Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Quất Cảnh (tắc)

1. Khoảng cách trồng cây quất

Hàng x hàng: 100 cm x 100 cm

Cây x cây: 100 cm x 100 cm

Tuỳ theo quy mô diện tích và địa hình đất mà có thiết kế vườn trồng quất một cách phù hợp. Đối với những đất bằng hoặc có độ dốc dưới 50 bố trí theo kiểu hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tam giác (kiểu hình nanh sấu).

Trồng cây theo kiểu hình vuông hoặc hình chữ nhật dễ thiết kế, song mật độ cây trên đơn vị diện tích ít hơn trồng kiểu nanh sấu, mặc dù khoảng cách hàng, khoảng cách cây đều giống nhau.

Công thức tính mật độ trồng như sau:

Số lượng cây (n) = Diện tích (m2)/(Khoảng cách hàng x khoảng cách cây)

Trồng theo kiểu tam giác (nanh sấu)

Số lượng cây (n) = Diện tích (m2)/(Khoảng cách hàng x khoảng cách cây x 0,86)

Trong đó: k là hệ số = 0,86

Ví dụ: Nên bố trí hàng cách hàng 1 m, cây cách cây 1 m thì:

1ha trồng theo kiểu chữ nhật sẽ được

n = 10.000/1 x 1 = 10.000 cây

1ha trồng theo kiểu tam giác (nanh sấu) sẽ được:

N = 10.000/(1 x 1 x 0,86) = 11.627 cây

2. Thời vụ trồng cây quất

+ Thời vụ tốt nhất vào tháng 2 - 3 dương lịch (vụ Xuân).

+ Có thể trồng vào tháng 8 - 9 (khi đã lập thu).

+ Các tỉnh miền Trung và miền Nam có thể trồng vào đầu hoặc cuối mùa mưa.

3. Trồng cây quất

3.1. Các bước trong quy trình kỹ thuật trồng quất (tắc) cảnh

Bước 1: Đào một hố nhỏ chính giữa

- Hố được đào với kích thước: rộng 15 – 20 cm, sâu 20 – 30 cm để đặt cây giống xuống chính giữa hố.

Đào hố trồng cây

Đào hố trồng cây

Bước 2: Bóc túi bầu nylon

- Đặt cây giống nằm dọc trên tay thuận của người trồng, sau đó dùng tay còn lại bóc bỏ túi bầu, đặt cây vào chính giữa hố.

Bóc bỏ túi bầu nylon

Bóc bỏ túi bầu nylon

Bước 3: Lấp đất

- Sau khi đặt cây xuống hố, tiến hành lấp đất.

- Dùng cuốc, xẻng vun đất bốn xung quanh gốc cây, dùng tay ấn nhẹ đất phía xung quanh bầu cây làm cho cây không bị đổ khi tưới nước. Lấp đất cao đến phần cổ rễ của cây giống.

Lấp đất cho cây mới trồng

Lấp đất cho cây mới trồng

Bước 4: Cắm cọc chống đổ

- Đối với cây quất cảnh, sau khi trồng xong chúng ta phải tiến hành chống cọc cho cây khỏi bị đổ. Việc chống cọc phải được tiến hành ngay sau khi trồng.

Cắm cọc chống đổ cho cây quất (tắc) cảnh

Cắm cọc chống đổ cho cây quất (tắc) cảnh

Bước 5: Tủ gốc cho cây quất (tắc) cảnh

- Sau khi trồng nên tiến hành tủ gốc để giữ ẩm cho cây.

- Vật liệu giữ ẩm gồm: Rơm, rạ, cỏ mục...

Tủ gốc cho cây quất (tắc) cảnh

Tủ gốc cho cây quất (tắc) cảnh

4.2. Tưới, tiêu nước cho cây quất (tắc) cảnh

- Cây quất (tắc) cảnh ngay sau khi trồng phải được tiến hành tưới nước ngay, nhằm cho cây nhanh chóng phục hồi và phát triển.

Chú ý: Phải thường xuyên giữ ẩm cho vườn quất (tắc) trong khoảng 60 – 70% trong thời gian 3 – 4 tháng sau khi trồng.

Tưới nước cho cây quất (tắc) cảnh ngay sau trồng

Tưới nước cho cây quất (tắc) cảnh ngay sau trồng

- Đối với một số vườn bị ngập úng chúng ta phải đào rãnh thoát nước trong những ngày mưa, tránh hiện tượng để nước ngập úng 24 tiếng sẽ làm rễ quất bị thối gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển, thậm trí sẽ làm cây bị chết do rễ ngập nước quá lâu.

Từ khóa » Cách Trồng Cây Quạt Ba Tiêu