Kỹ Thuật Trồng Nấm Sò (bào Ngư)

    Thứ hai, 09/12/2024, 12:16 Chào mừng bạn đến với website SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC Tỉnh Bình Phước | Sơ đồ site | VN | EN slider 1 cây điều
  •   Trang nhất
  • Giới thiệu  
    • Giới thiệu chung
    • Sự hình thành và phát triển
  • Tin Tức  
    • TT chỉ đạo, điều hành
    • Tin hoạt động
    • Nông nghiệp trong nước
    • Tin Nông nghiệp địa phương
    • Giới thiệu, tiêu thụ nông sản
  • Văn bản  
    • Công văn
    • Văn bản
    • Thông tư
    • Nghị định
  • Tài liệu
  • Lịch công tác
  • Giá nông sản
  • Cơ cấu tổ chức
  • Dịch vụ công
  • Liên hệ
   
  • Thành viên a
  • RSS a
  • Sơ đồ cổng a
  • Liên kết a
  • Trang nhất
  • Tin Tức
  • KHCN, thiên tai, dịch bệnh, mô hình nông nghiệp
Kỹ thuật trồng nấm sò (bào ngư) BBT 2018-12-12T15:17:56+07:00 http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/tin-dia-phuong/Ky-thuat-trong-nam-so-bao-ngu-1734.html http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2018_09/new-picture-2_1.png SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC Thứ hai - 17/09/2018 09:34 1.558 0
  •  
  •  
Tất cả các loại nấm ăn được đều chứa rất giàu chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe và nấm bào ngư là được sử dụng phổ biến nhất trong chế biến nhiều món ngon từ nấm vì loại nấm sò thì có giá thành khá rẻ và đặc biệt hơn là nấm sò dễ trồng lại nhanh cho thu hoạch. Nấm sò còn gọi là nấm bào ngư là loại nấm dễ tính nhất trong tất cả các loại nấm phù hợp để chúng ta trồng nấm tại nhà.Trồng nấm sò khá đơn giản, không phải đầu tư tốn kém gì cả, chỉ mất chút thời gian và công sức ban đầu thì chúng ta có thể trồng nấm sò với quy mô lớn theo trang trại hoặc tự trồng nấm sò, nấm bào ngư tại nhà để cung cấp nấm tươi sạch cho gia đình.Tiến hành trồng qua các bước Chuẩn bị và xử lý nguyên liệu để trồngNấm sò có thể trồng được trên giá thể mùn cưa của tất cả các loại cây thân gỗ không có tinh dầu và độc tố, tốt nhất sử dụng mùn cưa gỗ mềm như bồ đề, mít, cao su, keo...Mùn cưa mới có thể dùng ngay, nếu dùng dần phải phơi khô đóng bao hoặc ủ để bảo quản chống mốc, chống mùn hóa làm mất chất dinh dưỡng.Đối với mùn cưa, sàng sạch mùn cưa nhằm để loại bỏ các mảnh gỗ vụn, dăm bào, các nhóm mùn cưa thô hoặc đá sỏi.Chuẩn bị nước vôi dùng để xử lý mùn cưa trồng nấm sò có pH từ 12-13 (1,5kg vôi trong 100 lít nước) và tiến hành bằng cáchCân vôi tôi hoặc vôi sống vào trong thau sạch, lượng vôi phụ thuộc vào lượng mùn cưa xử lý. Dùng que khuấy cho vôi hòa tan hoàn toàn trong nước và kiểm tra độ pH.Sau đó trải một lớp mùn cưa ra nền sạch, dộ dày lớp mùn cưa từ 20 – 30cm và tưới nước vôi đã pha lên lớp mùn cưa bằng vòi sơn, vừa tưới vừa đảo trộn cho mùn cưa thấm đều, cứ tiếp tục làm ướt mùn cưa theo từng lớp tương tự cho đến hết. Độ ẩm mùn cưa đảm bảo độ ẩm mùn cưa đạt từ 65 – 70%.Chú ý: Sau khi làm ướt mùn cưa phải thấm đều nước và chuyển màu nâu sẫm đồng đều, độ ẩm mùn cưa đạt yêu cầu trước khi ủ đống. Nếu độ ẩm quá khô hoặc quá ướt ta phải điều chỉnh ngay.Dùng xẻng, cào sắt chất mùn cưa thành đống hình chóp và đậy kín đống ủ bằng bạt nilon, cố định dưới chân đống ủ không cho hơi nước thoát ra ngoài. Thời gian ủ đống ngắn hay dài tùy thuộc vào từng loại mùn cưa.Trong thời gian ủ đống, cần đảo đống mùn cưa cứ sau 3 – 4 ngày ủ, thời gian ủ từ 10 – 12 ngàyTỷ lệ phối trộn nguyên liệu là Mùn cưa khô: 100kg + Bột ngô: 3-5kg + Cám gạo: 3-5kg + Bột nhẹ: 1-1,5kg. (CaCO3)Đóng bịch mùn cưaCho mùn cưa vào 1/3 túi nilon đã được gấp đáy vuông, nén mùn cưa lại bằng cách dùng hai tay nắm miệng túi và thổ mạnh khối mùn cưa xuống đất. Dùng các đầu ngón tay ấn vào 4 góc túi giá thể tạo đáy túi vuông.Đổ thêm mùn cưa vào túi cách miệng túi 4 – 5 cm, thổ mạnh và dùng các đầu ngón tay nén khố mùn cưa tạp túi mùn cưa căng, tròn đều, trọng lượng túi sau khi đóng xong phải đạt 1,2 – 1,6 kg, kích thước khối mùn cưa chiếm 2/3 túi.Chú ý: nguyên liệu đã trộn phụ gia thì phải tiến hành đóng bịch giá thể và đem hấp ngay, không để bịch đã đóng quá 8h hoặc nguyên liệu đã trộn thời gian lâu dẫn đến nguyên liệu bị chua gây nhiễm bệnh.Thanh trùng bịch đã đóngĐặt vỉ lót vào thùng phuy, nổ nước sạch vào thùng khoảng 15 - 20cm, sao cho không ngập vỉ lót.Xếp xen kẽ các túi giá thể vào nồi hấp để có khoảng trống cho hơi nước thoát lên phần nắp thùng (thùng 200 lít chứa khoảng 60 - 70 túi).Phủ nilon lên bề mặt thùng một tấm vải dày hoặc bao bố dày, bên ngoài phủ nilon và tiến hành buộc chặc để hạn chế thoát hơi nước.Đốt lò cho đến khi thấy có hơi nước bay lên thẳng là đạt nhiệt độ thanh trùng 95- 1000C và bắt đầu tính giờ hấp thanh trùng.Sau khi hấp đủ thời gian đợi nguội và lấy các túi ra khỏi nồi hấp. Các túi sau khi hấp xong phải có mùi thơm đặc trưng.Chuyển túi giá thể vào phòng cấy giống, đợi 24 – 48 giờ để các túi giá thể nguội mới được cấy giống. /uploads/news/2018_09/new-picture-1_5.pngCấy giốngMỗi loại giống nấm có mùi thơm đặc trưng, nếu có mùi chua là giống đã bị nhiễm khuẩn, nấm dại... Giống không già hoặc không non (dùng giống phải đúng tuổi).Để nuôi trồng đạt năng suất cao thì dùng giống phải đúng tuổi. nếu thấy bịch giống có mô sẹo, màu giống chuyển sang màu vàng, nâu đen là giống quá già. Giống chưa ăn kín đáy bao là giống còn non.Sử dụng giống tốt nhất khi giống ăn kín đáy 3-4 ngày. Muốn để lâu hơn phải bảo quản ở nhiệt độ mát.Đối với cấy giống dạng hạt: Mở nút bông túi giá thể bằng kẻ tay, sau đó mở miệng túi giá thể ra và chuyển giống vào túi giá thể, đậy nút bông túi giá thể đã có meo giống. Sau đó lắc đều túi giá thể để meo giống phân bố đều khắp bề mặt và chuyển các túi giá thể sang nhà nuôi sợi, bố trí trên hệ thống giàn kệ, các túi cách nhau: 5 – 7cm.Ươm giống và rạch bịchSau khi cấy giống 20 – 25 ngày (tùy thuộc vào điều kiện thời tiết), kiểm tra để rạch bịch. Khi thấy sợi nấm đã ăn xuống đáy bịch. Rạch 6 – 8 đường dài khoảng 5 – 6 cm, các đường rạch đều so le nhau. Chăm sóc và thu hoạchChăm sóc: Sau khi rạch bịch 4 – 6 ngày chưa cần tưới nước vào bịch. Khi thấy nấm mọc ra từ các vết rạch, tùy theo lượng nấm ít hay nhiều, độ ẩm không khí cao hay thấp để điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp ( tưới dạng phun sương), tưới 4 – 6 lần/ngày.Tác nhân gây bệnh hại nấmCác loại nấm mốc xanh, đen, vàng thường xuất hiện sau khi cấy giống 7 ngày. Nguyên nhân chủ yếu do nguyên liệu ủ chưa đủ nhiệt, vệ sinh khu vực cấy giống không tốt, thời tiết nóng bức, thiếu độ thông thoáng hoặc giống nấm bị mắc bệnh từ trước.Nhiễm khuẩn: Do vi khuẩn làm hỏng mũ nấm hoặc do quá trình tưới nước vào các vết rách, do vệ sinh kém sau khu thu hái.Thu hoạch: Thu hái nấm khi bầu nấm bằng chén uống nước nhỏ, lưu ý phải hái hết phần gốc trên bịch nấm. Mỗi lứa thu hái làm 3 – 4 đợt. Sau mỗi đợt thu hái 3 – 4 ngày không tưới, khi thấy tại những vết rạch xuất hiện quả thể nấm mới tưới nước. Thời gian thu hái nấm từ 30 – 45 ngày kể từ lần hái đầu tiên. Lưu ý thời gian thu nấm có hiệu quả nhất là từ lần hái đầu tiên đến 30 ngày sau. Từ ngày thứ 30 trở đi nếu thấy bịch nấm bị xẹp xuống (ngót đi) ta dùng tay ép bịch nấm xuống rồi lấy dây buộc sát vào nguyên liêu như phương pháp buộc ban đầu, sau đó chăm sóc và thu hái bình thường./. Tác giả bài viết: BBT Nguồn tin: tuoitre.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Kỹ thuật trồng nấm sò (bào ngư) Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu 5 Click để đánh giá bài viết   Tweet

  Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích Theo dòng sự kiện
  •  

    Tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh

    (22/07/2021)
  •  

    Giá trị hữu ích của phân hữu cơ sinh học

    (20/07/2021)
  •  

    Xử lý ổ dịch bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò tại Huyện Hớn Quản

    (16/07/2021)
  •  

    Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Tuần 26 - 27

    (14/07/2021)
  •  

    Bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

    (13/07/2021)
  •  

    Xây dựng chuỗi sản xuất thịt gà an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu tại tỉnh Bình Phước, giai đoạn 2019-2022

    (02/06/2021)
  •  

    Phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu phi trên địa bàn huyện Bù Đăng

    (20/05/2021)
  •  

    Tình hình mưa, lốc xoáy xảy ra trên địa bàn tỉnh ngày 05/5

    (07/05/2021)
  •  

    Lốc xoáy xảy ra trên địa bàn tỉnh gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng

    (19/04/2021)
  •  

    Kỹ thuật ủ phân hữu cơ từ phụ phẩm trồng trọt và chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm vi sinh vật

    (30/03/2021)

Xem tiếp 

  • Những tin mới hơn
  • Những tin cũ hơn
  •  

    Kỹ thuật trồng và chăm sóc đậu tương

    (09/10/2018)
  •  

    Bình Long: 100% diện tích sắn bị nhiễm bệnh khảm lá

    (10/10/2018)
  •  

    Cách làm giàu từ con dê của thanh niên 9x

    (17/10/2018)
  •  

    Kỹ thuật nhân giống mắc ca bằng phương pháp ghép

    (19/10/2018)
  •  

    Kỹ thuật nuôi cá chép giòn

    (03/10/2018)
  •  

    Kỹ thuật tạo giống cây ba kích

    (28/09/2018)
  •  

    Kỹ thuật xây dựng hệ thống bể thu phân và sản xuất phân hữu cơ

    (20/09/2018)
  •  

    Kỹ thuật tạo giống cây ba kích

    (26/09/2018)
  •  

    Bình Long: Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi dê theo chuỗi liên kết

    (27/09/2018)
  •  

    Kỹ thuật trồng và chăm sóc Mộc nhĩ

    (18/09/2018)
  •  

    Kỹ thuật trồng cây sầu riêng

    (13/09/2018)
  •  

    Kỹ thuật nuôi cá sặc rằn công nghiệp trong ao vùng nhiễm phèn

    (11/09/2018)
  •  

    Bệnh sẹo cây cam, quýt

    (10/09/2018)
  •  

    Tình hình bệnh khảm là sắn trên địa bàn tỉnh

    (06/09/2018)
  •  

    Biện pháp phòng trừ sâu đo gây hại cây keo tai tượng

    (05/09/2018)
  •  

    Sản xuất cây sầu riêng

    (27/08/2018)
  •  

    QUY TRÌNH KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ BỆNH KHẢM LÁ KHOAI MỲ

    (20/08/2018)
  •  

    Hớn Quản: Dê tăng giá, thương lái ngoại lùng sục gom hàng

    (17/08/2018)
  •  

    Một số phương pháp dùng thuốc trong nuôi trồng thủy sản

    (16/08/2018)
  •  

    Quy trình quản lý tính kháng thuốc bảo vệ thực vật của rầy nâu, rầy lưng trắng hại lúa

    (15/08/2018)
Danh mục Sàn nông sản Cổng dịch vu công QG 1022 Cổng thông tin điện tử Bình Phước Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Liên tục được cải tiến, sửa đổi bởi cả thế giới. Được sử dụng miễn phí không mất tiền. Được tự do khám phá, sửa đổi theo ý thích. Phù hợp để học tập, nghiên cứu vì được tự do sửa đổi theo ý thích. Tất cả các ý kiến trên Thống kê truy cập
  • Đang truy cập23
  • Hôm nay2,651
  • Tháng hiện tại63,550
  • Tổng lượt truy cập6,636,005
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Cách Xử Lý Mùn Cưa để Trồng Nấm Bào Ngư