Kỹ Thuật Trồng Lan Huệ Và Kích Thích Trổ Bông | Farmvina Cây Hoa Kiểng

Trước giờ ở Việt Nam, hoa lan huệ (Amaryllis hoặc Hippeastrum) chỉ có một màu đỏ là nhiều nhưng không mấy người chú ý bởi vì quanh năm suốt tháng nó chỉ có độc một màu lá xanh biếc. Trong bài viết này, hãy cùng Farmvina tìm hiểu kỹ thuật trồng Lan Huệ!

Đặc điểmMô tả
Tên gọi khácHoa loa kèn, huệ tây
Nguồn gốcNhiệt đới châu Mỹ
Đặc điểm hình tháiCây thân thảo, củ hành, lá dài và hẹp, hoa hình loa kèn với nhiều màu sắc (trắng, vàng, cam, đỏ…)
Thời vụ trồngTháng 10 – 12 (miền Bắc), tháng 8 – 9 (miền Nam)
Đất trồngTơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, pH 6-7
Ánh sángCần nhiều ánh sáng, nhưng tránh ánh nắng trực tiếp gay gắt
Nhiệt độ18-25 độ C
Tưới nướcĐều đặn, giữ ẩm cho đất nhưng không để úng
Bón phânBón lót phân chuồng hoai mục, bón thúc NPK định kỳ
Nhân giốngTách củ con
Sâu bệnh hạiSâu ăn lá, rệp, bệnh thối củ
Phòng trừ sâu bệnhVệ sinh vườn, phun thuốc trừ sâu, bệnh kịp thời
Thời gian ra hoaTùy thuộc vào thời vụ trồng và giống, thường nở vào mùa xuân hoặc dịp Tết

Hoa lan huệ chỉ trổ bông mỗi năm một lần, có khi đôi lần nhưng không nhiều cây được như thế. Người Việt Nam thường để lan huệ tự sinh tự dưỡng ở bờ rào góc vườn, không trân trọng cho lắm. Chúng là loại cây dễ sống và cũng nhảy cây con rất nhiều, mỗi năm tùy theo củ có thể nhảy thêm từ 1-5 cây con.

Vì dễ tính như vậy nên huệ bị bỏ bê mãi cho đến vài năm trở lại đây người yêu thích lan huệ cứ tăng dần và nhiều giống huệ có màu khác hơn màu đỏ được mọi người săn lùng. Và cũng đã có nhiều người bắt đầu học tập quy trình ép lan huệ trổ bông vào những dịp năm mới vì huệ có màu đỏ được cho là sẽ đem lại may mắn.

Trồng củ huệ đúng bài bản nhất là chỉ chôn 2/3 củ xuống đất thôi. Chất trồng phù hợp với huệ trồng chậu là loại không có đất (soilless) vì tự thân củ huệ đã tích trữ được khá nhiều nước trong các bẹ lá của nó; nếu chất trồng không thoát nước tốt sẽ dễ gây tổn hại đến củ huệ. Kinh nghiệm cho thấy nếu chất trồng thông thoáng, huệ sẽ ra rất nhiều rễ và lá và đến khi trổ bông thường cho nhiều vòi hoa cùng lúc. Theo lý thuyết tổng hợp thì vòi hoa được hình thành bên trong các bẹ lá của củ huệ ít nhất 18 tháng trước khi nó nhô ra ngoài và trổ bông. Vì vậy cần phải nuôi dưỡng củ huệ thật tốt quanh năm để đến lúc ép bông sẽ có được vòi bông như ý.

Đã có nhiều “phiên bản ép huệ” được giới thiệu cho loại hoa dân dã này trên cộng đồng mạng và hầu như phiên bản nào cũng đạt được kết quả tương đối tốt.

Điều mong muốn chủ quan của người ép huệ trổ bông là làm sao cho củ huệ trổ bông vào đúng dịp người ta muốn nó trổ. Muốn vậy phải biết lựa chọn đúng củ huệ có “tiềm năng trổ bông”.

Đó là những củ huệ khỏe mạnh, không nhất thiết phải to theo một kích cỡ nhất định, nhưng là củ huệ không bị bịnh tật gì trong suốt mùa sinh trưởng vừa qua, có được ít nhất 6 lá trưởng thành trở lên và quyết định nhứt là củ huệ đó đã không trổ bông ít nhất là 8 tháng liền kề trước đó. Củ huệ chắc chắn sẽ ra bông là củ huệ mà người ép đã trực tiếp trồng và chăm sóc từ 18 tháng trở lên.

Kỹ thuật trồng Lan Huệ

Originally posted 2014-04-20 09:07:17.

Từ khóa » Hoa Lan Huệ Nở Mùa Nào