Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Lộc Vừng Ra Hoa đẹp

Cây lộc vừng thuộc nhóm cây công trình được ưa chuộng nhất hiện nay. Cây được trồng làm cây bóng mát, cây cảnh bonsai đẹp cho nhiều nhà vườn và khu đô thị. Việc trồng và chăm sóc cây cũng khá dễ dàng khi bạn đọc xong kỹ thuật trồng cây dưới đây.

Nhiều giới cây cảnh cho rằng, Lộc Vừng là một loại cây ưa nước, khó chăm sóc cần phải trồng tại những nơi có nhiều nước, trồng gần bờ ao, nơi đầm lầy thì cây mới cho ra hoa đẹp và đều đúng theo vụ. Nếu trồng ở trong chậu Giới cây cảnh còn không thiết kế lỗ thoát nước. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới  rễ bị thối, kìm hãm sự phát triển của rễ mới, lá vàng úa, thân thì héo dần cho tới chết. Nhưng nếu bạn thật sự là một người yêu thích cây cảnh thì không quá khó để thực hiện cứu chữa cho cây sống trở lại.

Kỹ thuật trồng cây lộc vừng

Cũng như các loài hoa khác như: Cây Hoa Hải Đường, hoa hồng, cây Lộc Vừng cũng có nhiều loại Lộc Vừng hoa trắng, Hoa đỏ, vàng…Có loại lá tròn, lá dài… Cây lộc vừng trưởng thành cao khoảng 2m, nếu bạn chăm sóc cây đúng với kỹ thuật cây sẽ phát triển đều và cho hoa vào thời điểm tháng 6 – tháng 8 hàng năm. Theo như kinh nghiệm trồng Lộc Vừng thì loại cây lá tròn sẽ cho hoa sớm hơn loại cây lá dài và thời gian hoa nở cũng lâu tàn hơn.

Phương pháp trồng cây Lộc Vừng về căn bản không khó, nhưng để có một cây lộc vừng bonsai và phát triển bên lâu thì cần phải có biện pháp kỹ thuật áp dụng đúng quy trình phát triển của cây. Lộc Vừng là cây ưa nước, rất thích hợp trồng ở nơi đầm lầy, cây sẽ ra hoa đúng mùa vụ. Nếu cây trồng trong chậu giới cây cảnh thậm chí còn không thiết kế thêm lỗ thoát nước mà cứ ngâm vào trong nước. Nhưng Việc ngâm cây trong nước sẽ làm giảm sự phát triển của bộ rễ, không ra được rễ mới. Để giải quyết vấn đề này cayxanhhoanggia.vn xin chia sẻ một số kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây.

Phương pháp trồng

Một điểm lưu ý nhỏ cho tất cả các loại cây trồng trong chậu đều cần phải có lỗ thoát nước cố định. Đất trồng cần phải trộn thêm một chút trấu, xỉ than tổ ong, hoặc than lò gạch + phân chuồng hoai mục. Sau khi trồng xong tưới nước cho cây để giữ ẩm vừa phải, kích thích sự ra rễ của cây. Khi cây  bắt đầu phát triển mạnh, bộ rễ khỏe, thì bạn có thể cho nước thoải mái nhưng không nên để tới nỗi ngập úng. Rễ cây bị ngập nước nhiều quá sẽ bị thối, chết dần chết mòn. Bởi vậy, việc bạn nên làm là hãy xếp gạch ở xung quanh gốc cây, luôn luôn giữ nước tưới ở độ ẩm, khi nào bộ rễ phát triển mạnh lan sang cả những viên gạch xếp ở gốc thì bạn có thể bỏ gạch ra, bịt lỗ thoát nước lịa và ngâm bầu rễ trong nước thoải mái. Cây vẫn phát triển và ra hoa đúng theo mùa.

Cách chăm sóc cây Lộc Vừng.

Hướng dẫn trồng lộc vừng cho hoa đẹp

- Cũng giống như những loại cây cảnh khác, Lộc Vừng cũng cần chăm sóc để cho hoa đẹp và dáng đẹp. Nếu cây trồng trong bồn chỉ cần đặt cây ở những nơi thoáng đãng, để cây phát triển được tất cả các phía.

- Tưới nước thường xuyên cho cây để giữ ẩm, bởi cây ưa nước.

- Khi phát hiện các loại côn trùng, sâu hại cây cần phải dùng thuốc hoặc kẹp để diệt trừ tận gốc. Một số loại bệnh do tuyến trùng gây ảnh hưởng trực tiếp tới rễ cây Lộc Vừng, làm bộ rễ không thể hút dinh dưỡng để nuôi thân cây. Nếu bệnh do tuyến trùng gây nên không xử lý triệt để sẽ tạo cơ hội phát triển cho những loài nấm Phytophthora, Pythium, Fussarium. Làm cho cây chết nhanh. Triệu chứng thường gặp sẽ là hiện tượng vàng lá, cây chậm phát triển, còi cọc.

- Bổ sung phân lân cho cây 1 tháng/lần với lượng vừa phải.

- Sau 2 – 3 năm trồng bnj thay đất cho cây 1 lần để đảm bảo cây luôn đủ dinh dưỡng để phát triển, ra hoa đúng mùa vụ.

- Nếu cây lộc vừng trồng trong chậu cầy khoan một lỗ thoát nước nhỏ dưới đáy để khắc phục sự thoát nước trong chậu. Khi phát hiển lá bị héo ta vặt bỏ hết lá và cho thoát hết nước, để trong vòng 2 – 3 ngày tiến hành tưới nhẹ cho cây phát triển trở lại.

- Với trường hợp cây trồng được thời gian lâu rồi mà bị úng thì có thể khắc phục bằng 2 cách sau:

+ Một là dung phương pháp trên, vặt bỏ hết lá sau đó thoát toàn bộ nước trong chậu. Đào bỏ đất xung quanh rễ chậu khoảng 10 phân sâu đó trộn them đất + phân + trấu vào để thay phần đất cũ, tưới nước nhẹ cho tới khi đất xô vào lỗ thoát nước là được.

+ Vặt bỏ lá đánh bầu cây ra, thoát sạch nước và cắt bỏ toàn bộ phần rễ thối, khô già, sau đó trộn đất + phân + trấu vào thay thế.

Trên đây là toàn bộ cách trồng cây lộc vừng mà chúng tôi chắt lọc được sau những kinh nghiệm tại vườn ươm. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn tạo nên những vườn cây cảnh bắt mắt, độc và lạ với nhiều hoa và thế đẹp. Chúc bạn thành công!

Chủ đề liên quan:

Từ khóa » Chăm Sóc Cho Lộc Vừng Ra Hoa