Kỹ Thuật Trồng Dưa Lưới Bằng Hạt Giống 100% Hiệu Quả Cao

Phong trào trồng dưa lưới ngày càng phát triển mạnh và thị trường tiêu thụ thì không ngừng mở rộng bởi chúng mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Có rất nhiều cách tuy nhiên việc trồng dưa lưới bằng hạt giống là tiết kiệm chi phí nhất, Tuy nhiên bạn đã biết kỹ thuật trồng dưa lưới bằng hạt giống sao cho mang lại hiệu quả cao nhất chưa, cùng theo dõi bài viết dưới đây.

 

KỸ THUẬT TRỒNG DƯA LƯỚI BẰNG HẠT GIỐNG 100% HIỆU QUẢ

 

Nhìn chung dưa lưới thích hợp với điều kiện khí hậu ấm áp, khô ráo, đầy đủ ánh sáng. Là giống cây ưu nhiệt, mùa vụ thích hợp trồng dưa lưới là từ tháng 2 đến tháng 9 hàng năm. Không nên trồng dưa lưới vào thời tiết lạnh, vì cây sẽ kém phát triển, dễ sâu bệnh và cho năng suất thấp.

Đất trồng dưa lưới hiệu quả là đất tơi xốp, nên trồng dưa lưới trên các loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất phù sa, trong đó có trộn trấu là thích hợp nhất.

 

1. CHUẨN BỊ HẠT GIỐNG

 

Nên chọn hạt giống F1 để đảm bảo tỉ lệ nảy mầm cao

 

Để trồng dưa lưới bằng hạt giống hiệu quả cao nhất thì việc quan trọng đầu tiên đó là phải chọn giống tốt, phù hợp với từng vùng miền.

Nếu là Hạt giống dưa lưới F1: khả năng nảy mầm cao hơn, cây phát triển khỏe hơn.

Nếu là hạt giống nội địa và không có thương hiệu: tỉ lệ nảy mầm sẽ không đảm bảo, khả năng đề kháng kém và năng suất không cao.

 

2. ƯƠM CÂY

 

 

Chuẩn bị

– Hạt giống 

– Bầu ươm

– Đất ươm hạt: phối trộn theo tỉ lệ 7 đất : 3 phân trùn quế để có đủ dinh dưỡng cho hạt nảy mầm.

 

– Nước ấm theo tỉ lệ 2 sôi : 3 lạnh

– Vải (có khả năng giữ ẩm tốt)

Tiến hành ươm hạt

– Ngâm hạt với nước ấm (2 sôi : 3 lạnh) từ 4 – 6 tiếng. Sau đó, dùng vải có khả năng giữ ẩm tốt để ủ hạt.

– Hạt bắt đầu nứt nanh thì tiến hành cho vào bầu ươm.

– Sau đó, phủ một lớp mỏng đất đã chuẩn bị, để nơi râm mát và tưới nước giữ ẩm.

– Sau 2 ngày, hạt bắt đầu nảy mầm.

– Sau 8 – 10 ngày, cây bắt đầu cho 2 lá thật thì đem trồng.

Lưu ý: Từ lúc hạt nảy mầm, chỉ cần tưới nước với lượng vừa đủ để cây phát triển. Nếu tưới quá nhiều sẽ khiến úng hạt không nảy mầm.

=> Hoặc có thể sử dụng viên nén xơ dừa đã qua xử lý vừa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng vừa kích thích hạt nảy mầm vừa tăng sức đề kháng cho cây con. 

Việc sử dụng viên nén xơ dừa  cũng giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều nhân công trong khâu chuẩn bị bầu ươm và đất ươm. Hiện nay việc sử dụng viên nén xơ dừa cho việc ươm hạt giống được sử dụng rất phổ biến, vừa mang tính khoa học vừa hiệu quả cao mà còn tiết kiệm chi phí, nhân công.

 

3. CHUẨN BỊ GIÁ THỂ

 

Một trong những bước quan rất quan trọng để trồng dưa lưới bằng hạt giống hiệu quả đó là giá thể trồng. Có rất nhiều loại, nhưng phù hợp nhất cho cây dưa lưới phát triển là tro trấu, xơ dừa và phân trùn quế.

Trộn giá thể theo tỉ lệ: 

60-65% xơ dừa

5-10% tro, trấu hun

30% phân trùn quế

 Trộn đều các thành phần của giá thể sau đó dùng màng phủ đậy kín và tưới nước ấm trước khi trồng 1 tuần.

 

4. GIEO CÂY CON VÀO ĐẤT TRỒNG - GIÁ THỂ

 

 

Sau khi cây phát triển từ 2-3 lá thật, tiến hành trồng vào đất đã chuẩn bị trước đó. Vì dưa lưới cho trái to nên nếu trồng trong thùng xốp hoặc xô chậu thì phải chọn loại chậu có độ sâu và rộng.

Tạo hố đất sâu, nhấc nhẹ cây dưa lưới con ra, rạch bao nylon rồi đặt bầu vào lỗ đục sẵn, vùi kín bầu cây dưới đất và nén cho chặt gốc. Luôn giữ ẩm cho cây trong thời gian đầu.

Lưu ý:

– Nên trồng cây vào buổi chiều mát khi nắng đã tắt.

– Khi trồng cây con xong cần tưới nước mỗi ngày 2 lần và che phủ tạo bóng râm trong tuần đầu tiên để cây con hồi sức.

 

5. CHĂM SÓC

 

 

TƯỚI NƯỚC

– Sau trồng cây con cần tưới nước thường xuyên, giữ đủ ẩm cho đất trồng.

– Khi thời tiết quá nắng nóng, cần tăng lượng nước tưới và tưới ít hơn vào những ngày ẩm mát.

– Đối với trồng dưa lưới trong thùng xốp, cần đảm bảo thoát nước tốt tránh gây ngập úng, thối rễ và chết cây.

– Trước khi thu hoạch 8 – 10 ngày, cần cắt giảm lượng nước tưới để tăng độ ngọt và độ giòn của quả.

BÓN PHÂN

 Giai đoạn đầu cần nhiều đạm, giai đoạn tạo hoa trái cần nhiều lân và sắp thu hoạch cần nhiều kali.

– Bón thêm phân NPK giúp cây dễ ra hoa, đậu trái. Tốt nhất, lựa chọn các loại phân hữu cơ như phân trùn quế, phân chuồng hoai mục,.. để bổ sung dinh dưỡng cho cây và tăng độ ngọt tự nhiên cho quả. Đặc biệt, phân bón hữu cơ là lựa chọn hoàn hảo của bạn có sản phẩm an toàn cho sức khỏe.

– Khoảng 1 tháng trước thu hoạch, cần bón phân NPK hàng tuần cho quả phát triển tốt nhất.

– Trước thu hoạch 15 ngày, bón thêm phân bón chứa kali và đạm nhiều trong thành phần giúp quả tăng độ ngọt tự nhiên.

CẮT TỈA VÀ THỤ PHẤN

– Khi cây có 5 – 6 lá thật cần tiến hành cắt tỉa hết các nhánh lẻ, chỉ giữ lại nhánh lẻ khi cây phát triển đến lá thứ 8.

– Trong vòng 3 – 5 ngày sau khi ra hoa, cần tiến hành thụ phấn để đạt chất lượng cao nhất. Nếu số lượng ít có thể thụ phấn thủ công bằng tay, nếu quá nhiều nên nhờ sự trợ giúp thụ phấn từ ong.

– Khi cây lớn được 22 – 25 lá thì tiến hành ngắt bớt ngọn để cây tập trung nuôi quả.

 

LÀM GIÀN

 

 

– Khi cây có 5 – 6 lá thật thì tiến hành làm giàn cho dưa lưới.

– Có thể đóng cọc hoặc dùng dây nilong buộc nhẹ vào giàn lưới.

– Dưa lưới có quả to, nặng nên chú ý đến việc treo quả và tránh để quả làm gãy thân.

 

Lưu ý: Nếu có quá nhiều hoa đậu quả, nên ngắt bớt chỉ chừa lại khoảng 2-3 quả/cây để cây tập trung nuôi quả. Tránh việc nuôi trái quá nhiều làm giảm năng suất cũng như chất lượng trái.

 

Trên đây là những chia sẻ kỹ thuật trồng dưa lưới bằng hạt giống hiệu quả 100%, chúc các bạn thành công !

 

Từ khóa » Bán Giá Thể Trồng Dưa Lưới