Kỹ Thuật Trồng Na Thái Theo Hướng Hữu Cơ
Có thể bạn quan tâm
Na thái là loại cây ăn trái có tính thích ứng cao, dễ trồng và chăm sóc. Hiện nay diện tích trồng na thái đang được mở rộng. Là giống na có nguồn gốc từ Thái Lan, sau khi du nhập về Việt Nam, giống na này tương thích với thổ nhưỡng và khí hậu Việt Nam nên được các nhà vườn lựa chọn phát triển.
Trong bài viết này WAO sẽ hướng dẫn nhà vườn cách trồng na thái theo hướng hữu cơ.
Nội dung bài viết
- 1. Đặc điểm cây Na thái
- 2. Kỹ thuật trồng na thái
1. Đặc điểm cây Na thái
Na Thái thuộc loại cây thân gỗ nọa, chiều cao trung bình một cây na Thái từ 3,5 – 5m. Cây có khả năng chịu hạn, chịu rét khá tốt, thích nghi được với khí hậu 4 mùa nhiệt đới nóng ẩm với mùa đông lạnh của vùng núi cao phía Bắc.
Giống na này có cân nặng trung bình từ 600gram đến hơn 1kg nên thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Về trái na Thái sau khi chín cây được thu hoạch có những đặc điểm khác biệt so với loại na bản địa thông thường.
Về kích thước: Quả na Thái thường rất to, trung bình 0,5 – 0,8 kg, cá biệt có trường hợp nặng 1kg hoặc hơn
Vị ngọt thanh, ít hạt hoặc không có hạt
Thịt quả dai, ít bị nứt bể khi chín, nhờ đó thu hoạch và vận chuyển thuận tiện hơn các giống na bở truyền thống.
Ưu điểm của giống na Thái
Về giống cây, na Thái thuộc giống cây trồng dễ phát triển có nhiều ưu điểm nổi bật:
Cây sinh trưởng khỏe mạnh phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu ở Việt Nam.
Cây kháng bệnh tốt, ít bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh.
Dễ chăm sóc, không yêu cầu khắt khe về đất và các điều kiện khí hậu khác
Tán rộng trung bình 4m, có thể trồng xen canh hoặc chuyên canh với mật độ cao đều thích hợp.
Giá cả thị trường giao động từ 25.000 – 30.000đ/kg. Do đó mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân
Na Thái có 2 loại: Dai và bở.
– Na bở khi chín múi nọ rời múi kia, dễ vỡ. Hoặc trái chưa chín hẳn nhưng có thể đã nứt khi còn trên cây.
– Na Thái thì các múi dính chặt vào nhau cả khi chín, dễ vận chuyển vì dù có chạm mạnh trái không bị vỡ ra, vỏ mỏng, có thể bóc ra từng mảng như vỏ quít. Độ ngọt của Na Thái cao hơn Na bở.
2. Kỹ thuật trồng na thái
Chuẩn bị hố trồng
Hố trồng có kích thước 0,5 x 0,5 x 0,5m.
Bón lót: Bón lót phân chuồng được ủ hoai mục (15 – 20kg) hoặc phân hữu cơ nở (2 – 3kg) vào mỗi hố, sau đó trộn đều với đất.
Xử lý nấm đất: Sử dụng bộ giải pháp chăm sóc đất bảo vệ rễ Wao Boom tưới đều vào mỗi hố từ 2 – 3 lít để diệt nấm gây bệnh trong đất, đồng thời ổn định pH đất, giúp đất tơi xốp, đẩy nhanh tốc độ phân hủy phân hữu cơ bón lót để cây con dễ hấp thụ.
Cách trồng
Khi trồng dùng dao hoặc kéo cắt lớp nilon bầu ươm, cần làm nhẹ tay tránh để vỡ bầu. Đặt cây vào chính giữa hố, miệng bầu ngang mặt đất. Sau đó dùng tay nén nhẹ quanh gốc. Phần sát gốc nên vun nhẹ cho cao hơn xung quanh tránh để nước đọng gây úng rễ.
Sau khi trồng, nếu khu vực trống trải nhiều gió, cần tiến hành cắm cọc cố định cây.
Sau đó tưới nước giữ ẩm cho cây và sử dụng các vật liệu hữu cơ như rơm rạ, cỏ khô,… để tủ gốc tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào gốc và giữ ẩm cho cây.
Từ khóa » Trồng Cây Na Thái
-
Kĩ Thuật Trồng Na Thái Mới Nhất - Cây Giống
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Na Thái | Kinh Nghiệm Làm ăn
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Na Thái - Nuibavi
-
CÁCH TRỒNG CHĂM SÓC CÂY NA THÁI ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Na Thái - YouTube
-
Lãi Tiền Triệu Nhờ Mô Hình Trồng Cây Na Thái Tại Sơn La - YouTube
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Na Thái Và Thu Hoạch đúng Cách
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Na Thái Cho Trái Ngọt, Năng Suất Cao
-
Cây Na Thái
-
Trái Na Thái | Kỹ Thuật Trồng Cây Na Thái (2020) - Vinfruits
-
Kỹ Thuật Trồng Na Thái đạt Năng Suất Và Chất Lượng | INAMCO
-
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Và Thu Hoạch Na Thái
-
Giống Cây ăn Quả Ngon Ngọt, Kỹ Thuật Trồng Na Thái
-
Kĩ Thuật Trồng Cây Na Trong Chậu Dễ Dàng - Vườn Sài Gòn