Kỹ Thuật Trồng Rau Muống Trong Thùng Xốp – Nông Nghiệp Phố
Có thể bạn quan tâm
Kỹ thuật trồng rau muống trong thùng xốp xanh tốt đến bất ngờ
Vô cùng dân dã nhưng không bao giờ gây cảm giác nhàm chán, đã từ lâu rau muống luôn là một món ăn quen thuộc trong những bữa cơm gia đình Việt. Tuy nhiên, vấn đề về việc tranh cãi đâu mới là rau muống sạch luôn khiến chị em lo lắng khi chọn món ăn này.
Vậy thì tại sao bạn không giải quyết nổi lo ấy bằng cách tự tay trồng những thùng rau muống non xanh tại nhà vừa đơn giản lại an toàn theo cách của Nông nghiệp phố?
1. Đặc điểm của cây rau muống
Rau muống có tên tiếng Anh là Ipomoea aquatica và có mặt hầu hết ở khắp nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, rau muống thường được chia thành hai loại là rau muống trắng và tía. Cả hai loại đều được trồng trên mặt nước hoặc trên cạn để thu hái dùng làm rau ăn kèm hoặc sử dụng với mục đích điều trị bệnh.
Tuy nhiên thông thường rau muống trắng thường được trồng trên cạn. Còn rau muống tía thường mọc hoang hoặc trồng dưới nước. Nên nó còn được gọi là rau muống đồng hoặc rau muống ruộng.
Rau muống là một loài cây thân thảo, có thân rỗng, dày, giòn, có nhiều đốt, có rễ ở các đốt, mặt ngoài nhẵn. Thân thường không có lông vào mùa nóng và có lông vào mùa lạnh.
Lá rau muống có hình ba cạnh, đầu ngọn, đôi khi lá có thể thon dài, hẹp. Phiến lá dài 7 – 9 cm, rộng 3.5 – 7 cm, cuống lá thường nhẵn, không có lông dài khoảng 3 – 6 mm.
Hoa thường to có màu trắng hoặc hồng tím, ống hoa màu tím nhạt trông rất bắt mắt. Mỗi cuống hoa có thể mọc 1 – 2 hoa. Quả Rau muống hình cầu, đường kính khoảng 7 – 9 mm, hạt có lông màu nâu, hung, đường kính hạt khoảng 4 mm.
2. Công dụng tuyệt vời của rau muống
a. Thực phẩm giàu dinh dưỡng
Đã từ xa xưa, rau muống là một loại thực phẩm quen thuộc với người dân Việt Nam ta vì nó có thể mọc ở khắp mọi nơi và có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon. Thế nhưng ngoài cái vẻ đẹp dân dã có phần hơi quê mùa đó thì rau muống còn chứa một hàm lượng chất dinh dưỡng vô cùng lớn.
Thành phần chính của rau muống chính là nước chiếm khoảng 92%, ngoài ra còn có Protit, Gluxit, Xenluloza, muối khoáng như Canxi, Photphos, sắt, chất nhầy. Đặc biệt là các loại Vitamin C, Vitamin B1, Vitamin B2, Caroten, Citamin… Vì vậy đây hứa hẹn sẽ là một thực phẩm có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe của bạn.
b. Hỗ trợ điều trị thiếu máu
Có thể bạn chưa biết ngoài thịt bò, củ dền hay các loại thực phẩm màu đỏ khác có tác dụng bổ máu thì dẫu rau muống không có màu đỏ nhưng nó vẫn có khả năng giúp bạn bổ sung máu một cách gián tiếp.
Bởi vì hàm lượng chất sắt trong rau muống rất dồi dào, nhất là giống rau muống đồng thân đỏ. Do đó ăn rau muống thường xuyên sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu và giúp phụ nữ mang thai bổ sung đầy đủ chất sắt.
c. Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Rau muống rất giàu vitamin A, C và beta-carotene. Đây là những chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do trong cơ thể. Từ đó giảm mức cholesterol toàn phần, tránh hình thành các mảng lipid lắng đọng trên thành mạch gây xơ vữa động mạch vành.
Xơ vữa động mạch vành có thể dẫn đến bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ gây suy tim, nhồi máu cơ tim hay thậm chí là đột quỵ. Folate có trong rau muống sẽ giúp chuyển đổi homocysteine, là một phân tử gồm 20 amino acid. Việc chuyển đổi này sẽ hạn chế nồng độ homocysteine trong máu tăng cao, giảm nguy cơ tạo thành các cơn đau tim hoặc đột quỵ.
Không những vậy, lượng Magie lớn chứa trong rau muống cũng là khoáng chất có ích giúp giảm huyết áp và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Ngoài những tác dụng trên thì rau muống còn có một số công dụng khác mà có thể bạn chưa hề biết tới như điều trị bệnh vàng da, hạn chế các vấn đề về gan, ngăn ngừa ung thư, giúp mắt sáng khỏe, điều trị bệnh về da, chống lão hóa và trẻ hóa da, giúp mái tóc chắc khỏe…
3. Kỹ thuật trồng rau muống cạn trong thùng xốp cực kì đơn giản cho người mới bắt đầu
Hiện nay với tình trạng đô thị hóa ngày một phát triển thì diện tích đất ngày một thu hẹp và khả năng được trồng rau trên đất truyền thống rất thấp. Vì vậy đối với những người sống ở phố thì chỉ có thể trồng cây ở sân thượng hoặc hành lang trống.
Do đó thay vì vứt bỏ những cái thùng xốp đã đựng thực phẩm đi thì ta có thể tận dụng nó để trồng rau vừa đở tốn diện tích, chi phí mua khay mới vừa có thể bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.
a. Chuẩn bị dụng cụ, đất trồng
Đầu tiên bạn cần chuẩn bị thùng xốp, đặc biệt là phải có lỗ thoát nước. Tuy nhiên nếu bạn không có thùng xốp hoặc muốn tăng tính thẩm mỹ làm đẹp cho khu vườn của mình thì bạn có thể chọn mua những khay trồng rau đã được thiết kế đầy đủ lỗ thoát nước. Hoặc các loại chậu treo tường, ban công vô cùng tiện lợi, tiết kiệm không gian.
Đối với rau muống thì bạn nên chọn đất tơi xốp, giàu mùn nhưng phải có khả năng giữ nước và thoát nước tốt. Bạn có thể phối trộn đất theo công thức đơn giản với tỉ lệ 3 đất sạch : 3 phân trùn quế : 2 giá thể trấu hun : 2 giá thể mụn dừa.
Tuy nhiên nếu bạn quá bận rộn thì để tiết kiệm thời gian và công sức bạn nên sử dụng nguồn đất hữu cơ giàu dinh dưỡng đã qua phối trộn và xử lí dùng cho tất cả các loại rau là đất sạch hữu cơ Sfarm chuyên dùng cho rau ăn lá.
Cho đất trồng đã phối trộn vào trong thùng xốp hoặc khay trồng. Chú ý không nên quá đầy mà nên dưới miệng thùng 5 – 7 cm để sau khi trồng không bị đổ ra ngoài để chúng ta cũng dễ dàng chăm sóc hơn.
b. Chuẩn bị hạt giống
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại giống rau muống trồng trên cạn với lá to nhỏ khác nhau. Do đó tùy sở thích mà bạn có thể mà bạn có thể chọn được giống ưng ý. Tuy nhiên bạn nên mua ở những cửa hàng có uy tín để có được hạt giống chất lượng, tỉ lệ nảy mầm cao.
⫸ Bạn mua hạt giống rau muống cao sản TẠI ĐÂY.
Sau khi mua hạt giống về bạn tiến hành ngâm trong nước ấm (2 sôi : 3 lạnh) trong 2 - 5 giờ, chú ý phải vớt những hạt nổi lên bềnh bỏ đi vì đây là hạt bị hư hỏng, lép, mất khả năng nảy mầm. Tiếp theo bạn đem hạt giống đã ngâm đi rửa sạch rồi ủ khăn ấm đến khi hạt có giấu hiệu nảy mầm thì đem đi gieo ngay.
c. Tiến hành trồng ngay thôi nào
Đầu tiên, bạn cần tưới nước để tạo độ ẩm cần thiết cho đất. Sau đó rạch từng hàng thẳng ở trong thùng xốp với khoảng cách hàng cách hàng 10cm và rắc đều hạt giống xuống đất.
Sau đó nên rải một lớp đất mỏng phủ lên bề mặt hạt giống mới gieo và tưới nước. Nhớ nên rải hạt giống vừa phải đều tay không quá dày mà cũng không quá thưa.
Sau khi gieo hạt thì bạn nên tiến hành che phủ 5 - 7 ngày bằng rơm rạ, mụn dừa, trấu hun… Hoặc sử dụng lưới che nắng che lên trên để hạt có thể giữ được độ ẩm thích hợp kích thích sự nảy mầm.
4. Chăm sóc rau muống xanh tốt hái mỏi tay
a. Ánh sáng và nước tưới
Rau muống là một loài rau ưa sáng, vì vậy bạn nên trồng rau nơi có nhiều ánh sáng để cây có thể quang hợp tốt, ngày một xanh tươi.
Rau muống là loại rau khá ưa nước nên khi mới gieo hạt để tăng khả năng nảy mầm và sống sót, tránh bị mất nước khi còn yếu bạn nên tưới ngày 2 lần sáng chiều thật nhẹ nhàng bằng bình tưới vòi sen hoặc phun mưa.
Khi cây đã lớn và bắt đầu sinh trưởng phát triển khỏe mạnh thì bạn có thể tưới 1 lần/ ngày. Tuy nhiên nên tránh trường hợp tưới quá nhiều vào buổi tối cây dễ bị nấm bệnh tấn công.
b. Bón phân
Rau muống là một loại cây dễ dàng sinh trưởng, không đòi hỏi dinh dưỡng nhiều. Tuy nhiên để rau có thể xanh tốt, giàu dưỡng chất đồng thời dễ dàng chống chịu được sâu bệnh hại thì bạn có thể bón phân cho rau như sau.
Sau khi gieo khoảng 10 – 12 ngày thì rau đã bắt đầu ra lá, rễ cũng tương đối ổn định. Lúc đó bạn có thể sử dụng phân trùn quế kết hợp cùng các loại phân bón lá hữu cơ như phân đạm cá, rong biển, phân bánh dầu…
Phân bón hữu cơ đô thị tảo biển đỏ - Ngo Agro - 3.5-2-2+75OM - Túi 2kg
45,000₫Phân dê qua xử lý hàng chuẩn ( chuyên cho lan và hoa hồng ) - 1 túi
22,000₫Chế phẩm kích mầm - bật mầm ORG HUM nhập khẩu từ Úc
25,000₫Phân dê dùng cho lan dạng túi tan chậm
25,000₫Phân bón hữu cơ khoáng Minro 5-5-5+TE cho hoa lan và bonsai
48,000₫Nấm đối kháng Trichoderma Điền Trang - Gói 1 Kg
69,000₫Phân trùn quế cao cấp Sfarm Pb01 - Bao 40kg - Đã qua xử lý
379,000₫Phân trùn quế cao cấp Sfarm Pb01 - Bao 2kg - Đã qua xử lý
28,000₫Phân bón hữu cơ chuyên cho cây trong nhà SFARM - Túi 500gr
19,000₫Phân Trùn Quế Sông Hồng 10kg
59,000₫Bón thúc lần 1
Ở giai đoạn này rau muống con có từ 3 - 4 lá thì thường có hiện tượng lá nhạt màu hay bị vàng lá, vấn đề này là do thiếu đạm và rễ chưa phát triển, vì vậy bạn cần bón phân cho rau bằng cách pha một lượng 20-20-15 rồi tưới đều trên rau muống.
Bón thúc lần 2
Sau khi bón thúc lần 1 cách từ 10 - 15 ngày thì đây là thời gian rau muống sinh trưởng rất mạnh mẽ nên bạn có thể sử dụng các loại phân như:
NPK 20-20-15: Sử dụng 4 thìa cà phê cho 1 lít nước và tưới đều cho rau.
NPK Minro 30-9-9: Sử dụng 2 thìa cà phê cho 1 lít nước và tưới đều cho rau.
DAP: Sử dụng 4 thìa cà phê cho 1 lít nước và tưới đều cho rau.
Chú ý: Sau khi bón phân phải tưới lại bằng nước sạch để đảm bảo cây không bị cháy lá. Đồng thời cần quan sát mức độ sinh trưởng và màu sắc của lá mà có thể xác định số lần bón phân và điều chỉnh liều lượng phân bón tăng giảm sao cho phù hợp.
c. Nhổ cỏ, tỉa cây
Phải thường xuyên nhổ cỏ và vun gốc để cây có thể phát triển mạnh, đặc biệt là trong quá trình bón phân để cỏ không cạnh tranh hút hết các chất dinh dưỡng của cây.
Trong giai đoạn sau khi gieo trồng được 2 tuần, nếu thấy rau muống mọc quá dày thì có thể tỉa bớt, mỗi cây nên cách nhau 1 – 2 cm để có thể tiếp nhận đủ ánh sáng, nước, phân… nhằm phát triển xanh tốt.
d. Sâu bệnh hại rau muống
Rầy xám, sâu hại rau muống
Rầy xám xuất hiện và gây hại ở nhiều cây trồng trong đó có rau muống. Rầy xám hoạt động mạnh vào ban tối nên rất khó kiểm soát loại sâu hại này. Rầy hút nhựa ở phần non cây rau khiến lá cong lại, thô dày cụp xuống.
Nếu nhiễm rầy xám ở mật độ cao có thể dẫn đến tình trạng ruộng rau cằn lại, lá xoăn lại không phát triển được. Điều này làm giảm năng suất thậm chí mất trắng nếu không kịp thời ứng phó.
Do đó để phòng ngừa loại rầy này đồng thời các loại sâu ăn lá khác thì bạn có thể sử dụng các chế phẩm trừ sâu sinh học như dịch tỏi, Neem Chito, Bio - B, Radiant… vừa an toàn cho sức khỏe lại vô cùng hiệu quả.
Bệnh rỉ trắng
Đây là một loại bệnh tương đối phổ biến trên rau muống do nấm Albugo ipomoea gây ra. Vết bệnh là một đốm nhỏ tròn, màu trắng, sau đó lớn dần mà nhô cao lên. Nhiều vết bệnh gần nhau sẽ khiến lá sần sùi, biến dạng rất mất thẩm mỹ.
Bệnh bắt đầu phát tán từ mặt sau của lá già, sau đó phát tán lên làm lá úa vàng, rụng sớm. Cây rau muống từ đó bị sướng, thân và lá cứng lại, kém phát triển.
Bệnh này cũng do nấm hại gây ra nên khi bạn thấy rau có biểu hiện thì phải phòng trừ bằng các loại thuốc trừ nấm bệnh ngay lập tức.
Bệnh thối gốc nguy hiểm ở rau muống
Nguyên nhân của bệnh này là do nấm Rhizoctonia solani gây nên. Khi nấm bệnh xâm nhập sẽ phá hủy gốc cây gần mặt đất đồng thời xuất hiện vết màu nâu bao quanh cổ rễ. Trên vết bệnh có lớp tơ nấm màu trắng và có những hạch nấm nhỏ màu đen như hạt cát.
Bệnh tấn công mạnh làm cây sinh trưởng kém, nhổ lên đứt gốc, gốc thối nhũn, lá vàng rụng, dần dần cây sẽ chết. Để phòng trừ bệnh này thì bạn có thể sử dụng các loại thuốc trừ nấm bệnh để phun xịt cho cây như Antracol, Ridomil Gold, Daconil, Coc85…
Ngoài ra việc phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó trong quá trình trộn đất trồng cây, bạn có thể bổ sung thêm chế phẩm nấm Tricoderma để tăng cường hệ vi sinh có lợi trong đất, hạn chế được một số nấm bệnh, giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh.
f. Thu hoạch rau muống
Sau khi trồng trong vòng 4 - 6 tuần thì bạn đã có thể thu hoạch được những cọng rau muốn xanh non đầu tiên rồi, thời gian thu hoạch và chất lượng rau phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ, nước và điều kiện chăm sóc.
Nếu chăm sóc rau muống tốt thì rau có thể cho thu hoạch được 5 đợt. Đặc biệt nên nhớ phải cách li đủ thời gian ít nhất 10 ngày sau khi bón phân hoặc phun thuốc nhé!
Khi rau muống cao khoảng 30 - 40cm thì bạn cắt ngang gốc cách gốc cây 3cm. Sau khoảng 1 tuần thì cây sẽ tiếp tục nhú mầm non. Lúc này bạn nên tiếp tục bón phân cho rau để kích thích rau ra rễ và mau mọc lá mới.
5. Những lưu ý đặc biệt khi dùng rau muống và ai không nên ăn rau muống?
Tuy rau muống là món ăn ngon vô cùng quen thuộc, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng nó một cách dễ dàng. Đặc biệt là những người có bệnh nền sau đây.
Những người mắc chứng gout, viêm nhiễm đường tiết niệu do sỏi thận, người huyết áp cao mà ăn rau muống sẽ làm tình trạng bệnh càng thêm nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, những người mắc các bệnh về xương khớp cũng nên kiêng kỵ rau muống vì chúng có thể khiến chỗ viêm càng thêm đau nhức hơn.
Đồng thời người bị vết thương mềm, cạn, không loét sâu cũng không nên ăn rau muống. Bởi vì có thể làm tăng sinh tế bào, sinh thịt dễ dẫn đến các vết sẹo lồi, vết thâm trên da.
Không những vậy, các bệnh nhân điều trị bệnh bằng thuốc Đông y nói chung cũng lưu ý nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng Rau muống. Bởi nó có thể làm mất tác dụng của một số loại thuốc, đặc biệt là các vị thuốc có độc tính.
6. Một số món ăn ngon từ rau muống
Canh rau muống
Rau muống xào tỏi
Nộm rau muống
⫸ Xem thêm: Kĩ thuật trồng và chăm sóc rau má trong thùng xốp hái mỏi tay
⫸ Xem thêm: Top 5 loại rau mầm bạn không thể bỏ qua mùa giãn cách
⫸ Xem thêm: Bật mí cách trồng ớt chuông trong chậu cho quả giòn ngọt
Việc trồng rau muống vô cùng đơn giản và không hề tốn nhiều công sức như bạn từng tưởng tượng đâu. Vì vậy để bữa ăn của gia đình thêm tròn vị mà luôn đảm bảo sức khỏe thì bạn nên bắt tay ngay vào việc trồng ngay một thùng rau muống xanh tươi đi nhé! Nông nghiệp phố chúc bạn thành công và hẹn gặp lại bạn ở những bài viết sau.
Nông Nghiệp Phố - chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm.
➤ Website: https://nongnghieppho.vn/
➤ Hotline: 0865 399 986
Vôi bột sát khuẩn và cải tạo đất
9,500₫Tinh vôi siêu sát khuẩn 98%
39,000₫Thuốc trừ bệnh cây trồng RIDOMIL GOLD 68WG - Gói 100gram
73,000₫Thuốc trừ nấm bệnh cây trồng ANTRACOL 70WP
55,000₫Vôi bột sát khuẩn Xuân Đào - Túi 10kg
75,000₫Thuốc trị thối nhũn PONER - 40TB - Gói 5 gram
9,000₫Đặc trị bệnh Daconil 75WP - Gói 15gram
11,000₫Thuốc trừ bệnh cho cây trồng ANVIL 5SC - Chai 100ml
45,000₫Thuốc sát khuẩn và khử trùng cho cây trồng và chuồng trại BENKONA
25,000₫Thuốc sát khuẩn Physan 20SL trừ bệnh thối nhũn - Chai 100ml
63,000₫Từ khóa » Cách Trồng Cây Rau Muống Trong Thùng Xốp
-
Cách Trồng Rau Muống Sạch Trong Thùng Xốp Tại Nhà đơn Giản Nhất
-
Cách Trồng Rau Muống Trong Thùng Xốp Bằng Hạt Hoặc Cành Dễ Làm ...
-
Hướng Dẫn Trồng Rau Muống Nước Trong Thùng Xốp Từ A đến Z
-
Cách Trồng Rau Muống Hạt Trong Thùng Xốp đơn Giản - YouTube
-
Cách Trồng Rau Muống Thùng Xốp , Gieo Hạt Trong Ly ... - YouTube
-
Cách Trồng Rau Muống Trong Thùng Xốp Sạch Và An Toàn
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Bón Rau Muống - TỈNH CÀ MAU
-
Cách Trồng Rau Muống Hạt Trong Thùng Xốp Tại Nhà Cực Dễ
-
Cách Trồng Rau Muống Bằng Cành Trong Thùng Xốp Tại Nhà - Về Quê
-
Cách Trồng Rau Muống Trong Thùng Xốp Tại Nhà Vừa Sạch Vừa Tiết Kiệm
-
Trồng Rau Muống Trong Thùng Xốp Chưa Bao Giờ đơn Giản đến Thế
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Rau Muống Hạt Trong Thùng Xốp
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Rau Muống Lớn Nhanh Như Thổi - Sfarm
-
Kỹ Thuật Trồng Rau Muống Cạn & Rau Muống Nước Tại Nhà ❤️️