Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Lưỡi Mèo Thủy Sinh

Cây lưỡi mèo từ lâu được biết đến là loài cây có ý nghĩa phong thủy rất tuyệt vời. Hôm nay, thuysinhvn.org sẽ mách bạn Kỹ thuật trồng và Chăm sóc cây Lưỡi mèo thủy sinh nhé!

Đặc điểm cây Lưỡi mèo thủy sinh 

Cây lưỡi Mèo thủy sinh còn được gọi bằng rất nhiều tên khác như: cây Lưỡi Cọp, cây Lưỡi Hổ,… tên khoa học của loài cây này là Sansevieria trifasciata var . hahnii Hort. Thuộc họ Agavaceae. Cây thích hợp sống ở những vùng ẩm ướt như ven hồ, ven suối, rừng rậm ẩm,… Cây lưỡi mèo sẽ phát triển mạnh khi môi trường sống cung cấp đủ độ ẩm, ánh sáng yếu, và có nhiều bóng râm. Chúng cũng có thể sống được dưới môi trường nhiều ánh sáng.

Ngày nay, loài cây này thường được chuộng trồng với hình thức thủy sinh hơn. Vì vừa tiết kiệm chi phí, vừa dễ chăm sóc và ít tốn thời gian hơn.

Cây cao khoảng từ 25 đến 35cm. Các bẹ lá phủ quanh thân cây che hết phần thân cây. Thân cây có màu trắng, ngắn, nhỏ và không phân nhánh.

Lá cây hình dạng giống như lưỡi mác. Bên dưới bè rộng bao quanh thân và nhọn dần về phía đỉnh lá. Lá cây lưỡi mèo dài tầm 8 đến 15 cm, bề ngang khoảng 4 – 7cm. Lá nhìn rất mọng nước, căng bóng, mặt trên không có lông. Màu lá thường có 2 màu đặc trưng là xám đốm xanh hoặc xanh đốm trắng.

Hoa cây Lưỡi Mèo có dạng chùm, đâm lên từ các bẹn lá. Màu trắng ngả xanh, mùi thơm thoang thoảng. Có quả màu cam như quả cau chín, hình tròn.

Kỹ thuật trồng và Chăm sóc cây Lưỡi mèo thủy sinh 

Kỹ thuật trồng 

Nhân giống cây Lưỡi Mèo:

Chọn tách cây con từ cây mẹ khỏe, không sâu bệnh và phát triển tốt. Sau đó rửa sạch rễ, rồi cho vào một bể thủy sinh khác đã cho sẵn nước và dung dịch dinh dưỡng. Đặt chậu ở nơi ít ánh sáng, thoáng mát. Chú ý theo dõi thay nước và dung dịch dinh dưỡng cho cây để cây phát triển.

Ngoài ra, người ta còn nhân giống bằng phương pháp chiếc tách chồi non của cây trưởng thành.

Để trồng cây Lưỡi Mèo thủy sinh. 

Bước đầu tiên, chuẩn bị một chậu thủy sinh cao tầm 15 – 20cm. Có miệng chậu hơi rộng và phần eo nhỏ hơn miệng chậu. Rửa sạch chậu và cho vào đó một ít nước vào dung dịch dinh dưỡng.

Bước thứ hai là rửa sạch rễ cây bằng vòi nước chảy nhẹ. Tránh dùng tay vò rể sẽ làm đứt gãy hết rể. Rửa phần lá cây bằng cách vuốt nhẹ từ gốc lá đến đỉnh lá. Cắt bỏ phần rễ, lá bị hỏng, úa vàng.

Thay nước mỗi ngày liên tục trong 1 tuần đầu sau khi trồng cây để rễ cây không bị thối rữa. Chú ý sau khi thay nước hãy bổ sung dung dịch dinh dưỡng cho cây.

Sau một tuần đầu, thì cách 1 đến 2 tuần, thay nước và dung dịch dinh dưỡng, vệ sinh cho cây để rể không bị đóng rêu, gây bệnh.

Ánh sáng cho cây:

Cây không ưa nắng và chỉ phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng thấp. Cây khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng quá lâu sẽ dẫn đến cháy lá.

Nhiệt độ cho cây:

Cây ưa mát, thích hợp với nhiệt độ từ 17 – 25oC. Có thể sống trong môi trường điều hòa, cũng có thể chịu được nóng.

Cách chăm sóc

Loài cây này dễ sống và dễ sinh trưởng. Vì vậy mà nó không đòi hỏi bạn phải bỏ công chăm sóc thường xuyên. Nhưng cần lưu ý ở một số điểm sau:

Bổ sung dung dịch định kỳ cho cây theo chu kỳ 2 tuần/1 lần.

Bổ sung dung dịch dinh dưỡng cho cây thường xuyên tầm 6 đến 8 tuần/ 1 lần.

Vệ sinh các bẹ lá thường xuyên để không bị bụi bẩn bám trên lá.

Cắt bỏ các phần rể bị thối, các lá bị úa vàng,…

Thêm nước cho cây thường xuyên khoảng 7 đến 10 ngày/1 lần.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kỹ thuật trồng và Chăm sóc cây Lưỡi mèo thủy sinh cho người mới chơi của thuysinhvn.org!

Trần Thị Cẩm Nhung

Chia sẻ

Từ khóa » Trồng Cây Lưỡi Mèo Thủy Sinh