Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Nguyệt Quế Ra Hoa Quanh Năm

Cây nguyệt quế là cây cảnh được rất nhiều gia đình yêu thích, nhưng không phải ai cũng biết cách trồng và chăm sóc hiệu quả. Cùng Shop tinh dầu HAKU Farm tham khảo thêm về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Nguyệt Quế ra hoa quanh năm qua bài viết sau đây.

  • Cây đinh lăng có mấy loại? Cách phân biệt các loại đinh lăng Việt Nam
  • Cách gội đầu bằng vỏ bưởi trị rụng tóc giúp tóc mọc nhanh hiệu quả
hinh anh ky thuat trong va cham soc cay nguyet que
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Nguyệt Quế đúng cách để hoa đẹp, nở rộ quanh năm
  1. Sự thật về cái tên cây Nguyệt Quế hay Nguyệt Quới
  2. A. Phân biệt Nguyệt Quới và Nguyệt Quế Hy Lạp
    1. 1. Nguyệt Quới
    2. 2. Nguyệt quế Hy Lạp
  3. B. Cây nguyệt quế có mấy loại?
    1. 1. Nguyệt quế lá lớn
    2. 2. Nguyệt quế lá nhỏ
    3. 3. Nguyệt quế lá nhỏ thân xoắn
  4. Cây nguyệt quế thường trồng ở đâu?
  5. C. Cách trồng cây Nguyệt Quế và kỹ thuật chăm sóc cây Nguyệt quế
    1. 1. Nhân giống:
    2. 2. Đất trồng
      1. Cách thay chậu cho cây
    3. 3. Bón phân
    4. 4. Nước và độ ẩm:
    5. 5. Nhiệt độ:
    6. 6. Ánh sáng:

Sự thật về cái tên cây Nguyệt Quế hay Nguyệt Quới

Sau khi tìm hiểu kỹ, HAKU Farm xin đính chính một chút về thông tin đa số chúng ta đều bị nhầm lẫn.

Cây Nguyệt quế mà người Việt Nam chúng ta thường gọi thật ra có tên chính xác là Nguyệt Quới, hay còn gọi là Nguyệt Quất hoặc Cửu Lý Hương. Thông tin sai lệch tên gọi này là do một số sách báo nhầm Nguyệt Quới (Murraya paniculata) với loài Nguyệt quế thực thụ – Nguyệt quế Hy Lạp (Laurus nobilis). Vì vậy, hiện nay khi nhắc đến Nguyệt Quế thì đa số mọi người sẽ bị nhầm lẫn và nhớ đến loại cây kiểng Nguyệt Quới.

Ghi chú: Trong bài viết này, HAKU Farm sử dụng tên Nguyệt Quế thay vì Nguyệt Quới vì đây là tên gọi được biết đến, thông dụng hơn.

A. Phân biệt Nguyệt Quới và Nguyệt Quế Hy Lạp

1. Nguyệt Quới

hoa nguyet que
Nguyệt Quới – Orange Jasmine thường được biết đến dưới tên Nguyệt Quế tại Việt Nam.
  • Tên khác: Nguyệt Quất hoặc Cửu Lý Hương.
  • Tên khoa học: Murraya paniculata thuộc chi Murraya, họ Cam (Rutacaea).
  • Tên tiếng Anh: Orange Jasmine.
  • Nguồn gốc: từ các nước châu Á.
  • Đặc điểm: Nguyệt Quới là thực vật có hoa trắng hơi vàng, mùi thơm, hoa mọc từ chùy nhỏ ở nhách lá hay đầu cành, nở quanh năm. Quả hình bầu dục có xanh có đốm nhỏ khi còn non, chuyển đần từ cam sang đỏ khi chín. Thân gỗ thẳng nhỏ, cao từ 2-8m, dáng đẹp, có thân nhẵn. Lá kéo lông chim lẻ, mọc cách.

Tác dụng của Nguyệt Quới Orange Jasmine:

  • Nguyệt quới thường được trồng làm cây Bonsai, cây cảnh trước nhà, trong chậu, sân vườn, công viên,…
  • Gỗ nguyệt quế nhỏ, cứng có màu nhạt được dùng làm đồ mỹ nghệ.

2. Nguyệt quế Hy Lạp

nguyet que hy lap
Nguyệt quế thực thụ – Nguyệt quế La Mã tên tiếng anh là Bay Leaf, có lá to, dày cứng hơn và hoa nhỏ màu vàng.
  • Tên khoa học: Laurus nobilis thuộc họ Lauraceae.
  • Tên tiếng Anh: Bay Leaf
  • Nguồn gốc: tại khu vực ven Đia Trung Hải.
  • Đặc điểm: Cây thân gỗ hoặc cây bụi lớn, cao từ 10-18m, lá thường xanh và có mùi thơm. Lá Nguyệt Quế có khía răng cưa, thuôn dài 6-12cm và rộng từ 2-4 cm. Hoa Nguyệt Quế là hoa đơn tính, hoa đực và hoa cái mọc trên các cây khác nhau. Hoa màu vàng lục hoặc vàng nhạt, đường kính 1cm và mọc thành cặp cạnh kẽ lá. Quả nguyệt quế có màu đen, dài 1cm và có 1 hạt.

Tác dụng của Nguyệt Quế Bay Leaf

  • Lá nguyệt quế là gia vị trong ẩm thực
  • Cành để làm vòng nguyệt quế của người Hy Lạp cổ đại – phần thưởng dành cho người chiến thắng.
  • Có tính chống oxi hóa, giảm đau, chống viêm, chống co giật
  • Tinh dầu nguyệt quế Bay Leaf được dùng để làm đẹp, chăm sóc sức khỏe, thư giản,….

B. Cây nguyệt quế có mấy loại?

Nguyệt quế có 3 loại phổ biến là: nguyệt quế lá lớn, nguyệt quế lá nhỏ và nguyệt quế lá nhỏ thân xoắn.

1. Nguyệt quế lá lớn

nguyet que la lon
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Nguyệt Quế để cây đẹp, phát triển tốt

Nguyệt quế lá lớn có lá to, mọc thưa được trồng làm cây Bonsai kích thước lớn. Nguyệt quế lá lớn có đặc tính ưa đất pha cát, đất phù sa và chịu hạn tốt. Nên khi trồng trong chậu cần thoát nước nhanh, không nên để cây bị úng nước làm chết cây. Nên để lại vài lá, mầm ở đầu cành khi tỉa cây, không nên cắt trụi vì dễ làm chết cây.

2. Nguyệt quế lá nhỏ

nguyet que la nho
Cây nguyệt quế lá nhỏ hoa nở rộ, có giá trị kinh tế cao.

Nguyệt quế lá nhỏ là loại được người chơi Bonsai, cây kiểng ưa thích vì nở rộ và rất nhiều bông. Giống cây nguyệt quế lá nhỏ là loại có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam hiện nay.

3. Nguyệt quế lá nhỏ thân xoắn

nguyet que than xoan
Nguyệt quế lá nhỏ thân xoắn

Nguyệt quế lá nhỏ thân xoắn là loại có thân xoắn khá độc đáo, bộ rễ đẹp hơn so với loại nguyệt quế lá nhỏ thông thường. Khi cây nguyệt quế thân xoắn cao đến 40cm thì bắt đầu xoắn lại, bện vào nhau như sợi dây thừng rất độc đáo.

Cây nguyệt quế thường trồng ở đâu?

Cây Nguyệt Quế (Nguyệt Quới) thường mọc hoang ở rừng thưa miền Bắc đến Trung Bộ, mọc dọc bờ nước, thung lũng, đồi núi và trong rừng nhiệt đới.

Hiện nay, cây Nguyệt quế được trồng ở khắp mọi nơi để làm cây cảnh, cây bonsai trước nhà, sân vườn, công viên, khu tiểu cảnh, lối đi,…

C. Cách trồng cây Nguyệt Quế và kỹ thuật chăm sóc cây Nguyệt quế

orange jasmine
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Nguyệt Quế tại nhà hiệu quả

1. Nhân giống:

Để trồng và nhân giống cây Nguyệt Quế có 4 phương pháp phổ biến là:

  • Gieo hạt.
  • Giâm cành
  • Chiết cành: nên chọn cây mẹ khỏe mạnh, chọn cành không quá già cũng không quá non để cây giống phát triển tốt.
  • Ghép mắt: nên lựa gốc cây để ghép mọc thẳng, không bị dị dạng và sâu bệnh.

2. Đất trồng

Đầu tiên ta cần chọn được loại đất trồng phù hợp với cây. đây là một trong những yếu tốc quan trọng quyết định tới sự sinh trưởng, phát triển của cây. Đất nên là loại đất thịt pha, thoát nước tốt, màu mỡ và có độ pH từ 5-7.

  • Công thức đất trộn đất trông cây nguyệt quế: đất phù xa + sơ dừa + mùn trấu + phân chuồng theo tỉ lệ 2:1:1:1

Khi nào thì cần thay đất cho cây?

Sau một thời gian trồng cây, đất sẽ hết chất dinh dưỡng, trở nên cằn cỗi, lúc này ta cũng cần phải thay đất hoặc sang chậu cho cây. Biểu hiện của đất cằn cỗi, hết chất là cây kém tươi, bắt đầu nhuốm vàng, bệnh hoạn, nhiều rễ con lồi lên mặt đất. Nếu trồng cây trong chậu thì sau 3-4 tháng nên thay đất cho cây một lần, bằng cách bỏ bớt 1/4-1/3 đất cũ và thêm hỗn hợp đất mới. Nên sang chậu vào màu xuân hoặc trước mùa mưa để cây phát triển, đâm chồi nảy lộc trong thời tiết mát mẻ.

qua nguyet que
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Nguyệt Quế

Cách thay chậu cho cây

Bước 1: Lấy cây ra khỏi chậu. Tưới nước cho cây trước 1 buổi cho đất thật nhão và chỉ cần nghiên chậu để lấy cây ra. Hoặc nếu không kịp tưới nước, ta dùng dao cùn xắn từ phần đất sát thành chậu, cho đến khi bầu đất và thành chậu tách riêng ra thì có thể nhấc cây lên.

Bước 2: Cắt bỏ bớt phần rễ lớn và rễ con đã quá già, để lại phần rễ non, bộ rễ phải gọn gàng. Cắt tỉa những cành, nhánh cây mọc không đúng và sửa sao cho cây theo ý mình trước khi cho vào chậu mới . Lưu ý: Nên dùng kéo, kềm bén để vết cắt ngọt, tránh bị giập nát.

3. Bón phân

hoa nguyet quat
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Nguyệt Quế

Cần bón phân cho cây theo chu kỳ 1-2 tháng một lần, lượng bón cho mỗi cây/đợt tùy theo cây lớn nhỏ như sau:

  • NPK 20-20-15 bón từ 5-10 gam
  • Phân Dinamix bón từ 15-20 gam

Trong thời kỳ cây đang phát triển cần bón phân kali để đảm bảo cây cứng cáp, an toàn cho cây phát triển.

nguyet quoi

4. Nước và độ ẩm:

Cây nguyệt quới cần tưới nhiều nước và thích hợp với độ ẩm cao.

5. Nhiệt độ:

Nhiệt độ thích hợp để cây có thể sống và phát triển là 13°C – 39ºC, thích hợp nhất từ 23 ºC – 29ºC, ngừng sinh trưởng dưới 13ºC và cây chết -5ºC.

cay nguyet que la to

6. Ánh sáng:

Nguyệt quế không thích ánh sáng trực tiếp, cường độ ánh sáng thích hợp là vào buổi sáng và buổi chiều tối, lúc ánh sáng nhẹ vào ban ngày.

Khi nắm rõ các kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Nguyệt Quế trên, bạn chỉ cần thêm một chút thời gian chăm bón để có những cây nguyệt quế đẹp, ra hoa quanh năm.

Xem thêm: Cách phân biệt Bạc Hà và Rau Húng – đặc điểm, tác dụng của từng loại

Từ khóa » Cây Nguyệt Quế Nhỏ