Kỹ Thuật Trồng Dưa Lưới Trong Nhà Màng Cho Quả Sai Nhất - .vn

Chính vì vậy khi áp dụng phương pháp này giúp tăng năng suất và chất lượng của quả. Cũng như giúp giảm thiểu sức lao động đáng kể của con người. Đến với bài viết hôm nay, hãy cùng Fao tìm hiểu về cách trồng dưa lưới trong nhà màng cũng như những kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng cho năng suất cao hiện nay nhé!

Kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng hiệu quả

Muốn có được một mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng hiệu quả bạn cần phải thực hiện một cách nghiêm ngặt những nội dung của kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng. Đó là việc chọn lựa mô hình thiết kế, chọn giống cũng như những hệ thống hỗ trợ trong giai đoạn sản xuất.

1, Chuẩn bị nhà màng trồng dưa lưới

Nhà màng để trồng dưa lưới có một số đặc điểm khác biệt mà bạn cần phải chú ý. Thông thường, mô hình này thường được triển khai có 2 cửa thông gió và mái cố định.

Phần màng để bao bọc có thể được làm bằng chất liệu polyme kết hợp với những vách ngăn chắn côn trùng. Tất nhiên cũng không nên sử dụng lỗ thưa quá hay quá dày bởi chúng sẽ không mang lại cho chúng ta hiệu quả như mong đợi.

Nhà màng trồng dưa lưới

2, Giống cây trồng

Để thu được các sản phẩm tốt nhất thì bạn nên gieo trồng dưa lưới trong nhà màng bằng những loại giống tốt. Tùy thuộc vào điều kiện, nhu cầu của thị trường mà có thể sử dụng những loại giống có nguồn gốc khác nhau. Điều này cũng phụ thuộc vào chi phí bạn bỏ ra cho mô hình này.

Một vài loại giống dưa lưới được nhiều người yêu thích sử dụng như taki, tazoti, taka… Tùy thuộc vào từng loại giống mà có thời gian sinh trưởng và phát triển khác nhau, cho năng suất khác nhau.

3, Giá thể trồng dưa lưới trong nhà màng

Giá thể sẽ rất cần thiết khi bạn tiến hành ươm cây con. Đó là sự kết hợp của hỗn hợp mụn xơ dừa, tro tấu và phần chất hữu cơ. Phải đảm bảo để giá thể luôn được sạch sẽ, thông thoáng và đầy đủ những chất dinh dưỡng. Đó mới là điều kiện tốt nhất để cây sinh trưởng và cho ra được những cây con tốt nhất.

Giá thể trồng dưa lưới trong nhà màng

Bạn tiến hành cho giá thể vào đầy lỗ mặt khau thì thực hiện việc gieo hạt. Hằng ngày tiến hành việc giữ ẩm giúp hạt có thể nảy mầm tốt. Nên đặt khay hạt ở trong nhà màng trồng dưa lưới để tránh mưa cũng như côn trùng.

Một thời gian sau đó thì hạt sẽ nảy mầm và ra lá thì cần tiến hành phun phân bón lá. Điều này rất quan trọng, nó giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây. Cây con sẽ sinh trưởng từng ngày, sau 10 đến 12 ngày khi cây đã mọc được 2 lá thì đem chúng đi gieo trồng.

4, Hệ thống tưới

Hệ thống tưới nhỏ giọt của mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng cần có: nguồn nước, bể đựng dung dịch dinh dưỡng, hệ thống dẫn, máy bơm, đầu tưới, ống PVC…

Hệ thống tưới cho dưa lưới trong nhà màng

5, Dinh dưỡng cho cây dưa lưới trong nhà màng

Nguồn dinh dưỡng là một yếu tố cực kì quan trọng trong việc áp dụng mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng. Những yêu tố đa vi lượng phải được cung cấp đầy đủ, thực hiện đúng thời điểm.

Nguồn nước sử dụng để tưới cho cây cần phải là nước sạch, có độ pH dao động trong khoảng 6 đến 7 sẽ là phù hợp nhất. Phân bón cần cung cấp đủ những nguyên tố cần thiết để cây có thể sinh trưởng và phát triển. Đó là những nguyên tố:  N, K P, Ca, S, Mg…

6, Kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng

Trồng dưa lưới trong nhà màng cần được áp dụng một số kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng như trồng bằng túi PE, hay trồng trên máng giá thể. Mỗi kỹ thuật đều có một lưu ý khác nhau.

Khi trồng bằng máng: mỗi máng mang kích thước khoảng 30cm, cao 20cm, còn chiều cao thì phụ thuộc vào chiều cao của vườn. Cây cách cây khoảng 40cm.

Trồng bằng túi PE: túi có kích thước khoảng 32x18cm tương đương với 2.5kg giá thể. Có thể trồng một cây trong một túi PE, trồng theo hàng đơn hay hàng đôi.

Trên cùng 1 hàng, khoảng cách giữa hai cây là 40cm. Khoảng cách giữa hai hàng đơn phù hợp nhất là 1.2m. Hai hàng đôi cách nhau khoảng 1.6m.

Kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng

Bên cạnh đó khi áp dụng mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng bạn cần phải chú ý, mật độ của cây phụ thuộc vào mùa vụ.

Ánh sáng thường yếu khi mùa mưa tới, lúc đó có thể dẫn tới tình trạng tạo lưới không đều và khiến cây bị nứt quả. Mật độ cho mùa khô khoảng 2500 đến 2700 cây/1000m2, đối với mùa mưa thì khoảng 2200 đến 2500 cây/m2.

[vPOST id=”3633″]

Chăm sóc cây dưa lưới trong nhà màng

Để mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng đạt được hiệu quả cao nhất thì bạn cần phải nắm được các nguyên tắc chính xác khi chăm sóc. Đó là việc treo cây, tỉa chồi và thụ phấn… Và đương nhiên cũng không được quên ngăn ngừa sâu hại và chưa trị những bệnh nếu cây bị nhiễm.

Chăm sóc dưa lưới trong nhà màng

Trồng dưa lưới trong nhà màng thường gặp phải một số loại côn trùng như bệnh phấn trắng, bọ trĩ,  rầy… Chính vì vậy bạn phải xử lý trên cơ sở áp dụng những phương pháp phòng ngừa sinh học. Theo đúng nguyên tắc: đúng thuốc, đúng liều, đúng lúc, sử dụng đúng cách.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về trồng dưa lưới trong nhà màng cũng như kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể tự tay trồng dưa lưới trong nhà màng hiệu quả nhất, có thể thu được những trái dưa ngọt thơm và sai trĩu quả nhé. Chúc các bạn thành công!

Từ khóa » Khoảng Cách Trồng Dưa Lưới