Kỹ Thuật Trồng ổi Cho Năng Suất Cao Nhất Hiện Nay - .vn
Có thể bạn quan tâm
Ổi là một loại quả rất thơm ngon, bổ dưỡng và được rất nhiều người ưu chuộng. Trong bài viết lần này kỹ thuật trồng ổi hay cách trồng ổi sẽ là chủ đề chính mà Fao sẽ chia sẻ cho các bạn. Mọi người hãy đồng hành cùng Fao nhé!
Trong kỹ thuật trồng ổi thì bước đầu tiên và rất quan trọng đó chính là chọn giống ổi, bởi nó là tiền đề cho cây ổi sau này của bạn có năng suất và chất lượng quả như thế nào.
1, Chọn giống trồng ổi
Ổi thì có rất nhiều giống như: Ổi Bo, ổi Đào, ổi Hương,.. Nhưng quan trọng là bạn cần chọn giống ổi hợp với điều kiện khí hậu và đất nơi mình sinh sống. Chọn cây giống cần khỏe mạnh, cứng cáp, không bị sâu bệnh hại.
2, Đất trồng, khí hậu
Đất trồng và khí hậu là hai yếu tố quan trọng khi trồng Ổi. Độ PH của đất cũng phải phù hợp trong khoảng từ 5 đến 6. Nhiệt độ khí hậu lí tưởng khi trồng ổi nằm trong khoảng 30 độ C.
Đất trồng cần tơi xốp, thoáng và giữ nước tốt (đất phù xa rất phù hợp để trồng ổi). Đất trồng ổi cần phải được giữ ẩm thường xuyên để cây có thể phát triển khỏe mạnh.
Sau khi đã lựa được một giống ổi phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai thì chúng ta bắt đầu tiến hành trồng ổi. Và dưới đây là kĩ thuật trồng ổi.
3, Kỹ thuật trồng ổi hiệu quả nhất
a, Thời vụ trồng ổi
Trồng Ổi thì thích hợp trồng vào khoảng tháng năm đến tháng sáu hàng năm vì đây là giai đoạn bắt đầu mùa mưa và đây điều kiện lý tưởng để trồng ổi.
b, Mật độ và khoảng cách trồng ổi
Khi trồng ổi chúng ta nên thực hiện trồng kép hai cây vào một gốc ổi Để tiết kiệm chi phí cho cây trồng, tăng năng suất kinh tế. Mật độ tiêu chuẩn khi trồng ổi cần đạt là 100 gốc ổi trên một diện tích vườn 1000m2. Khoảng cách trồng tối ưu giữa các cây là 3,5m x 4m.
c, Làm đất trồng Ổi
- Để làm đất trồng ổi đầu tiên chúng ta cần dọn sạch diện tích đất trồng sau đó xới đất cho đất được tơi xốp.
- Sau khi đã dọn sạch và xới đất chúng ta tiến hành đào hố trồng ổi: cần đào hố trồng có chiều sâu của hố là 20cm, đường kính của hố là 20cm, khoảng cách giữa các hố là 3,5m x 4m.
Chú ý: phải để riêng lớp đất mặt khi đào hố trồng ổi, lớp đất bên dưới hố cần trộn với vôi bột, hốn hợp phân chuồng hoai mục và phân lân rồi lấp hố cao hơn mặt đất 25cm.
d, Kỹ thuật trồng ổi cho năng suất cao
Sau khi đã đào xong các hố chúng ta sẽ đào giữa mô trồng ổi rồi đặt bầu cây giống đã xé túi nilon vào hố -> lấp đất bằng mặt bầu cây giống ->Dùng tay ấn chặt đất vào mặt bầu -> cắm cọc để cố định cuối cùng là tưới nước cho cây tưới.
Kỹ thuật trồng ổi cũng khá đơn giản phải không các bạn. Và sau khi trồng thì chúng ta cần phải chăm sóc cho cây để cây có thể phát triển khỏe mạnh.
4, Kỹ thuật chăm sóc cây ổi
a, Tưới nước
Cần đảm bảo đủ độ ẩm trong đất bằng cách thường xuyên tưới nước cho cây. Ta nên tưới cách ngày mỗi lần tưới khoảng 5 lít nước một gốc ổi. Tưới nước quan trọng nhất là khi cây ra hoa và khi quả đang lớn.
b, Tỉa lá, tỉa cành, tạo tán
Trong kĩ thuật trồng ổi thì quan trọng là phải biết tỉa lá, tỉa cành và tạo dáng. Cần loại bỏ bớt những cành, lá xung quanh gốc cây, khi thấy cây có lá và cành quá nhiều. Khi cành hay lá bị sâu bệnh hại cần lập tức loại bỏ.
Thực hiện các công việc này giúp cho cây tiết kiệm chất dinh dưỡng cho những cành không cần thiết và hạn chế được sâu bệnh .
Khi trồng ổi tạo tán, bấm đọt là công việc sẽ giúp cho cây Ổi của mình có năng suất và chất lượng cao công việc này tạo điều kiện để cho cành ra nhiều quả, thu hoạch quả nhanh chóng, diệt trừ sâu bệnh hại dễ dàng. Tạo tán cho Ổi sẽ giúp bộ rễ phát triển giúp từ đó cây phát triển tốt nhất.
Kĩ thuật tạo tán: 3 tháng sau ki trồng, ta cần quan sát vị trí gần mắt ghép, từ thân cây sẽ sinh ra những mầm mới và ta chỉ để lại 3 mầm ( những cành cấp I). Chiều dài cành cấp 1 vào khoảng 50cm. Khi cành dài khoảng 70cm thì cắt bỏ một nửa cành sau này cây sẽ thấp dễ và thu hoạch quả. .
Cành mọc ra từ thân chính(cành cấp 2), cành cấp 2 này chỉ nên để dài khoảng 35cm là thích hợp nhất, mỗi cành này ta để lại 2 đến 3 cành mới mọc ra(cành cấp 3).
Từ cành cấp 3 sẽ mọc ra nhiều cành tuy nhiên ta chỉ để lại khoảng 7 -8 cành khỏe mạnh còn với những cành yếu và mọc dày hãy cắt bỏ để cây có bộ tán cân đối.
Sau khi cắt cành để nước và sâu bệnh có cơ hội xâm nhập vào vết thương của cây ta sẽ quét vôi vào vết cắt. Đồng thời tưới nước cho cây, vệ sinh vườn ổi, thu gom các cành cắt và đốt bỏ để trách việc lây lan sâu bệnh hại cho vụ ổi sau.
c, Bón phân cho Ổi
Bón phân sẽ giúp cho cây có thể đạt được năng suất và chất lượng quả cao nhất. Mỗi vụ trồng ổi cần cung cấp cho cây dinh dưỡng từ khi trồng đến khi thu hoạch. Cần bón phân hóa học N:P:K: theo tỷ lệ lần lượt là 12:15:18
Vậy là bài viết của Fao đến đay là kết thúc. Hi vọng những kiến thức trong bài viết này có thể giúp các bạn nắm được kỹ thuật trồng ổi và vận dụng tốt cho vườn cho ổi của mình. Chúc các bạn thành công!
Từ khóa » Cách Trồng Cây ỏi
-
Kỹ Thuật Trồng Cây ổi Đài Loan Cho Năng Suất Chất Lượng Cao
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây ổi - Trung Tâm Khuyến Nông Ninh Bình
-
Cây ổi Giống - Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc ổi Giống
-
Kỹ Thuật Trồng ổi đúng Cách - ít Sâu Bệnh - Nhanh Thu Hoạch
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Ổi đạt Năng Suất Cao
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc ổi Lê Đài Loan - YouTube
-
Trồng ỔI Trong Chậu Sao Cho NHIỀU TRÁI? | THÍCH TRỒNG CÂY TV
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc ổi Đài Loan Cho Năng Suất Cao
-
Kỹ Thuật Trồng Cây ổi Sai Quả, Chất Lượng Tốt
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây ổi đạt Năng Suất Cao
-
Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây ổi: Tỉa Cành, Tạo Tán Cho ổi
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Ổi Nữ Hoàng - Nuibavi
-
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ỔI LÊ ĐÀI LOAN
-
Kỹ Thuật Trồng ổi Trong Chậu Cho Quả Sai Lúc Lỉu | Sfarm