Kỹ Thuật Uốn Nắn Tạo Hình Cho Cây Cảnh Nghệ Thuật (bonsai)
Có thể bạn quan tâm
1. Dụng cụ vật tư dùng đề uốn, nắn tạo hình cây cảnh nghệ thuật
Việc uốn cành, tạo dáng cho cây cảnh là một việc làm thường xuyên mà bất kỳ người chơi cây cảnh nào cũng phải thực hiện. Thông thường, tùy vào loại cây mà người làm cây cảnh sẽ biết nên chọn thời điểm nào, cách thức nhất định để uốn và xác định mức độ tác động
1.1. Uốn bằng dây đồng, dây kẽm
Có nhiều phương pháp uốn cành, hiện nay người ta thích dùng dây kẽm hơn dây đồng. Hầu hết người yêu bonsai đều uốn cành bằng dây kẽm, vì nhanh chóng và tiện lợi hơn.
Sử dụng dây đồng, kẽm để uốn cành cây cảnh
1.2. Sử dụng dây chằng xoắn
Sử dụng dây chằng xoắn để uốn các cành to và khó uốn vì phương pháp cuốn dây đối với những trường hợp này gần như không thể thực hiện được. Dây chằng xoắn thường được sử dụng là loại dây đồng mảnh có đường kính từ 1 - 1,5mm. Bạn có thể buộc đầu kia của dây chằng vào các điểm neo khác nhau, chẳng hạn như một cành cây khác, hoặc một nhánh cây gãy, hay là cái lỗ bên hông chậu, hoặc cũng có thể buộc vào một sợi rễ to nào đó, hay thậm chí vào một cái móc, cái đinh vít được đóng vào thân cây. Điều lưu ý đầu tiên khi sử dụng dây chằng để uốn cành là để ý đến phần đệm. Sợi dây mảnh sẽ cứa đứt thân cành nếu bạn không đệm vào đó 1 miếng cao su.
Sử dụng dây chằng xoắn để níu các cành to
Bạn dùng một thanh kim loại chắn ngay điểm giữa để xoắn dây. (Ở đây để hình được rõ, chúng tôi không thể hiện phần đệm, nhưng bạn vẫn phải luôn chú ý đến vấn đề đó). Lợi thế của biện pháp này là hai phần dây ở hai bên xoắn vào nhau, do đó đoạn dây ngắn đi, và kéo các cành cây lại với nhau với một lực rất mạnh. Nó đặc biệt hữu ích khi bạn dùng để uốn những cành cây cực kì "khó nắn", tốt hơn nhiều so với cách dùng tay. Hơn nữa, đối với những cành cây giòn hoặc có nguy cơ dễ bị nứt, bị gãy, dây chằng xoắn có thể giúp giữ được chúng trong vòng nhiều tuần, giảm nguy cơ làm hỏng cành cây
Xem thêm > Dây uốn cây cảnh mạ đen |
1.3. Sử dụng nẹp uốn
Nguyên tắc uốn của dụng cụ này giống như phương pháp dùng dây chằng xoắn, chỉ khác ở chỗ thay vì kéo cành cây cần uốn và điểm neo lại với nhau bằng cách xoắn sợi dây chằng, thì bạn dùng 1 thanh kim loại để siết chặt 2 đầu của nẹp uốn lại. Nẹp uốn có ưu điểm là (nếu đủ dài) nó có thể kéo được cành cây nhiều hơn so với khoảng cách giới hạn mà biện pháp dây chằng xoắn mang lại.
Nẹp uốn
Tuy nhiên, nếu dùng trong khoảng không gian chật hẹp thì hơi bất tiện, và thậm chí không thể áp dụng được cách làm này.
1.4. Khóa uốn cành
Khóa uốn cành là một loại dụng cụ bằng kim loại có hai răng giúp kẹp chặt cành cây, cho phép người dùng có thể tác động mạnh hơn đến cành, uốn chúng vào đúng vị trí mà mình mong muốn sau đó chúng ta sẽ buộc dây chằng vào vị trí đó.
Khóa uốn cành
1.5. Nẹp ba chân
Nẹp ba chân cũng là một dụng cụ để uốn các cành cứng. Với hai chân bên ngoài được móc vào cành, chân chính giữa từ từ (bằng cách điều khiển mức ren) sẽ uốn cong cành cây.
Tuy nhiên dụng cụ uốn này ít được ưa chuộng vì nó rất dễ làm thương tổn đến thân cây, ngay cả khi đã dùng miếng lót cao su. Thêm nữa, những cành cây khả dĩ dùng "nẹp ba chân" được thì cũng có thể dùng dây quấn, dây chằng là những phương pháp thông dụng hơn.
Sử dụng nẹp 3 chân để uốn cành
2. Kỹ thuật uốn nắn cây cảnh
2.1. Phương pháp buộc dây
Chính là việc dùng những sợi dây mềm khác nhau để tiến hành đan, chằng, bóp chặt thân cành, ép cành - thân uốn thành hình dạng mong muốn. Đặc điểm của phương pháp này là ít làm tổn hại đến vỏ cây, tháo thuận tiện.
Buộc dây để uốn cây
Đối với các loại cây khác nhau, độ già non khác nhau thì chọn những điểm tiếp xúc lực khác nhau. Cây dễ uốn thì khoảng cách giữa các điểm tiếp xúc lực ngắn, độ cong nhỏ và ngược lại.
Sử dụng dây chằng để uốn cây
Khi buộc, chọn loại dây phù hợp với độ cứng của cây, buộc dây vào phần gốc hoặc phần chia nhánh, sau đó từ từ uốn thân cây hoặc cành tới độ cong mong muốn, rồi kéo chặt dây và buộc dây.
2.2. Chằng buộc bằng dây kim loại
Sử dụng những sợi dây đồng, nhôm, thép với độ to nhỏ khác nhau, lợi dụng khả năng uốn dẻo của chúng để cuốn quanh thân cành cây khiến nó uốn thành hình dang̣ nhất định. Đặc điểm của phương pháp này là thao tác thuận tiện, uốn nắn dễ dàng, tốc độ chỉnh hình nhanh, nhưng tháo gỡ phiền phức và hay lưu lại vết trên thân cây.
Chọn loại dây có kích thước phù hợp với đ ường kính thân và độ cứng của cây, tránh cây không bị tổn hại chúng ta có thểdùng vỏ cây đay, giấy bạc, vải thô... làm lớp đệm bảo vệ trước.
Cách quấn dây kim loại
Chiều quấn dây kim loại
A.Thân cong phải quấn theo kim đồng hồ
B. Thân cong trái quấn ngược kim đồng hồ
Khi quấn cây, trước tiên cố định một đầu dây kim loại ở phần gốc, sau đó men chặt vỏ cây theo hình xoắn trôn ốc từ dưới lên trên ngọn, từ gốc nhánh ra ngọn nhánh, dần dần quấn cong thân, cành cây.
* Lưu ý khi quấn dây:
- Không tưới nước trước khi quấn và uốn ít nhất 10 giờ
- Không quấn dây uốn những cây non còn yếu, cây mới sang chậu, không thay chậu những cây vừa uốn
Quấn dây kép
- Cây lá rộng quấn vào thời kỳ sinh trưởng, cây lá kim (họ bách, thông) quấn vào thời kỳ cây ngủ nghỉ (cuối thu đầu xuân quấn cho tùng bách).
- Quấn trực tiếp vào vỏ thân, tránh các chồi non, lá.
- Để cây trong bóng râm ít nhất 1 tuần sau khi quấn và uốn nắn thân cành.
- Với những cây có vỏ thân mềm thì nên bọc dây trong nylon rồi mới quấn.
Cây cảnh được sử dụng dây nhôm để uốn
2.3. Phương pháp dùng ke sắt
Khi tiến hành uốn cho những thân, cành khó tìm ra điểm tiếp xúc lực hợp lý thì chúng ta xử dụng ke sắt để làm điểm trợ lực.
Xem thêm > Kéo tỉa cành răm SK 5 |
Quấn cố định ke sắt ở vị trí thích hợp trên thân, cành rồi tiến hành uốn cong kéo cây và buộc dây
Sử dụng ke sắt để uốn cây
2.4. Phương pháp kéo có dậy chống
Do phương pháp này là cố định điểm tiếp xúc lưc̣ hai đầu thân (cành) nên độ cong của thân chịu ảnh hưởng bởi độ dài vòng cung, để đạt được độ uốn cung vòng lớn, có thể chọn dùng phương pháp kéo có gậy chống.
Kéo có gậy chống
2.5. Phương pháp xuyên thấu trợ cong
Đối với những thân hoặc cành khá khô cứng, chúng ta dùng dao nhỏ nhọn xuyên chính giữa tâm (cành) theo chiều dọc, trên phần muốn uốn, sau đó cắt dọc xuống phần định uốn, sau đó dùng vỏ cây (vỏ cây đay) bọc bảo vệ, dùng thừng hoặc dây kẽm quấn thân t ừ dưới lên trên, cuối cùng chúng ta uốn thân và cố định dây.
Xuyến thâu trợ cong
2.6 Phương pháp cắt răng cưa trợ cong
Phương pháp này sử dụng khi uống thân (cành) khá khô cứng, chúng ta dùng cưa hoặc dao để tạo khoảng đứt trên thân. Căn cứ và kích thước và độ cứng thân cây mà xác định độ sâu và số lượng vết cưa, điểm cưa đặt phía trong của phần uốn, khoảng cách đều nhau, phần giữa có thể sâu hơn một chút. Sau khi uốn chúng ta cố định bằng dây và dùng vỏ cây đay bọc toàn bộ phần răng cưa.
Cắt răng cưa trợ cong
2.7. Phương pháp xẻ rãnh
Dùng dao khắc xẻ một rãnh dọc trên phần thân muốn uốn cong độ sâu của rãnh khoảng 2/3 đường kính thân uốn, độ rộng không được quá lớn, sau khi xẻ rãnh xong chúng ta có thể đệm vỏ cây đay, sau đó dùng thừng vừa uốn cong vừa quấn quanh thân, cuối cùng cố định điểm tiếp xúc.
Phương pháp xẻ rãnh
Nguồn: Giáo trình nghề tạo dáng và chăm sóc cây cảnh - Bộ NN&PT NT Xem thêm chủ đề: cây cảnh nghệ thuật, bonsai, kỹ thuật uốn cành, cách uốn cành cây cảnh, tạo dáng cho bonsai, hướng dẫn tạo dáng thế cho cây cảnh FLC Sầm SơnTừ khóa » Cách Uốn Bonsai
-
Làm Sao để Uốn được Cây Cảnh, Bonsai Có Dáng đẹp? - Yeutieucanh
-
Cách Uốn Cây Bonsai Dựa Trên Nguyên Tắc Cơ Bản - YouTube
-
Kỷ Thuật Uốn Cây Bonsai đẹp Từ Cây Phôi - YouTube
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Uốn Cây Cảnh Cơ Bản Nhất Phải Nắm
-
Hướng Dẫn Cách Uốn Cây Cảnh Kiểu Bonsai đầy Nghệ Thuật - VOH
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Uốn Cây Cảnh Tạo Dáng - Làm Thợ
-
Nguyên Tắc, Cách Uốn Cây Cảnh Bonsai đẹp Nhất - Dạy Nghề Nông Dân
-
Cách Tạo Thế Cây Cảnh Đẹp Với 4 Bước Chi Tiết Nhất
-
9 Kỹ Thuật Uốn Cây Cảnh để Bạn Trở Thành Chuyên Gia Bonsai
-
Hướng Dẫn Cách Dùng Dây Kẽm Uốn Cành Cho Bonsai - Chăm Cây ...
-
KỸ THUẬT TẠO DÁNG CÂY BONSAI CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
-
Kỹ Thuật Uốn Cây Cảnh Bonsai Dáng đẹp Cho Người Mới Bắt đầu
-
Cách Uốn Cây Bonsai
-
Cách Uốn Những Nhánh Cây Lớn Hoặc Dễ Gãy (Phần 1)