Kỹ Thuật Trồng Xà Lách - Trung Tâm Khuyến Nông
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Tổ chức khuyến nông
- Danh bạ khuyến nông
- Chức năng nhiệm vụ
- Cơ cấu tổ chức
- Lịch sử hình thành
- Quy trình kỹ thuật
- Kỹ thuật trồng trọt
- Kỹ thuật chăn nuôi
- Kỹ thuật lâm nghiệp
- Kỹ thuật thủy sản
- Tủ sách khuyến nông và nước sạch VSMTNT
- Sách kỹ thuật
- Video kỹ thuật
- Bản tin Khuyến nông
- Trang chủ
- Kỹ thuật trồng trọt
- Kỹ thuật trồng rau
- Kỹ thuật trồng xà lách
Tin tức sự kiện
- Hoạt động khuyến nông
- Chương trình ngành NN
- Thông tin nông nghiệp
Gương sản xuất giỏi
Tư vấn hỏi đáp
- Thị trường NS và VTNN
- Bạn của nhà nông
- Kỹ thuật trồng trọt
- Kỹ thuật chăn nuôi
Kỹ thuật lâm nghiệp
Kỹ thuật thủy sản
Liên kết website
- - Chọn website - -Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thônTrung tâm Khuyến nông Quốc giaCục Trồng trọtSở NN Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm ĐồngThư viện BộWebsite tỉnh Lâm Đồng
Phần mềm tra cứu thuốc BVTV
Thống kê truy cập
Hôm nay | 464 | |
Hôm qua | 1331 | |
Tháng này | 1794 | |
Tổng cộng | 6608276 |
Kỹ thuật trồng xà lách
I. GIỐNG Hiện nay có nhiều giống xà lách được nhập nội trồng phổ biến ở Đà Lạt và các huyện phụ cận như: xà lách mỡ (giống địa phương), Xà lách mỹ trắng, xà lách tím, xà lách Romain, Lolo, Quắn… II. KỸ THUẬT TRỒNG CHĂM SÓC 2.1. Chuẩn bị đất Đất được cầy xới và dọn sạch tàn dư thực vật, bón vôi cải tạo độ pH của đất lên 5.5 – 6.6, lượng bón 80 – 120 kg/1.000m2, rải đều trên ruộng rồi cày trộn trong đất phơi ải 1 – 2 tuần. Để hạn chế một số côn trùng cắn phá hại cây con ta dùng thuốc xử lý đất như: Tricoderma, Sincosin 0.56SL, Stop 5DD...trước khi gieo trồng cây con ít nhất 15 ngày. Sau đó bón phân lót cày bừa kỹ lần nữa. 2.2. Lên luống, gieo trồng * Lên luống rộng 1,0 – 1.1m, rò rãnh 30cm, cao luống 10 - 15cm tuỳ vào hệ thống thoát nước tốt hay kém. Tưới ẩm đều trên luống trước khi trồng cây con hoặc phủ bạt nylong. Sau khi phủ bạt đục lỗ to bằng ống sữa bò theo khoảng cách hàng x hàng 25cm, cây x cây 20cm, đục theo kiểu nanh sấu. Hiện nay rau hoa đang được phát triển theo hướng công nghệ cao, an toàn vì vậy việc trồng rau hoa trong nhà kính, nhà lưới với hệ thống tưới phun tự động, che phủ đất bằng tấm phủ ni lông không còn xa lạ với nông dân Đà lạt. Việc sử dụng tấm bạt nylong nhằm mục đích: + Giữ ẩm cho đất, hạn chế cỏ dại, hạn chế sự thất thoát phân bón, giữ cho cây rau không bị nhiễm bẩn khi tưới hoặc trời mưa (nếu trồng ngoài trời). + Hạn chế một số sâu, bệnh hại: mặt trắng bạc của của tấm phủ có tác dụng phản chiếu ánh sáng mặt trời nên một số sâu bệnh trên rau như bù lạch, rầy mềm, bệnh do nấm tấn công ở gốc thân và đốm lá chân …sẽ hạn chế được phần nào. + Giữ cấu trúc bề mặt đất ổn định: Màng phủ giữ cho đất luôn ẩm ổn định và không bị dí chặt khi tưới hoặc mưa to, đất luôn tơi xốp giúp bộ rễ cây phát triển tốt, cây sinh trưởng tốt, tăng năng suất. + Tăng nhiệt độ đất: màng phủ giữ ấm mặt đất vào ban đêm hoặc những lúc mưa nhiều thì đất được che phủ bởi nylông vẫn đảm bảo độ ấm cho cây. * Gieo trồng: cây giống được gieo trong khay xốp sau 15-20 ngày tuổi khi cây đạt tiêu chuẩn (sạch sâu bệnh, to khoẻ, có 4 – 6 lá thật, không còi, vóng) thì đem trồng ra vườn sản xuất. Mật độ trồng 20.000 - 22.000 cây/1000m2 2.3. Bón phân, chăm sóc * Tổng lượng phân bón tính cho 1000 m2: - Vôi 100 – 150kg; - Phân chuồng được ủ hoai mục 3 - 4m3 - Nitrophotka 50kg - Hữu cơ vi sinh 300 kg (hoặc Dynamic 70 – 100kg) * Cách bón: Vôi: 80 – 120kg: rãi cày trước khi làm đất. Bón lót toàn bộ phân chuồng + toàn bộ lượng phân bón trên khi làm đất lần cuối. Bón thúc: sau khi trồng tuỳ theo tình hình sinh trưởng của cây mà bón thúc thêm lượng phân thích hợp, song cần bón ít nhưng chia nhiều lần. Ngoài ra có thể sử dụng thêm phân bón qua lá hoặc Nitrophoska hoà tan lọc sạch rồi cho vào bể nước tưới trong hệ thống tưới tự động. 2.4. Tưới nước Mỗi ngày tưới 1 lần vào buổi sáng sớm hay chiều mát. Nếu trồng ngoài trời khi tưới thủ công nên tưới giọt nhỏ để hạn chế rau bị tổn thương. Nếu mưa nhiều liên tục cần chú ý hệ thống thoát nước để hạn chế sâu bệnh, ngập úng. Nguồn nước tưới phải là nước máy, nước giếng khoan không bị ô nhiễm kim loại nặng, nước sông suối phải là nước sạch, không nhiễm vi sinh vật gây bệnh ... 2.5. Sâu bệnh hại Xà lách có thời gian sinh trưởng ngắn, ít bị sâu bệnh phá hoại, cần chủ động phòng sâu bệnh kịp thời khi phát hiện có triệu chứng. Nếu cây bị bệnh thì nhổ tiêu huỷ tránh để lây lan nguồn bệnh. * Sâu ăn tạp + Biện pháp canh tác: Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, cày lật đất phơi và xử lý thuốc trừ sâu. Phải thường xuyên đi thăm ruộng để kịp thời phát hiện sâu, ngắt bỏ ổ trứng hoặc tiêu diệt sâu non mới nở khi chưa phân tán đi xa. + Biện pháp sinh học: Nuôi thả một số đối tượng như ong ký sinh (Diadegma semiclausum), Ong Cotesia Plutella, nấm ký sinh, siêu vi khuẩn gây bệnh VPV, ... để tiêu diệt sâu ăn tạp. Khi nhân thả các đối tượng này cần hạn chế việc phun thuốc hoá học, chỉ phun khi thật cần thiết. + Biện pháp hoá học: Dùng thuốc Cúc tổng hợp, thuốc trừ sâu sinh học có thời gian cách ly ngắn trong phòng trừ sâu bệnh trên cây xà lách. Sâu ăn tạp cũng rất dễ kháng thuốc, nên luân phiên nhiều loại thuốc để phun. * Sâu tơ + Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, tỉa bỏ các lá già, bố trí mùa vụ thích hợp, luân canh với cây trồng khác không cùng ký chủ hoặc trồng xen với cây họ cà, cây hành tỏi sẽ đuổi được bướm của sâu tơ. + Tưới phun mưa lúc trời mát để hạn chế giao phối của con trưởng thành. + Bảo vệ các loài thiên địch như Nuôi thả một số đối tượng như ong ký sinh (Diadegma semiclausum), Ong Cotesia Plutella, nấm ký sinh. + Dùng thuốc hóa học có hoạt chất Abamectin, Azadirachtin như: Abamectin 1.8EC, Neem Bond A EC, Pegasus 500SC, SUCCESS 25EC, dùng các loại thuốc luân phiên để hạn chế tính kháng thuốc của sâu. * Bệnh hại - Bệnh chết cây con (do Pythium sp., Rhizoctonia sp., Sclerotium sp.) - Bệnh thối bẹ (Slerotium rolfsii, Rhizoctonia solani.) - Bệnh Thối Nhũn Vi Khuẩn (Erwinia Carotovora). Ngoài biện pháp canh tác phòng trừ bệnh, ta cần dùng một số thuốc phòng trừ bệnh như Som 5DD, Exin 4.5 HP, Zinep … III. THU HOẠCH Trước khi thu hoạch 10 – 15 ngày ngưng không được phun thuốc, phun phân. Nên thu hoạch vào sáng sớm, không tưới nước trước khi thu hoạch để rau khô dễ vận chuyển và bảo quản. Khi thu hoạch phải dùng dụng cụ sạch, thu để trên các tấm bạt sạch cắt ly không để dính đất, rác bẩn, đóng vào các thùng giấy, thùng nhựa, sọt tre nhẹ tay tránh làm rau dập nát. TopTừ khóa » Khoảng Cách Trồng Rau Xà Lách
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Rau Xà Lách Cho Năng Suất Bội Thu
-
Cách Trồng Rau Xà Lách Xanh Tươi Tại Nhà
-
Cách Trồng Rau Xà Lách "SIÊU ĐƠN GIẢN" Cho Bà Con
-
4 Bước Trồng Rau Xà Lách Xanh Tươi Hiệu Quả Tại Nhà
-
Kỹ Thuật Trồng Rau Xà Lách - Hội Nông Dân Tỉnh Bắc Kan
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Xà Lách
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Rau Xà Lách Xoăn đơn Giản, Dễ Làm Tại Nhà
-
Rau Xà Lách Trồng Mùa Nào, Trồng Xà Lách Bao Lâu Thu Hoạch
-
Kỹ Thuật Trồng Rau Xà Lách Cho Trang Trại đạt Năng Suất Cao - Sfarm
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Rau Xà Lách Hữu Cơ
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Rau Xà Lách đơn Giản Tại Nhà 2021
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Rau Xà Lách Sạch Tại Nhà - Làm Thợ
-
Cách Trồng Rau Xà Lách Cực Dễ Cho Các Bà Nội Trợ - Nông Phu
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Rau Xà Lách Sạch Tại Nhà Đảm Bảo An ...