Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Bàng Đài Loan

1. Đặc điểm cây:

Tên thông thường: bàng đài loan, bàng lá nhỏ.

Tên khoa học: Terminalia mantaly Họ thực vật: Combretaceae (Họ Bàng)

Giá trị sử dụng:

Bàng đài loan là cây thường xanh tạo tán rộng bóng mát, thường được sử dụng trên đường phố, trong các công viên, trường học… đồng thời nó cũng góp phần làm tăng mảng xanh và cải tạo bầu không khí xung quanh.

Hình thái:

– Bàng đài loan thuộc loại cây thân gỗ nhỏ, cây có thể cao từ 20-30m, cành thẳng, mọc vòng nhếch lên trên, tạo thành từng tầng. Vỏ và gỗ cây được dùng làm thuốc nhuộm. Chiều cao trung bình từ 3-3.5m với đường kính thân 8-10cm.

– Lá đơn nhỏ, bóng nhẵn, mép nguyên, có màu xanh non, nhỏ li ti trông rất đẹp mắt.

– Hoa của bàng đài loan nhỏ li ti giống như hoa nhãn, có màu trắng hơi xanh, mọc thành chùm thẳng đứng trên cùng một cuống.

– Quả nhỏ, hình oval, hạt dài khoảng 1.5cm với cánh không rõ. Lúc còn nhỏ có màu xanh, lúc chín chuyển sang màu vàng cam.

Đặc tính:

– Tốc độ sinh trưởng trung bình, sức sống có thể giảm sau thời kỳ ra hoa.

– Là loại cây ưa sáng, ưa đất giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt.

– Cây nhân giống bằng hạt để tạo cây con.Trước lúc gieo, cần cắt cánh, ngâm trong nước lã 24 giờ.

2. Kỹ thuật trồng cây bàng đài loan:

Chuẩn bị cây giống: Lựa chọn cây giống khỏe mạnh, không bị sâu bệnh.

Chuẩn bị hố trồng: San mặt bằng trên diện tích đào hố trồng cây. Hố trồng cây phải có kích thước lớn hơn bầu cây từ 15-20cm.

Chuẩn bị giá thể: Trước khi trồng cây, tiến hành bón lót vào hố trồng bằng hỗn hợp phân hữu cơ – đất hữu cơ bao gồm đất trộn xơ dừa, tro trấu, rơm mục, phân bò… đã được ủ hoai và mục nát.

Quy trình trồng:

– Cây sau khi được đánh bầu và bứng tới hố trồng, đặt nhẹ nhàng cây vào giữa hố, cắt bỏ dây buộc bầu, lấy lưới hoặc bao tải bó bầu ra khỏi bầu. Lưu ý: không làm bầu bị bể, rễ cây tung ra không bám đất.

– Rải thêm lớp xơ dừa và phân hữu cơ lên bầu cây rồi lấp đất. Khi lấp đất được ½ chiều cao hố, ta đóng cọc chống cây (3 cọc/1 cây) rồi mới tiến hành lấp đất tiếp. Đất bỏ đến đâu được nện chặt xung quanh đến đấy. Lượng phân NPK bón cho mỗi cây trồng từ 5-10kg.

– Chú ý: Luôn điều chỉnh cho cây luôn đứng thẳng tán cân đối không nghiêng vẹo. Vẫn có thể chống cọc sau khi đã lấp đất xong. 3. Kỹ thuật chăm sóc cây bàng đài loan: Chế độ nước tưới: Sau khi trồng, tưới nhẹ nước xung quanh gốc cây. Tưới nước tạo độ ẩm cho bộ rể phát triển. Lưu ý: Không tưới quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của cây. Thời điểm thích hợp để tưới là vào sáng sớm và không nên tưới vào buổi trưa nắng gắt. Sau đó, tùy vào điều kiện thời tiết mà có lượng nước tưới khác nhau. Chế độ phân bón: Sử dụng phân bón hữu cơ để bón cho cây. Có thể bón NPK định kỳ 2-3 tháng/ lần. Lượng bón cho mỗi cây tùy vào kích thước lớn nhỏ như sau: từ 50-100g/gốc. Khi bón nên tiến hành xới nhẹ quanh theo hình chiếu tán của cây, sau đó rải phân bón xung quanh. Không nên bón phân vào gần gốc dễ làm cây chết. Tưới nước cho cây sau khi bón phân là cần thiết. Chu kì cắt, tỉa: Dùng kéo hoặc cưa cắt tỉa những cành hoặc chồi mọc không thích hợp hay những chồi non quá nhiều. Tùy yêu cầu cụ thể mà cắt sửa theo hình dáng mỹ quan riêng.

Phòng trừ sâu, bệnh hại: Vệ sinh gốc cây và đất trồng sạch sẽ sẽ giúp rễ cây phát triển và phòng chống sâu bệnh hiệu quả.

Thông tin khác

  • » Kỹ thuật trồng và nhân giống cây bơ sáp (20.12.2015)
  • » Kỹ Thuật Nhân Giống Keo Lai Bằng Hạt (22.04.2018)
  • » Kỹ Thuật Nhân Giống Keo Lai Bằng Phương Pháp Giâm Hom (22.04.2018)
  • » Kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc cây Sao Đen (20.04.2018)
  • » Kỹ thuật trồng và nhân giống Keo Lá Tràm (20.12.2015)
  • » Kỹ thuật trồng và nhân giống Tràm Cừ (20.12.2015)
  • » Kỹ thuật trông và nhân giống cây dầu rái (20.12.2015)
  • » Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Sưa Đỏ (21.04.2018)

Từ khóa » Cách Trồng Bàng Lá Nhỏ