KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC DƯA LƯỚI TAKA NHẬT BẢN ...
Có thể bạn quan tâm
Dưa lưới Taka là cây trồng dễ tính mà có thể trồng kinh tế trong nhà màng hay đơn giản là trồng chậu, thùng xốp tại nhà. Đơn thuần là cây ăn trái nhưng dưa lưới Taka Nhật Bản vẫn có thể trang trí, trái vàng treo lủng lảng trông cực thích mắt.
Trồng ăn trái: Bạn hoàn toàn có thể trồng dưa lưới taka trong chậu, thùng xốp và cho leo giàn. Cây dưa lưới vừa có thể bò, leo nên bạn có thể tự do thiết kế cách trồng phù hợp, so với các loại cây ăn trái khác thì dưa lưới có thời gian trồng ngắn, ít sâu bệnh, dễ trồng nên ai cũng có khả năng trồng thành công.
Chậu vuông 36x36 cm, thùng xốp 40 lít. Dưa ưa nước nên chỉ nên đục ít lỗ trên thùng xốp để giữ nước cho cây phát triển mà không trôi hết phân bón.
Trồng vườn hoặc kinh tế: Đối với mục đích trồng này, bạn cần có diện tích rộng để có thể làm giàn trồng thành từng luống và chủ yếu để thu trái nên bạn cần chăm sóc kỹ lưỡng hơn. Luống rộng 1,1-1,2 m, trồng 2 hàng, hàng cách hàng 70-75cm, cây cách cây 40 cm, cắm giàn bằng dây và phải có túi đeo quả. Nếu trồng bò thì trồng kiểu nanh sấu nếu trồng giàn trồng thẳng hàng ngang, thẳng hàng dọc.
CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC DƯA LƯỚI TAKA
Đất trồng: Cần có đất sạch, phân trùn quế, dịch trùn quế hoặc những loại đất này bạn có thể mua tại các vựa hoa kiểng trên toàn quốc.
Gieo hạt: Ngâm hạt giống vào nước ấm từ 1-2 tiếng trước khi gieo. Sau đó, gieo hạt trực tiếp vào đất đã chuẩn bị, thời gian ươm khoảng 7-10 ngày ( vụ thu đông), 15 ngày đối với vụ Xuân- khi cây được 1-2 lá thật có thể trồng. Chọn các cây giống khỏe mạnh để trồng vào chậu, mỗi chậu trồng 1 cây. Trồng xong ấn nhẹ cho đất xung quang cây chặt lại sau đó rắc một lớp mỏng vôi bột để làm giảm mầm bệnh cho cây.
Tưới nước: Tưới đều đặn ngày 1-2 lần vào sáng hoặc tối. Đặc biệt từ khi ra hoa đến khi quả được 15 ngày cần tưới ẩm cho cây để quả phát triển. Sau 20 ngày khi quả bắt đầu nổi gân lưới chỉ tưới đủ ẩm cần hạn chế tưới nước để tránh nứt quả. Bón phân: Sử dụng phân bón hữu cơ, phân chuồng. Bón chia thành 3 đợt: khi cây lên 6-8 lá, khi cây đậu quả, sau khia quả bắt đầu hình thành vân lưới.
Thụ phấn và tỉa trái: Vặt bỏ bằng tay toàn bộ các nhánh phụ và hoa từ lá gốc đến lá thứ 10. Để các hoa cái từ lá thứ 10 và thụ phấn các hoa cái từ lách lá thứ 10 đến 13 (thường thụ phấn 3-4 quả). Sau khi đậu quả ổn định, chọn 1- 3 quả có hình thái đẹp nhất, phát triển tốt nhất để lại và cắt bỏ các quả còn.
Từ khóa » Dưa Lưới Bò đất
-
Trồng Và Chăm Sóc Thế Nào để Cây Dưa Lưới Dạt Hiệu Quả Kinh Tế Tối ...
-
Kỹ Thuật Trồng Dưa Lưới Trên Ruộng Năng Suất Tốt, Hiệu Quả Cao
-
Kinh Nghiệm Trồng Dưa, Bí Bò đất - Cùng Nông Dân Hội Nhập - Làm Giàu
-
Chi Tiết Cách Trồng Dưa Lưới đúng Kỹ Thuật, Năng Suất Cao
-
Cách Trồng & Chăm Sóc Dưa Lưới Tại Nhà Bằng Thùng Xốp / Chậu
-
Thành Công Từ Trồng Dưa Lưới Trên đất Ruộng
-
Trồng Dưa Lưới Ngoài đồng Không Mông Quạnh,bất Ngờ Nhất Là Trái ...
-
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG DƯA LƯỚI | | Hạt Giống Tốt Đông ...
-
Gợi ý Cách Trộn Giá Thể Trồng Dưa Lưới đúng Kỹ Thuật
-
Mật độ Và Quy Trình Trồng Dưa Lưới Như Thế Nào? | Lisado
-
Cách Trồng Dưa Lưới Trong Chậu, Tốt Chuẩn Chuyên Gia - Sfarm
-
Kinh Nghiệm Trồng Dưa Lưới Ngon Ngọt Ngay Tại Nhà
-
Hồi Sinh Vùng đất Hoang Thành Mô Hình Dưa Lưới Thu Tiền Tỉ