lần 1 (12-15 ngày sau khi trồng) :Bón 50 kg Urea, 50 kg DAP, 30 kg KCl và 10 kg Basudin hạt. Trên đất màu đánh rãnh mặt trước cách gốc 20-25 cm, rãi phân vào rãnh, lấp đất lại. Đất ruộng, rãi phân kết hợp bồi bùn lên ½ mặt trước líp.

+Bón thúc lần 2 (20-25 ngày sau khi trồng) :Bón 50 kg Urea, 70 kg DAP, 30 kg KCl và 10 kg Basudin hạt. Rãi phân cách gốc 30-40 cm ở mặt sau rồi lấp đất hay bồi bùn. Giữa 2 lần bón thúc, tùy tình hình sinh trưởng có thể tưới dậm phân.

+Bón thúc lần 3 (40 ngày sau trồng, khi trái bằng nắm tay) :Bón 50 kg Urea, 70 kg DAP, 30 kg KCl giữa hai dây và kết hợp bồi bùn. Trái dưa lớn nhanh trong vòng 20 ngày sau đó cần phải tưới thúc phân thêm từ 3-4 ngày/ lần. Khi dưa đỏ lòng tôm chỉ nên bón thúc thêm 20 kg KCl để tăng phẩm chất trái.

Ngoài ra có thể dùng phân qua lá để tăng năng suất và phẩm chất, định kỳ 7 ngày một lần xen kẻ giữa các lần bón phân, tưới phân. Thời gian phun khi dưa 3-4 lá thật đến khi ra hoa, ngưng phun trong thời gian lấy trái, ngưng trước khi thu hoạch trái 10 ngày.

4 /Chăm sóc :

a /Cấy dặm :Sau trồng 5-7 ngày, dặm lại những cây chết, mọc yếu, èo uột.

b /Tưới nước :Cây dưa chịu được hạn nhưng rất sợ úng. Tùy độ ẩm đất và thời điểm sinh trưởng của cây mà tưới nước. Lượng nước tăng dần từ khi trồng cho đến khi trái lớn 70 %, sau đó giảm dần và dừng hẳn trước thu hoạch 10 ngày. Ngày tưới 2 lần giữa 2 gốc dưa, tránh tưới thẳng vào gốc dưa và thân lá. Ở giai đoạn cây cần nhiều nước, tưới không quá 3 lít/ cây/ lần.

c /Sửa dây, tỉa dây, chọn trái :

+Khi dưa bò có lóng, dùng đất lấp thêm 2 mắt của dưa để thêm nhiều rể.

+Mỗi cây chỉ để lại 1 dây chính và 2 dây chèo; tỉa tất cả các dây bơi từ dây chính và dây chèo. Sửa cho dây thẳng góc với líp.

+Chọn trái :Trái ở vị trí thứ 2-3 trên dây chính (lá thứ 15-20) và thứ 2 trên dây chèo có sức tăng trưởng nhanh nên chọn lấy. Trái này có cuống to, dài, nụ to, tròn đầy, không sâu bệnh. Cắm cây làm dấu trái đã chọn. Công việc này tiến hành tập trung 3-4 ngày cho dứt điểm. Tỉa bỏ sớm những trái còn lại.

+Thụ phấn bổ sung :Dùng bông đực của cây khoẻ úp vào núm nhụy cái để bảo đảm chắc chắn cho sự thụ phấn và trái được đều và tập trung. Tiến hành vào buổi sáng từ 7-10 giờ.

+Trong quá trình trái phát triển thỉnh thoảng trở trái để màu võ trái đồng đều, đẹp, không bị thối do sâu bệnh.

5 /Thu hoạch :

Dưa hấu thu hoạch khi có độ chín từ 75-100 % tùy điều kiện vận chuyển gần hay xa, nhưng phải chú ý ngưng tưới nước 5-7 ngày trước khi thu hoạch để dưa có thể để lâu và vận chuyển ít bị vỡ. Thường dưa thu hoạch 25-30 ngày sau khi chấm dứt thụ phấn.

IV /PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH :

Một số sâu bệnh chính trên cây dưa :

1/Sâu hại dưa :

+Bọ trĩ (rầy lửa) :Đây là đối tượng sâu hại chính, chính hút nhựa ở đọt non và mặt dưới lá, ngọn dưa ‘’ngóc đầu’’ lên, làm dưa chậm phát triển và truyền bệnh virus.

Phòng trị bằng Confidor, Mimic, Lannate, Regent ……

+Sâu vẽ bùa :Aáu trùng ăn phá giữa 2 biểu bì lá, làm thành những đường ngoằn ngoèo trên lá.

Phòng trị bằng Polytrin P, Sherzol……

+Bọ dưa, rầy mềm, sâu xanh, sâu ăn tạp

Phòng trị bằng Lannate, Sherpa, Sherzol, Cyper, Polytrin P……

2 /Bệnh hại dưa :

a / Bệnh chạy dây :Tác nhân gây bệnh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum, nấm Fusarium sp.

+Triệu chứng :Ban đầu cây héo vào buổi trưa và tươi lại vào buổi chiều và sáng. Sau 5-7 ngày cây chết. Cắt thân thấy mạch bị nâu đen.

+Phòng trị :

- Khử đất trước khi trồng bằng vôi hoặc CuSO4.

- Luân canh với cây trồng khác họ.

- Dùng Copper Zinc tưới gốc hoặc Benlate C, Kasuran, Aliette.

b /Bệnh chết cây con :Do nấm Rhizoctonia solani, nấm Pythium sp

+Triệu chứng :Thường gây hại lúc dưa còn nhỏ, cũng thề hiện triệu chứng héo dây, 5-6 ngày sau dưa chết, phần cồ rể có tơ nấm màu trắng và hạch nấm màu vàng chuyển sang nâu sẩm.

+Phòng trị :

- Xử lý đất và trồng xen canh.

- Tránh đặt bầu quá sâu.

- Tưới ngừa gốc bằng Copper B, Benlate C. Phun phòng Validacin, Monceren

c /Bệnh đốm lá gốc, nức thân chảy mủ :Do nấm Mycosphaerella melonis.

+Triệu chứng :Đọt dưa thun lại, dựng lên, các lá gần đọt bị dúm lại và có những vết màu nâu. Thân bị nức và chảy nhựa, cuối cùng cây héo và chết.

+Phòng trị :

- Nhổ bỏ cây bệnh và khử vôi.

- Không bón nhiều đạm.

- Dùng Ridomil, Topsin, Monceren, Derosal… để phòng trị.

d /Bệnh thán thư :Do nấm Collectotrichum lygenarium gây hại.

+Triệu chứng :Xuất hiện trước ở những lá già, đốm hình tròn, màu nâu hoặc nâu đen, trên vết bệnh có những thể nhỏ li ti màu đen. Vết bệnh có kích thước 3-8mm. Lá bị bệnh nặng có nhiều đốm nhăn, lúc ẩm độ cao có lớp nấm màu hồng. Bệnh lan nhanh làm lá khô. Trên trái vết bệnh màu nâu đen, hình tròn 2-4 cm, có vòng khoang hơi lõm vào võ.

+ Phòng trị :

Phun ngừa định kỳ bằng các loại thuốc Mancozeb, Kasuran, Rovral, Ridomil……

e /Bệnh cháy lá giữa thân (Bệnh bã trầu) :Do nấm Phytopthora melonis.

Phòng trị :

- Dùng giống kháng.

- Phun trịRidomil, Aliette, Curzate……

f /Bệnh đốm lá :Do nấm Alternaria sp gây hại.

Phòng trị : Phun trị bằng Derosal, Rovral……

Nói chung cách tốt nhất là phòng bệnh cho cây dưa hấu bằng cách :

- Luân canh với cây lúa .

- Xử lý đất bằng vôi.

- Phun thuốc ngừa bệnh định kỳ 5-7 ngày I lần bằng các loại thuốc phòng bệnh như Dithane M 45, Daconil, Kasuran.

TTKNKNBT

Từ khóa » Trồng Dưa Hấu Baby