Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Sứ Thái Lan - Nông Nghiệp Việt Âu

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sứ Thái Lan 12/Aug/2020 Lượt xem:3485

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sứ Thái Lan

Có nhiều bạn thường đặt câu hỏi tại sao Sứ là cây truyền thống đã có ở nước ta hàng trăm năm. Tại sao lại có tên là sứ Thái, lý do là các cây sứ nguyên bản ở nước ta khá xấu. Người Thái Lan đã lai tạo ra các giống hoa đẹp và sáng tạo ra các kỹ thuật mới, giống sứ mới. Nói chung người Thái đã nâng tầm cây sứ lên một đỉnh cao mới. Các bạn có thể tìm trên internet các cây sứ của Thái Lan để kiểm chứng.

Đặc điểm sinh trưởng của cây Sứ

Đất trồng: cây sứ chịu ngập úng rất kém vì trong thân của nó vốn đã có sẵn lượng nước rất lớn. Vì thế nếu bạn trồng bằng giá thể giữ nước cây rất dễ bị ngập úng vào mùa mưa. Tốt nhất khi trộn đất bạn nên trộn thêm một ít xỉn than (than tổ ong đã dùng) để cây thoát nước tốt hơn.

Công thức 1: 10% phân bò hoai mục, 40% trấu hun, 30% trấu sống 20% đất phù sa.

Công thức 2: 30% xỉn than + 60% đất thịt + 10% trấu sống.

Công thức đất trồng còn tùy thuộc vào vùng miền, mỗi nơi có một công thức khác nhau. Miễn sao đất trồng đủ dinh dưỡng và có độ thoát nước tốt là được. Có thể bỏ thêm các phụ phẩm nông nghiệp như vỏ lạc, trấu sống, vỏ dừa khô… đều được.

Ánh sáng: cây sứ ưa ánh sáng mạnh, trực tiếp từ mặt trời. Ánh sáng càng mạnh cây hút nước vào tốt và phát triển mạnh. Vào mùa hè cây rất dễ bị cháy củ, lúc này bạn lấy một lớn vải mỏng phủ lên thân cây sứ là được.

Độ ẩm: cây sứ có khả năng chịu hạn tốt cả tháng không tưới vẫn sống. Chịu ngập úng kém, nhưng nếu đất tơi xốp thoát nước tốt và đặt cây ngoài nắng thì 1 – 2 ngày bạn tưới 1 lần. Hoặc cứ nhìn thấy bề mặt của đất khô thì bổ sung thêm nước.

Nhiệt độ: cây phát triển tốt ở khí hậu nhiệt đới từ 25 – 35 độ C. Cây Sứ trồng ở miền nam thì phát triển nhanh và cho nhiều hoa hơn.

Bón phân cho cây sứ

Đối với các loại cây trồng thì phân bón luôn là phần quan trọng quyết định sự sinh trưởng. Cây sứ đa phần được trồng ở trong chậu vì vậy cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Cây sứ ít được trồng ngoài đất vì dễ bị úng nước.

Đa phần người trồng sứ làm cây cảnh thường bón các loại phân hữu cơ như phân dơi, phân cá, phân trùn quế. Vì bản thân cây sứ chứa rất nhiều nước khi hút phải lượng phân hóa học vào thân sẽ gây hậu quả tức thì rất khó cứu chữa.

Đối với các vườn trồng công nghiệp số lượng lớn có thể sử dụng phân NPK. Tuy nhiên hãy sử dụng với lượng nhỏ, tăng dần để xem phản ứng của cây.

Cây Sứ cũng giống như các loại cây cảnh khác bạn nên bón theo liều lượng quy định của nhà sản xuất. Mình thường bón cho các cây sứ của mình mỗi 15 ngày/lần với liều lượng 20 – 30g phân hữu cơ. Có thể sử dụng phân bón lá cho cây sứ, nên nhớ phân bón lá cũng chia ra làm hữu cơ và vô cơ.

Sâu bệnh trên cây sứ

Úng nước: là tình trạng rất dễ gặp phải trên cây sứ. Dấu hiệu nhận biết là gốc cây sứ bị nũn, thối và sẽ lan dần khắp cả cây.

  • Khắc phục: thường xuyên quan sát cây để phát hiện kịp thời. Khi cây bị thối củ nhẹ thì cắt phần bị thối đi, chừa lại phần còn tươi, cắt bỏ toàn bộ lá. Mang để trong chỗ râm mát khoảng 15 ngày cho các vết cắt liền lại rồi mang trồng.

Nhện đỏ: nhện đỏ là vấn nạn lớn trên cây sứ. Sứ là loại cây ưa thích của loại nhện phá hoại này. Các con nhện đỏ sẽ đẻ trứng ở dưới mặt lá của cây sứ. Các trứng nhện này sẽ nở ra, hàng trăm con nhện con sẽ hút hết dinh dưỡng khiến toàn bộ lá bị vàng rồi rụng xuống. Bệnh này đặc biệt dễ nhầm với tình trạng nấm rễ gây vàng lá.

  • Khắc phục: dùng vòi nước xịt mạnh tất cả nhện con và trứng nhện ở dưới mặt lá cây sứ đi. Xịt khoảng 3 lần sẽ hoàn toàn sạch bệnh.

Sâu ăn lá: vào mùa mưa cây sứ phát triển xanh tốt. Đây cũng là lúc các con bướm bay tới đẻ trứng vào mặt dưới lá. Các con sâu này có độ lớn rất nhanh chúng sẽ ăn hết toàn bộ lá của cây chỉ trong 1 – 2 ngày.

  • Cách khắc phục: thường xuyên quan sát và bắt các con sâu này ngay từ khi còn non. Nếu không can thiệp kịp thời chúng sẽ ăn hết toàn bộ lá.

Rệp sáp: khi cây sứ ở nơi có độ ẩm cao thường xuyên xuất hiện rệp sáp ở dưới nách lá. Chúng sẽ hút nhựa của cây và liên tục sinh sản khiến cây bị yếu. Biểu hiện là các đốm trắng bám chi chit ở thân và lá của cây.

  • Khắc phục: nếu ít cây thì bạn có thể bắt bằng tay. Nhiều thì sử dụng các loại thuốc sinh học.

Chủng loại cây sứ

Sứ nguyên liệu: là các giống sứ có tốc độ phát triển mạnh, ít sâu bệnh. Các loại sứ này được trồng để tạo dáng theo ý muốn hoặc khi lớn sẽ được ghép các mặt hoa đẹp vào để chơi. Loại sứ này có giá bán khá rẻ cho các nhà vườn để làm nguyên liệu kinh doanh.

Sứ ghép: gồm các chủng loại có hoa đẹp như sứ kim lân, sứ ruby, sứ kim anh, sứ long thành và các sứ nhập khẩu khác. Chúng được ghép trên các cây nguyên liệu để bán vào các dịp tết hoặc cho người sưu tầm các mặt hoa đẹp. Các cây sứ ghép thường có sức sống yếu ớt, khó chăm sóc, thường chỉ chơi được 1 – 2 mùa hoa. Người mới chơi không nên chơi loại sứ ghép này.

Sứ zin: đây là loại cây có giá trị nhất cũng là các chủng loại có hoa đẹp nhưng đã được chiết từ cây ghép thành cây con. Sau đó trồng lại đến khi cây con này lớn thì được gọi là sứ zin. Sứ zin vừa kế thừa được mặt hoa đẹp của bố mẹ lại phát triển khỏe mạnh.

Sứ lai tạo: hoa sứ có đặc điểm là mỗi cây sứ nở ra từ hạt thường có mặt hoa không giống nhau. Chỉ giống một phần bố hoặc mẹ. Vì thế người ta gieo hàng nghìn hạt sứ nuôi lớn để mong xổ ra một mặt hoa xuất sắc. Mặt hoa này sẽ được đặt tên theo ý chủ nhân và rất có giá trị kinh tế và nghệ thuật.

Làm rễ bàn cho cây sứ thái

Các cây sứ thái được làm rễ bàn sẽ có giá trị gấp 4 – 5 lần cây sứ bình thường. Hiểu đơn giản là các cây sứ được tạo bộ rễ đều to đều về các hướng ngay từ nhỏ. Khi các cây sứ này to lên sẽ tạo thành một cây đẹp từ gốc tới ngọn. Vậy quy trình làm rễ bàn như thế nào chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.

B1: cọn các cây nguyên liệu khỏe mạnh có phần thân gốc tròn đều về các hướng. Các cây có phần thân méo rễ sẽ mọc không đều về các hướng. Lưu ý chỉ chọn cây sứ zin, không chọn sứ ghép vì sứ ghép phát triển rất chậm sẽ kéo dài thời gian hoàn thiện.

B2: cắt ngang phần gốc dưới và cắt ngang phần thân trên. Lưu ý mặt cắt phải đều và đẹp, cắt gốc phải cắt ở chỗ da non màu trắng. Vì chỉ có phần này mới mọc được rễ mạnh.

B3: thoa keo liền sẹo vào mặt cắt, có thể thay thế keo liền sẹo bằng vôi. Mang cây sứ đã cắt phần đầu và phần gốc để chỗ mát khoảng 15 ngày sau thì trồng lại.

B4: khi trồng lại ngâm phần gốc vào dung dịch N3M (không ngâm cũng được). Lót một tấm nhựa có đường kính hơi to hơn mặt cắt của cây sứ một chút. Đặt tấm nhựa này ở phần tiếp xúc giữa cây sứ và giá thể trồng. Mục đích để rễ của cây sứ không mọc ở dưới mà mọc đều ở phần mép. Giá thể trồng cây sứ làm rễ bàn là trấu hun mịn 100% khi đó rễ mới mọc nhiều và thẳng.

B4: trồng được 3 tháng thì nhổ cả cây lên tỉa rễ lại cho đều về các hướng. Tiếp tục mang trong mát để 15 ngày cho héo rồi trồng lại.

B5: tiếp tục lặp lại các bước này đến khi có một cây rễ bàn hoàn thiện.

Chúc các bạn thành công!

CÔNG TY PHÂN BÓN NÔNG NGHIỆP VIỆT ÂU

Địa chỉ: 28C6 đường DN4, P. Tân Hưng Thuận, Quận 12, Tp.HCM

Hotline: 0938 853 899

Email: vietauagri@gmail.com

Website: https://vietaugroup.vn/

Youtube: https://www.youtube.com/c/VIETAUTV/featured

Bài viết liên quan:

  • CÁCH CHĂM SÓC, BÓN PHÂN, TẠO DÁNG, CHO CÂY MAI VÀNG
  • HƯỚNG DẪN BÓN PHÂN CHO CÂY HOA LAN PHÁT TRIỂN TỐT
Share Tweet Pin Gmail

Từ khóa » Trồng Cây Sứ Thái Lan