Kỹ Thuật Vẽ Phong Cảnh Thiên Nhiên - MyThuatMS

Kỹ thuật vẽ phong cảnh thiên nhiên

Kỹ thuật vẽ phong cảnh thiên nhiên

* Cắt cảnh:

phong canh 1

Muốn vẽ được cảnh đẹp, người vẽ phải chọn được những góc độ đẹp. Như thế nào là góc độ đẹp, kể ra cũng khó khẳng định vì mỗi người có một cách nhìn khác nhau, ý thích khác nhau song có một cái chung nhất là góc độ đó phải gây được cảm xúc mà được đa số chấp nhận, cụ thể là phong cảnh đó, góc độ đó phong phú về mảng, về hình, làm vui mắt nhưng không bị rối, không bị chung chung, đều đều về mảng khối và đường nét.

Khi đứng trước cảnh vật chỉ cần ta ngồi xuống, đứng lên hoặc thay đổi vị trí đứng là vẻ đẹp của cảnh đó đã cho cảm xúc khác đi.

Vậy muốn chọn cảnh và cắt cảnh theo ý muốn, cần tiến hành các bước sau:

Chuẩn bị một mảnh bìa cứng khoảng 20 cm x 15 cm. Giữa mảnh bìa trổ thủng một lỗ kích thước 8 cm x 12 cm hoặc dùng hai bàn tay tạo thành khung. Dùng khung trên đưa thẳng ra phía trước rồi xê dịch vị trí và tầm nhìn cho tới khi được cảnh vừa ý rồi vẽ theo góc độ nào đó.

phong canh 2

* Phương pháp vẽ:

Vẽ phong cảnh không nhất thiết phải dùng que đo như khi vẽ hình họ a trong nhà, mà chỉ cần ước lượng tỷ lệ và khoảng cách các vật của cảnh, rồi tiến hành phác hình tổng thể. Khi vẽ xong hình tổng thể tiến hành tuần tự vẽ những mảng lớn trước mảng nhỏ vẽ sau, vẽ những vật gần trước, những cảnh vật xa vẽ sau.

Cái khó nhất của vẽ phong cảnh là vẽ cây, vẽ sao cho đơn giản mà vẫn nhận ra được đó là loại cây gì. Muốn đạt được điều này khi vẽ cần nghiên cứu, quan sát kỹ các dáng cây, các tán lá và những đặc điểm riêng của từng loại. Thí dụ: cây nhãn vòm lá có hình tròn, cây thông vòm lá hình chóp, cây bàng vòm lá hình tán v.v…

Khi vẽ cây không nên tỉa kỹ từng lá mà quy vào mảng và khối lớn trừ trường hợp cần đặc tả một số lá ở gần. Tuy nhiên cũng không nên quá đơn giản những mảng lớn vì như vậy dễ đi vào tình trạng vẽ cách điệu, trang trí. Đặc biệt cần lưu ý các khoảng trống trên vòm lá, nếu không lưu ý điểm này vòm lá sẽ bí, đặc như đống rơm vậy.

phong canh 3

Cấu tạo các cành cây và hình dạng các vòm lá

Quá trình vẽ nên lược giảm bớt những gì mà chúng ta cảm thấy đưa vào tranh không đẹp (vẽ khác chụp ảnh ở chỗ đó), đồng thời cũng có thể cường điệu độ cao hoặc độ thấp của cây, có thể xê dịch cảnh vật chút ít nếu thấy cần thiết do bố cục nhưng không nên thêm những chi tiết mà cảnh vật nơi mình vẽ không có, trừ trường hợp đó là tranh mà mình sáng tác.

Quá trình vẽ cần lưu ý mỗi loại cây lá khác nhau thì chiều hướng bút pháp vẽ cũng nên thay đổi để tạo sự phong phú và vui mắt, tránh sử dụng quá nhiều đường thẳng song song đều nhau, các khoảng cách vật đều nhau hoặc những mảng hình chia đôi bức tranh. Nếu cảnh vật thực tế có như vậy, nên tìm góc độ ngồi để tạo được những mảng hình thay đổi khác đi hoặc thêm bớt một cách hợp lý. Tránh để các cây vào góc hoặc sát mép tranh. Nên tạo sự tương phản về hình, về mảng cũng như độ đậm nhạt trong tranh.

phong canh 4 Khoanh vùng các mảng lá

phong canh 5 Cấu tạo dáng cành cây

phong canh 6 Cấu tạo các vòm lá

phong canh 7 Vẽ vòm lá không có các cành phụ sẽ cho ta cảm giác bí, kém sinh động

phong canh 8 Cây vẽ thoáng nhờ các cành phụ len lỏi trong các khoảng trống

phong canh 9

phong canh 10 Cùng một cảnh nhưng các điểm nhìn khác nhau cho cảm nhận vẻ đẹp khác nhau

phong canh 11 Những trường hợp nên tránh

phong canh 12 Bố cục hợp lý

phong canh 13 Không để cây nằm giữa bức tranh

phong canh 14 Nên vẽ cây lệch sang một bên

phong canh 15 Chọn vị trí vẽ cây có khoảng cách và hình dạng khác nhau để bức tranh thêm sinh động

phong canh 16 Tránh vẽ các khoảng các cây đều nhau

phong canh 17 Một số góc cắt cảnh

phong canh 18

phong canh 19

phong canh 20 Công viên Lênin

phong canh 21

>>> Tranh phong cảnh trong hội họa

>>> Phong cảnh sơn dầu

>>> Vẽ phong cảnh

Từ khóa » Cách Vẽ Vòm