Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Lan ý Cho Hoa Khoe Sắc
Có thể bạn quan tâm
Cây lan ý với vẻ đẹp trắng tinh khôi nên hiện nay đang dần chiếm được tình cảm của những người yêu hoa. Lan ý là loài hoa tương đối dễ trồng và chăm sóc nếu hiểu rõ được điều kiện sinh thái của cây như đất, nước, ánh sáng sẽ giúp cây phát triển khỏe mạnh, giúp cho những bông hoa tươi lâu. Lan ý còn có một tác dụng rất tốt khi trồng trong nhà là giúp không gian thư giãn, trong lành nhờ sự thanh lọc không khí của cây. Vậy còn điều gì đáng lo ngại nữa khi trồng một chậu lan ý trong nhà.
Trồng chậu lan ý khoe sắc rực rỡ
Bài viết dưới đây Cẩm nang cây trồng chia sẻ với bạn đọc kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lan ý khỏe mạnh, khoe sắc.
1. Đặc điểm cây lan Ý
- Cây lan ý hay còn gọi là Bạch môn, Vỹ hoa trắng, Huệ Hoa bình. Chính vì vẻ đẹp kiêu sa trắng tinh và phát triển khỏe mạnh, bền màu nên người ta thường gọi nó với tên mỹ miều là Lan Ý.
- Cây Lan Ý thủy sinh còn đứng đầu danh sách loài cây lọc không khí. Không chỉ hấp thụ một số chất gây ung thư như: formaldehyde, benzen và trichloroethylene.
- Nó còn hấp thụ cả xylene và toluene hóa chất tìm thấy trong dầu hỏa. Hơn thế nữa nó còn hấp thụ năng lượng bức xạ nhân tạo phát ra từ tivi, điện thoại, lò vi sóng, máy tính, đài, đồng hồ điện tử…Cây phù hợp để bàn làm việc, bàn học, phòng khách, trang trí quán cà phê, bàn lễ tân, các không gian trống…
Xem thêm - Cytokinin DA6 98% (Tăng cường sức khỏe cây trồng) |
2. Kỹ thuật trồng cây Lan Ý
Cây lan ý là loại cây rất dễ trồng và chăm sóc nhờ đặc tính sinh sinh trưởng phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên cây lan Ý có một số điểm khác với những cây trồng khác, chính vì vậy cần nắm vững kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lan ý giúp cây phát triển khỏe mạnh.
2.1. Nhân giống cây Lan Ý
- Cây lan ý thường sử dụng biện pháp nhân giống bằng phương pháp tách cây con từ chậu cây mẹ là bạn có thể có ngay được chậu lan ý mới.
Tách cây lan ý làm nhân giống từ cây mẹ
- Tuy nhiên, việc thực hiện nhân giống cây lan ý thường vào lúc thay chậu mới cho cây lan. Thời điểm thích hợp nhất để thay chậu và nhân giống là vào mùa xuân, giúp cây phát triển nhanh nhất.
2.2. Chuẩn bị đất trồng cây lan ý
- Thông thường, cây lan ý thường được trồng bằng 2 phương pháp là thủy canh và trồng trong đất. Bài viết, này sẽ hướng dẫn bạn đọc cách trồng cây lan ý trong đất dễ dàng hơn.
Xem thêm: Cách trồng và chăm sóc cây lan ý thủy sinh
- Lan ý là loại cây thân bụi có thể trồng được cả thủy sinh, chính vì vậy cây nên trồng trong đất ẩm ướt và giàu dinh dưỡng.
- Bạn có thể chuẩn bị đất trồng bằng cách trộn đều hỗn hợp đất gồm đất phù sa + than bùn + lá mục + phân hữu cơ + cát. Ngoài ra bạn có trộn thêm ít đá sỏi để giúp cây thoát nước tốt.
- Sau khi trộn đất xong bạn nên phơi đất trong vòng 7-10 ngày để giúp đất có thể sạch bệnh bám trong đất.
2.3. Kỹ thuật trồng cây lan ý
- Cây lan ý rất dễ trồng, sau khi mua cây về bạn có thể tiến hành trồng vào trong chậu. Chọn chậu trồng phù hợp với cây, nên chọn chậu trồng to hơn cây để trong điều kiện chăm sóc tốt cây đẻ thêm các nhánh mới.
- Cho hỗn hợp đất vào trong 2/3 chậu sau đấy tưới nước cho đất ẫm, đặt cây vào trong chậu sao cho mặt bầu của cây thấp hơn miệng chậu trồng 2-3cm.
Cho đất trộn vào 2/3 chậu sau đó đặt cấy lan ý vào trong chậu
- Cho đất xung quanh chậu, nén chặt cây để giúp cây có thể đứng vững trong chậu không bị đỗ ngã.
- Khi trồng xong cần đảm bảo mặt đất trong chậu cách miệng chậu 1-2cm.
3. Kỹ thuật chăm sóc cây lan ý
3.1. Chọn vị trí đặt chậu lan ý phù hợp
- Cây lan ý là loại cây trồng trong vùng đất rừng mưa nhiệt đới, có khí hậu nóng ẩm và có bóng mát. Vì vậy, khi trồng trong môi trường ôn đới cây cần được trồng và chăm sóc nơi râm mát và ấm áp.
- Cây lan ý không thể sống trong điều kiện ngoài trời cả ngày, chính vì vậy, khi trồng bạn nên chọn không gian trong nhà ấm áp và nơi không có ánh sáng chiếu trực tiếp, những nơi có độ ẩm cao cây sẽ phát triển khỏe mạnh.
- Bạn có thể đặt chậu lan ý trong nhà nơi gần cửa sổ nhưng tuyệt đối không nên đặt chậu ngay dưới cửa sổ của phòng, mà nên đặt nơi ấm áp có ánh sáng chiếu dán tiếp, ánh sáng yếu chiếu vào cây.
Đặt chậu lan ý nơi thoáng mát, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào cây
- Khi đặt chậu nên nhớ không nên đặt chậu nơi có gió lạnh lùa vào cây, hoặc nơi có nhiều ánh sáng khiến cây phát triển chậm và cây bị vàng lá, rũ dần xuống.
3.2. Tưới nước cho cây lan ý
- Cây lan ý là loài cây ưa ẩm, chính vì vậy việc tưới nước cho cây đúng cách giúp cây nhanh phát triển và khỏe mạnh.
- Khi tưới nước cho cây nên bạn cần chú ý khi mặt đất trong chậu đã khô, nên tưới nước bổ sung đủ ẩm cho cây, tuy nhiên không nên tưới quá ẩm gây đọng nước trong chậu, làm ngập úng rễ. Bạn nên tưới nước cho cây 1 lần/tuần.
- Cây lan ý cũng giống như một số loại cây khác, vào thời tiết mùa hè cần bổ sung nước thường xuyên cho cây, vào mùa đông cần hạn chế tưới nước cho cây.
- Cây Lan Ý phát triển mạnh nếu được trồng trong vùng nhiệt đới với độ ẩm cao, vì thế ngoài việc tưới nước cho cây, bạn nên thường xuyên dùng bình xịt để phun sương lên lá cây, mô phỏng không khí ẩm của rừng mưa. Có thể phun sương cho cây nhiều hơn vào mùa hè, đây cũng là mùa sinh trưởng của cây – vì vậy bạn càng tưới nhiều nước cho cây, hoa càng tươi tốt và đẹp hơn.
3.3. Cung cấp dinh dưỡng cho cây
- Cây lan ý không quá cầu kì trong khâu chăm sóc, vì vậy nhu cầu dinh dưỡng của cây cũng không cần quá nhiều.
- Trong 1 năm bạn có thể bón phân cho cây 1-2 lần với lượng bón nhỏ. Bên nên sử dụng các dòng phân hữu cơ để bón cho cây giúp cây phát triển nhanh và tạo được bộ rễ khỏe mạnh. Một số loại phân hữu cơ rất tốt cho cây như: Amino Acid (Đạm cá), Rong biển, Fulvic, Kali Humate,… giúp cây phát triển khỏe mạnh, bộ rễ phát triển và hạn chế được một số bệnh như tuyến trùng, thối rễ,…
Cung cấp dinh dưỡng giúp cây lan ý phát triển khỏe mạnh
- Lượng bón các loại phân này cho cây lan ý bằng 1/3 so với lượng nhà sản xuất khuyến cáo.
3.4. Cắt tỉa cành lá cho cây lan ý
- Đối với cây lan ý không cần thường xuyên cắt tỉa giống như những cây khác. Tuy nhiên đối với một số trường hợp lá bị vàng úa, héo rũ xuống, thì lúc này bạn nên sử dụng kéo để cắt tỉa những lá này.
- Sử dụng kéo cắt cành chuyên dụng, cắt tỉa sát gốc những cành lá bị héo vàng xuống, nên cắt gọn tránh làm xước cành ảnh hưởng đến phát triển của cây.
- Việc tỉa bỏ giúp cây tập chung dinh dưỡng nuôi những cành khác tươi tốt hơn.
3.5. Sâu bệnh hại cây lan ý
Lan ý thường mắc phải một số loài sâu bệnh như bọ trĩ, rệp sáp, nhện ve. Ngoài ra nếu cây thừa dinh dưỡng hay thiếu nước cũng sẽ khiến xuất hiện những đốm nâu trên lá.
Nguồn: Admin tổng hợp LP Xem thêm chủ đề: Làm sao để cây lan ý ra hoa, kỹ thuật trồng cây lan ý, chăm sóc cây lan ý, bón phân cho cây lan ý, nhân giống cây lan ý FLC Sầm SơnTừ khóa » Cây Lan ý Ra Hoa Vào Mùa Nào
-
Tại Sao Lan Ý Không Ra Hoa Và Cách Làm Lan Ý Ra Hoa Trở Lại
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Lan ý Ra Hoa
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Lan ý Cho Hoa đẹp Quanh Năm - IuHoa
-
Làm Sao để Cây Lan ý Ra Hoa - Thả Rông
-
Bí Quyết Chăm Sóc Cây Lan Ý Cho Hoa Đẹp - YouTube
-
Cách Trồng Cây Lan ý Cho Hoa đẹp, Lâu Tàn - .vn
-
Cây Lan Ý - Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc đơn Giản Tại Nhà - Sfarm
-
Kinh Nghiệm Trồng Và Chăm Sóc Cây Lan ý đơn Giản Cho Nhà ở
-
Tại Sao Hoa Lan Ý Chuyển Màu Xanh? Cách Chăm Sóc Lan Ý
-
Mẹo Chăm Sóc Cây Lan ý - Báo Hà Tĩnh
-
Mẹo Chăm Sóc Cây Lan ý - VnExpress Đời Sống
-
Lan Ý Ngọc – Nguồn Gốc, đặc điểm Và Cách Chăm Sóc Cây Ra Hoa đẹp