Kỹ Thuật ươm Nuôi ấu Trùng Tôm Càng Xanh (Phần 1)

Tôm trứng chọn cho nở phải khỏe mạnh, không bị thương tích, không có dấu hiệu bệnh (đốm đen, đốm nâu, đóng rong,…), có trọng lượng tốt nhất là 50 – 80g và trứng có màu xám đen. Nên chọn đủ số lượng tôm trứng có màu sắc tương tự nhau để cho nở đồng loạt.

Kỹ thuật cho tôm càng xanh nở

Tôm trứng chọn cho nở phải khỏe mạnh, không bị thương tích, không có dấu hiệu bệnh (đốm đen, đốm nâu, đóng rong,…), có trọng lượng tốt nhất là 50 – 80g và trứng có màu xám đen. Nên chọn đủ số lượng tôm trứng có màu sắc tương tự nhau để cho nở đồng loạt theo đúng kỹ thuật nuôi tôm.

Có thể xử lý tôm mẹ trước khi cho nở bằng Formaline 20 – 25mg/l (tích cho Formol nguyên chất) trong 30 phút, sau đó thay nước. Tôm sau khi xử lý xong được cho vào bể nở. Bể nhỏ 50 lít có thể thả 2 – 3 con tôm trứng. Bể lớn thì thả nhiều hơn. Cần sục khí liên tục cho bể nở. Tốt nhất, nước bể nở nên có độ mặn khoảng 5 – 7 phần ngàn để tránh gây sốc cho tôm mẹ, trứng tôm cũng như ấu trùng ít bị sốc khi chuyển vào bể ươm với độ mặn cao 12 phần ngàn. Nếu chọn tôm tốt, trứng sẽ nở ngay đêm đó.

Tôm sau khi xử lý xong được cho vào bể nở và cung cấp oxy bằng cánh quạt nuôi tôm

Thu và bố trí ấu trùng vào bể ươm

Sau khi ấu trùng nở, thu ấu trùng vào buổi sáng. Ngừng sục khí bể, che tối bể, chừa một góc để có ánh sáng hoặc dùng đèn để tập trung ấu trùng lại một góc để hút ra bằng ống hút. Ấu trùng khỏe sẽ có tính hướng quang mạnh và tập trung nơi chiếu sáng, ấu trùng kích cỡ lớn, màu trong sáng và hoạt động tích cực.

Ấu trùng thu được nên xử lý với Formol 200ppm trong 30 giây, sau đó bố trí vào bể ươm đã được chuẩn bị sẵn. Bể ươm ấu trùng có mức nước tùy vào quy trình ươm với khoảng 0,8 – 1m đối với hệ thống nước trong hở và nước trong kín khoảng 0,6 – 0,7m đối với hệ thống nước xanh cải tiến để tảo phát triển theo đúng kỹ thuật nuôi tôm.

Ấu trùng khỏe sẽ có tính hướng quang mạnh và tập trung nơi chiếu sáng, ấu trùng kích cỡ lớn, màu trong sáng và hoạt động tích cực

Nước ươm có độ mặn 10 – 12 phần ngàn. Sục khí liên tục và vừa phải cho bể ươm với số lượng 3 – 4 đá bọt/m2 mặt bể. Đối với mô hình nước xanh cải tiến, cần bổ sung tảo (tảo chlorella thuần hoặc nước xanh từ bể nuôi cá rô phi) trước khi bố trí ấu trùng với mật độ khoảng 0,5 – 1 triệu tế bào/ml để nước có màu xanh nhạt. Mật độ ấu trùng bố trí nên trong khoảng 50 – 60con/lít đối với mô hình nước trong kín và nước xanh cải tiến, 100 – 150con/lít đối với mô hình nước trong hở. Đặc biệt cần lắp đặt thêm cánh quạt nuôi tôm để đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng oxy cần thiết cho tôm nuôi.

Quy trình nước trong hở cũng có thể bố trí với mật độ cao 300 – 500 ấu trùng/lít để ươm trong 10 – 15 ngày đầu (đạt giai đoạn V – VII) thì sang thưa ươm với mật độ 60 – 100 ấu trùng/lít.

Đối với hệ thống nước trong – tuần hoàn, từ ngày thứ 4 sau khi ươm ấu trùng, nên cho nước luân chuyển giữa bể ươm và bể lọc sinh học. Tỷ lệ nước luân chuyển khoảng 100 – 400% thể tích bể ươm/ngày:

Kỹ thuật ươm nuôi ấu trùng tôm càng xanh (Phần 2)

Chăm sóc và cho ăn

Trong ươm ấu trùng tôm càng xanh, có thể cho ấu trùng ăn bằng các loại Artemia, Moina, thịt cá, thịt mực, Artemia tiền trưởng thành, trùng chỉ (giun đỏ), thức ăn chế biến, thức ăn nhân tạo…Tuy nhiên, thức ăn thường được sử dụng nhất là ấu trùng Artemia và thức ăn chế biến.

Cho ấu trùng ăn Artemia:

Ngày đầu tiên không cần cho ấu trùng ăn. Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5, ấu trùng được cho ăn bằng Artemia mới nở, ít nhất 2 lần/ngày vào lúc sáng và chiều. Mật độ cho ăn trung bình mỗi lần là 1 – 2 Artemia/ml nước. Từ ngày thứ 5, mỗi ngày cho ấu trùng ăn Artemia 1 lần vào chiều tối, ban ngày cho ăn thức ăn chế biến 4 lần/ngày. Lượng Artemia cho ăn tăng dần lên 2 – 4 con/ml về giai đoạn cuối.

Tuy nhiên, tùy quy trình ươm, nếu mật độ ươm cao thì lượng Artemia cho ăn có thể tăng lên đến 5 – 10con/ml ở giai đoạn ấu trùng IX – XI. Đối với quy trình nước xanh cải tiến, Artemia sau khi cho nở nên thu cả ấu trùng và vỏ trứng đem xử lý với Formol 100mg/l trong vài phút, sau đó cho vào các bể ươm. Vỏ Artemia có vai trò quan trọng như giá thể trong bể.

Từ ngày thứ 5, mỗi ngày cho ấu trùng ăn Artemia 1 lần vào chiều tối, ban ngày cho ăn thức ăn chế biến 4 lần/ngày

Cho ấu trùng ăn thức ăn chế biến

Tùy từng trại mà có thể chế biến thức ăn với các thành phần khác nhau như: trứng, sữa, thịt tôm, mực, sò huyết, gan và các hỗn hợp vitamin, khoáng. Các nguyên liệu này được trộn đều và hấp cách thủy, sau đó ép thức ăn qua sàn với kích cỡ mắt lưới khác nhau là 300µm, 500µm và 700µm để tạo hạt thức ăn có cỡ thích hợp cho từng giai đoạn của tôm.

Cho ấu trùng ăn thức ăn chế biến vào ban ngày, 3 – 4 lần/ngày. Khi cho ăn, nên ngưng sục khí để ấu trùng tập trung lên mặt nước rồi rải thức ăn từ từ xung quang bể nơi ấu trùng tập trung để ấu trùng bắt mồi hiệu quả và tránh bẩn nước. Lượng cho ăn tùy vào khả năng bắt mồi của ấu trùng. Sau khi ấu trùng ăn hết thức ăn thì mới sục khí trở lại đồng thời bật cánh quạt nuôi tôm.

Khi cho ăn, nên ngưng sục khí để ấu trùng tập trung lên mặt nước rồi rải thức ăn từ từ xung quang bể nơi ấu trùng tập trung để ấu trùng bắt mồi hiệu quả và tránh bẩn nước

Thời gian cho ăn mỗi lần mất khoảng 15 – 30 phút. Tùy vào quy trình ươm nuôi và các cho ăn mà lượng thức ăn chế biến và lượng Artemia sử dụng để sản xuất 1 triệu tôm bột sẽ khác nhau. Trong mô hình nước xanh cải tiến, lượng thức ăn cần để sản xuất 1 triệu tôm bột có thể chỉ cần khoảng 20kg thức ăn chế biến dạng ẩm và 2 – 4kg trứng Artemia.

(Còn nữa)

Để tôm giống có môi trường sống tốt, hạn chế bệnh tật bà con có thể đặt mua quạt nuôi tôm chất lượng cao giá tốt tại Đại Tam Phát bằng cách click vào link bên dưới:

Quạt nuôi tôm chất lượng cao Đại Tam Phát

Từ khóa » Các Giai đoạn ấu Trùng Tôm Càng Xanh