Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Mít - Phân Bón Ong Biển
Có thể bạn quan tâm
Ở các bài viết trước, chúng tôi đã hướng dẫn bà con nhà nông: - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn đạt hiệu quả cao Tiếp tục hôm nay, các kỹ sư nông nghiệp của công ty sẽ giới thiệu đến bà còn nhà nông bài viết chi tiết hướng dẫn " Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít hiệu quả". Giúp bà con nhà nông nắm vững những kỹ thuật cơ bản nhất trong canh tác cây mít, loại cây mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con.
Cây mít thuộc nhóm cây ăn quả, là loại cây có giá trị kinh tế cao. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít khá đơn giản. Chính vì thế, ở nước ta mít được trồng rất phổ biến. Trong bài viết này chúng tôi sẽ gửi tới quý bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít mang lại hiệu quả kinh tế cao.
I.Điều kiện sinh trưởng
Cây mít phù hợp phát triển ở khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình khoảng 21 – 300C. Cây mít thuộc họ thân gỗ, có bộ rễ ăn sâu xuống đất nên cây có khả năng chịu hạn cao (khoảng từ 2 – 4 tháng). Đất trồng mít rất đa dạng, bà con có thể trồng ở đất đỏ bazan, đất xám hay đất đồi núi đều được, đất cần có khả năng thoát nước tốt vì cây mít không chịu được ngập úng. Ở những nơi đất thấp trũng, khi trồng bà con cần lên liếp.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc đóng vai trò quan trọng quyết định năng suất cũng như chất lượng cây mít
II.Giống mít và thời vụ trồng, mật độ trồng
-
Giống mít:
Hiện nay giống mít ở trên thị trường rất đa dạng, mỗi giống mít đều có những ưu và nhược điểm riêng. Có thể kể đến một số giống mít phổ biến: Mít Thái, mít Mật, mít Tố Nữ, mít Nghệ, mít không hạt, mít ruột đỏ, mít Viên linh…. Ví dụ đối với giống mít Thái có ưu điểm: Thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, phù hợp với nhiều vùng đất khác nhau, giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên giống mít này lại không chịu được ngập úng. Với giống mít nghệ thì có khả năng chịu hạn cao, trái to, múi thơm, ngon, giòn, ngọt, ngoài ra còn dùng lấy gỗ, dễ trồng…
-
Thời vụ trồng:
Thời vụ trồng mít thường vào mùa mưa (tháng 5 – 7 dương lịch ở miền Nam hoặc tháng3 – 4 ở miền Bắc)thời điểm này cây dễ phát triển, tỉ lệ sống của cây cao.
-
Mật độ trồng:
Đối với cây mít bà con có thể chọn trồng thưa hoặc trồng dày đều được. Đối với trồng thưabà con có thể trồngkhoảng 200 – 210 cây /ha (hàng cách hàng 7m cây cách cây 6m). Còn đối với trồng dày bà con có thểtrồng khoảng 290 – 300 cây/ha (Cây cách cây 5m, hàng cách hàng 6m). Đối với phương pháp trồng dày bà con cần phải thường xuyên tỉa cành, tạo tán để đảm bảo vườn thông thoáng từ đó tăng năng suất vườnmít.
III.Cách nhân giống mít
Hiện nay có hai phương pháp phổ biến nhất để nhân giống cây mít: chiết cành, ghép cành.
-
Đối với phương pháp ghép cành thì có ghép mắt 1 bên và ghép nối ngọn.
+ Dụng cụ để ghép giống: Dao sắc, dây nilon, cây giống, chồi ghép, túi nilon nhỏ (dài 10 – 12cm, rộng 5 – 7cm)… + Thời gian ghép giống: bà con có thể làm quanh năm, nhưng tốt nhất là vào mùa khô, bởi nếu ghép cây vào mùa xuân, nhựa cây tiết ra nhiều khả năng thành công thấp. Phương pháp ghép có ưu điểm nhanh cho quả, thông thường khoảng 2 năm sau khi trồng thì cây sẽ bắt đầu cho thu hoạch. Khả năng sinh trưởng của cây cao, chống chịu tốt với sâu bệnh, đặc biệt giữ nguyên được đặc tính của cây mẹ. + Gốc ghép: Gốc ghép đạt chuẩn thường là gốc ghép từ 10 tháng đến hơn 1 năm tuổi. Gốc ghép cần khỏe mạnh, không sâu bệnh. + Chuẩn bị gốc ghép: Gốc ghép bà con nên nhân giống từ những cây mít mọc tự nhiên hoặc những cây mít rừng để tăng khả năng sinh trưởng, chống chịu của cây. Sau khi chọn được mít giống là những quả mít trên những cây không bị sâu bệnh tấn công, phát triển khỏe mạnh. Bà con tách hạt mít ra khỏi phần thịt sau đó rửa sạch. Để ráo rồi tách lớp vỏ lụa mỏng ở trên vỏ rồi gieo vào bầu ươm. Bà con nên ươm giống ngay sau khi tách, mỗi bầu ươm bà con gieo 1 hạt giống, không nên để lâu sẽ làm giảm khả năng nẩy mầm của hạt. + Bầu ươm: Bầu ươm thường có kích thước cao khoảng 20cm, rộng 8 – 10cm. Bà con dùng giá thể từ xơ dừa, tro, trấu… trộn với đất để tạo độ tơi xốp. + Ghép nối ngọn: Để thực hiện ghép nối ngọn, ở trên cây giống bà con cắt ngang thân cây. Từ mặt bầu lên vết cắt khoảng 20 – 25cm. Ở trên gốc ghép bà con dùng dao sắc rạch một dường trên xuống dài khoảng 1 – 1,5 cm. Sau đó trên chồi ghép bà con vát hình chồi ghép sao cho phù hợp với vết ghép ở gốc ghép. Sao cho chồi ghép tạo thành hình chữ V. Sau cùng dùngdây nilon mềm quấn lại và bọc túi nilon. + Ghép mắt 1 bên: Ở trên gốc ghép bà con dùng dao sắc cắt đôi thân ghép. Từ mặt bầu lên vết cắt khoảng 20 – 25cm. Trên thân gốc ghép cách mặt bầu khoảng 15 – 20cm bà con dùng dao rạch 2 đường song song rộng 1 – 1,5cm, dài 2 – 2,5cm , sau đó cắt đường ngang phía dưới tạo thành hình chữ U. Chồi ghép bà bà con vát xéo 2 đầu ( vát nghiêng 450) rồi gắn vào vết ghép. Dùng dây nilon mềm quấn chặt và dùng túi bóng trùm lại. Cây ghép sau 20 ngày – 1 tháng khi mắt ghép đã nẩy mầmbà con có thể tháo bao trùm nilon. Sau khi ghép khoảng 2 – 3 tháng thì bà con tháo dây quấn. Khi cây phát triển được khoảng 3 lá thì có thể đem đi trồng.
-
Đối với phương pháp chiết cành
Bà con chọn cành chiết là những cành khoảng 2 - 3 năm tuổi những cành tương đối già có đường kính từ 2 – 3cm. Về thời điểm chiết cành bà con có thể thực hiện vào mùa Xuân hoặc mùa Thu đều được. Cách tiến hành:trên cành chiết bà con dùng dao sắckhoanh vỏ cành chiết, hai đường cắt cách nhau khoảng 5 - 7cm. Sau đó tách vỏ ra khỏi vết chiết, dùng khăn lau khô phần cành đã bóc vỏ. Bà con để nhựa cây tự khô trong 1 - 2 ngày rồi sùng giá thể đã chuẩn bị ( 1 phần bùn trộn với 2 phần cát) để bó lại. Cuối cùng dùng bao nilon bọc lại, thường xuyên tưới nước giữ ẩm, không được để vết chiết bị khô.
IV.Kỹ thuật bón phân cho cây mít
-
Bón lót: Sau khi đào hố ( kích thước hố 80 – 80 – 80 ) bà con sử dụng 8 – 12kg phân hữu cơ để bón lót đồng thời tủ rơm và tưới nước giữ ẩm. Sau khoảng 20 – 25 ngày thì bà con mới bắt đầu xuống giống.
-
Bón thúc:Tùy theo tình trạng dinh dưỡng của đất và sự phát triển của cây bà con có thể điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp:
+ Giai đoạn kiến thiết: Trong năm đầu tiên bà con bón 4kg phân bón OBI – Ong Biển 3/gốc chia làm 4 lần bón. Khi cây mít sang tuổi thứ 2, bà con tăng lượng bón trên mỗi cây. Bà con bón 6kg phân bón bón OBI – Ong Biển 3/gốc chia làm 4 lần bón. + Giai đoạn kinh doanh:
Trước khi ra hoa | Sau khi đậu trái | Thu hoạch xong | |
Năm thứ 3 | 3 - 4kg OBI – Ong Biển 3 đăc biệt/gốc | 2 - 3kg OBI – Ong Biển 4 khoáng/ gốc | 3 - 5kg OBI – Ong biển 3 đặc biệt/gốc |
Năm thứ 4 | 4 - 5kg OBI – Ong Biển 3 đăc biệt/gốc | 3kg OBI – Ong Biển 4 khoáng/ gốc | 4 - 5kg OBI – Ong biển 3 đặc biệt/gốc |
Lưu ý: Khi bón phân bà con cần bón quanh tán cây, bà con đào rãnh sâu khoảng 30cm, rộng 35cm sau khi bón cần tiến hành tưới nước giữ ẩm.
Phân bón hữu cơ OBI - Ong Biển cho năng suất chất lượng vượt trội trên cây mít
V.Làm cỏ, tỉa cành, tạo tán cho cây mít
-
Làm cỏ: Cây mít có rễ mọc nổi, nên khi làm cỏ bà con cần chú ý không cuốc quá sát với gốc cây, điều này sẽ khiến rễ cây bị tổn thương. Nên những gốc cây có cỏ mọc sát trong gốc cây thì bà con nên nhổ thủ công tránh làm tổn hại bộ rễ. Ở trong giai đoạn cây đang nuôi trái thì bà con hạn chết tác động gây tổn thương rễ cây khiến chất lượng trái giảm, trái kém phát triển.
-
Tỉa cành, tạo tán: Khi cây mít phát triển hơn 1m thì bà con bắt đầu tiến hành tỉa cành, tạo tán cho cây. Khi cây đang ở thời kỳ kiến thiết bà con có thể tỉa cành từ 2 đến 3 lần/năm. Đối với cây trong thời kỳ kinh doanh sau khi thu hoạch xong thì bà con tỉa cành 1 năm chỉa tỉa 1 lần.
Khi tỉa cành bà con cần loại bỏ các cành sâu bệnh, cành khô, già không có khả năng cho trái, cành sát với mặt đất. Trong quá trình tỉa cành thì bà con có thể tạo tán cho cây. Tạo cho vườn sự thông thoáng, hạn chế sâu bệnh hại phát triển, tăng năng suất cho những vụ sau.
VI.Một số sâu bệnh hại trên cây mít
Cây mít có giá trị kinh tế cao, chính vì thế bà con cần chú ý phát hiện sớm sâu bệnh hại để có biện pháp xử lý kịp thời hạn chế sâu bệnh phát triển làm giảm năng suất, chất lượng mít. Bà con cần lưu ý một số sâu bệnh hại thường xuất hiện trên cây mít:
-
Ruồi đục trái và bệnh thối trái
Ruồi đục trái thương xuất hiện nhiều vào mùa mưa, ruồi thường hoạt động vào ban ngày, những con ruồi cái chích vào vỏ trái và đẻ trứng. Trứng ruồi phát triển thànhấu trùng dòi, sống và gây hại ở bên trong thịt trái. Ruồi gây hại suốt thời kỳ cây mang trái, nhưng chủ yếu là thời kỳ trái non và thời kỳ trái bắt đầu chín.Ruồi đục trái là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thối trái trên cây mít. Dấu hiệu để bà con có thể nhận biết được trái mít bị ruồi đục trái tấn công là ở trên vỏ trái thường có những đốm nhỏ màu nâu có nhựa đục chảy ra, tại những vết bệnh thường bị mềm nhũn.
-
Sâu đục thân, đục cành
Sâu gây hại hầu như quanh năm và ở mọi giai đoạn phát triển của cây mít. Sâu đục cành gây hại bằng cách các con sâu xén tóc đuôi xám đẻ trứng lên thân, cành của của cây mít, sau đó chui vào thân cây để gây hại. Đặc biệt vào tháng 4 tháng 5, đầu tháng 6, bà con cần thường xuyên thăm vườn để phát hiện sớm sâu sẽn tóc để tiêu diệt, vì đây là nguyên nhân chính dẫn đến cây bị đục cành, đục thân. Dấu hiệu nhận biết cây bị sâu tấn công là ở trên cây có những lỗ nhỏ thấy có mùn gỗ đẩy ra. Sâu gây hại nếu không phát hiện sớm sẽ khiến cây chết, khô cành, gãy cành.
-
Bệnh thối gốc, chảy nhựa
Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa hoặc ở những vườn ẩm ướt, bị nhiều vết thương do sâu gây hại chích hút nhựa cây. Dấu hiệu của bệnh là ở gốc cây có vết loét, dịch từ bên trong rỉ ra, vỏ cây ở những điểm này thường bị thối. Bệnh gây hại trên cây khiến lá cây nị vàng, rụng, chết cây. Để hạn chế bệnh phát triển bà con cần vệ sinh vườn, tạo hệ thống tiêu thoát nước tốt tránh vườn bị ngập ứng, ẩm thấp.
-
Bệnh thối nhũn
Thường xuất hiện ở thời kì cây con, ở trong những vườn ươm có độ ẩm cao ở trên gốc, giá thể có những nấm tròn lây nhanh, xuất hiện khiến gốc cây bị teo, ngọn cây bị thối, làm giảm đỉnh sinh trưởng của cây, chết cây.
Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây mít là kỹ thuật mà mọi nhà nông cần nắm rõ nhằm giúp cây trồng đạt hiệu quả cao nhất
-
Rầy, rệp hại mít
Cây mít thương xuất hiện nhiều loại rầy, rệp gây hại, các loại rầy rệp này thường gây hại trên lá non, đọt non, trái bằng cách chích hút nhựa, trái và lá cây bị quăn queo. Rầy gây hại làm giảm tốc độ phát triển của cây, dị dạng ở trái. Đặc biệt ở những cây mít trồng ở những nơi cao ráo thường bị rệp sáp gây hại ở phần rễ và gốc cây, ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp chất dinh dưỡng. Cây mít là cây thân gỗ lớn nên nhu cầu dinh dưỡng của cây mít thường cao hơn so với các cây trồng khác. Chính vì thế để đảm bảo sự phát triển cân đối năng suất của cây bà con cần đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây. Tham khảo thêm 1 số kỹ thuật canh tác khác: - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bơ
Từ khóa » Cây Mít 4 Mùa
-
Mít Tứ Quý-mít 4 Mùa | Shopee Việt Nam
-
Cây Giống Mít Bốn Mùa - Cây đẹp
-
Cây Mít Tứ Quý
-
Cây Giống Mít Nghệ Tứ Quý - Cây Mít Bốn Mùa Cho Quả Quanh Năm
-
CÂY GIỐNG MÍT KHÔNG HẠT RA TRÁI 4 MÙA - GBFVN HGYJ
-
Cây Giống Mít Nghệ Tứ Quí
-
Bán Cây Mít Thái Siêu Sớm, Mít Tứ Quý, Mít Bốn Mùa, Mít Ruột Đỏ ...
-
Bán Cây Giống Mít Thái Siêu Sớm Tứ Quý, Bốn Mùa, Cam Kết Chuẩn ...
-
Trồng Mít Thái Thế Nào để Có Hiệu Quả Kinh Tế Cao?
-
Cung Cấp Giống Cây Mít Tứ Quý - Còn Gọi Mít Bốn Mùa
-
Những Lưu ý Khi Trồng Mít Thái ở Miền Nam
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Mít Thái - Phân Bón Hà Lan