Kỹ Thuật Vỗ Béo Bò Thịt - Trung Tâm Khuyến Nông Lâm Đồng

  • Trang chủ
  • Tổ chức khuyến nông
    • Danh bạ khuyến nông
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Cơ cấu tổ chức
    • Lịch sử hình thành
  • Quy trình kỹ thuật
    • Kỹ thuật trồng trọt
    • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Kỹ thuật lâm nghiệp
    • Kỹ thuật thủy sản
  • Tủ sách khuyến nông và nước sạch VSMTNT
    • Sách kỹ thuật
    • Video kỹ thuật
    • Bản tin Khuyến nông
  • Trang chủ
  • Kỹ thuật chăn nuôi
  • Chăn nuôi gia súc
  • Kỹ thuật vỗ béo bò thịt

Tin tức sự kiện

  • Hoạt động khuyến nông
    • Chuyển giao khoa học kỹ thuật
    • Đào tạo huấn luyện
    • Thông tin tuyên truyền
    • Định mức KTKT
    • Văn bản KN & NSVSMTNT
  • Chương trình ngành NN
    • Tái cơ cấu ngành nông nghiệp
    • Nông nghiệp CNC - NNTM
    • Nông nghiệp hữu cơ
    • Sàn giao dịch TMĐT
    • Chuyển đổi số
    • Xây dựng nông thôn mới
    • Chương trình khác
  • Thông tin nông nghiệp
    • Trồng trọt
    • Chăn nuôi
    • Lâm nghiệp
    • Thủy sản

Gương sản xuất giỏi

Tư vấn hỏi đáp

  • Thị trường NS và VTNN
    • Giá nông sản & VTNN hàng tuần
    • Giá nông sản & VTNN hàng tháng
    • Giá nông sản & VTNN hàng quý
    • Giá nông sản & VTNN hàng năm
    • Thị trường trong nước
  • Bạn của nhà nông
    • Doanh nghiệp
    • Trang trại
    • HTX, Tổ hợp tác
    • Cơ sở sản xuất
    • Địa chỉ tiêu thụ SP an toàn
  • Kỹ thuật trồng trọt
    • Kỹ thuật trồng cây ăn quả
    • Kỹ thuật trồng cây lấy củ
    • Kỹ thuật trồng rau
    • Kỹ thuật trồng hoa
    • Kỹ thuật trồng khác
  • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm
    • Kỹ thuật chăn nuôi khác
    • Kỹ thuật chăn nuôi gia súc

Kỹ thuật lâm nghiệp

Kỹ thuật thủy sản

Liên kết website

- - Chọn website - -Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thônTrung tâm Khuyến nông Quốc giaCục Trồng trọtSở NN Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm ĐồngThư viện BộWebsite tỉnh Lâm Đồng

Bao bì sài gòn

Phần mềm tra cứu thuốc BVTV

Thống kê truy cập

06579266
Hôm nayHôm nay2255
Hôm quaHôm qua2658
Tháng nàyTháng này59091
Tổng cộngTổng cộng6579266

Kỹ thuật vỗ béo bò thịt

Miền Trung và Tây nguyên là khu vực có tiềm năng lớn để phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi bò. Tổng đàn trong khu vực này có tới 1,4 triệu con, chiếm trên 40% đàn bò toàn quốc. Đàn bò được nuôi chủ yếu nhằm mục tiêu sinh sản và lấy thịt.Trong những năm qua, được sự tài trợ của các tổ chức quốc tế và trong nước về phát triển chăn nuôi bò thịt, hàng ngàn bê lai hướng thịt được sinh ra và đã cung cấp một số lượng thịt bò lớn cho xã hội.

Nguồn thịt bò cung cấp cho nhu cầu của xã hội hiện nay chủ yếu là những bò loại thải có thể trạng yếu. Vì thế những bò đem giết thịt có tỷ lệ thịt xẻ thấp, chất lượng thịt kém. Hàng năm tại khu vực miền Trung và Tây nguyên có từ 130-150 ngàn bò loại thải được bán giết thịt. Giả thiết rằng với số lượng bò như trên được nuôi vỗ béo trước khi bán thịt thì số lượng và chất lượng thịt bò được tăng lên đáng kể. Trước nhu cầu về thịt của xã hội ngày càng tăng thì việc chăm sóc, vỗ béo đàn bò thịt, chủ yếu là bò già không còn khả năng sinh sản; bê và bò đực không còn sức kéo từ lâu là một vấn đề nan giải, ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao năng suất chăn nuôi ở nhiều địa phương. Chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật vỗ béo bò trước khi giết thịt như sau: 1. Phân loại bò để vỗ béo Những con bò không sử dụng để cày kéo, vắt sữa, sinh sản, bò gầy do thiếu dinh dưỡng được phân nhóm theo tuổi, giống, giới tính, thể trạng, tầm vóc. Chọn bò để vỗ béo: bò lý tưởng để nuôi vỗ béo là bò có bộ khung cơ thể càng lớn càng tốt. Loại bò này sẽ đạt được tốc độ tăng trọng khá nhanh. Thời gian cần thiết vỗ béo bò chỉ cần khoảng 2 tháng. Bò cái loại càng gầy, càng xấu có thể mang lại nhiều lợi nhuận ở giai đoạn đầu vỗ béo vì tiêu tốn thức ăn ít. Bò gầy thường mua giá rẻ hơn, hoặc vỗ béo bò đực tơ lai Sind siêu thịt. 2. Tẩy ký sinh trùng Muốn vỗ béo bò, trước hết phải tẩy ký sinh trùng theo các phương pháp dưới đây: * Đối với ngoại ký sinh trùng Sử dụng các loại thuốc có phổ hoạt lực rộng như Neuguvon hoặc Asuntol hòa thành dung dịch tắm hoặc xoa. Pha và sử dụng thuốc Nevugvon với liều phổ biến 1à 25g/lít nước, bổ sung 50ml dầu ăn và 20g xà phòng bột lắc đều trước khi sử dụng. Dùng bình phun đều lên cơ thể bò, đặc biệt là vùng bẹn, nách và yếm. Có thể đeo găng tay, dùng giẻ để bôi thuốc. Không để thuốc bám vào người, quần áo. Không hút thuốc, ăn uống trong khi pha và bôi thuốc. * Đối với nội ký sinh trùng Sử dụng các loại thuốc có phổ hoạt lực rộng như: Levamisole, Tetramisole điều trị nội ký sinh trùng đường ruột và Fasinex điều trị sán lá gan. Liều lượng: Levamisole 7,5%, dùng 1ml/20kg thể trọng. Fasinex dùng 1 viên /75kg thể trọng. Cách sử dụng: Cho uống, trộn vào thức ăn hoặc tiêm theo hướng dẫn. 3. Thức ăn Trong điều kiện chăn nuôi gia đình ở nước ta có hai cách vỗ béo thích hợp là: Vỗ béo bằng chăn thả: chăn thả trâu bò trên bãi chăn 8-10 giờ mỗi ngày để tận dụng cỏ tươi mà không tốn công phu cắt và vận chuyển về chuồng. Ban đêm bổ sung thêm thức ăn tinh và muối ăn. Cách vỗ béo này áp dụng cho những nơi có đồng bãi chăn thả rộng và năng suất cỏ tươi tương đối khá, bảo đảm cho trâu bò mỗi ngày thu lượm được 20-25kg cỏ tươi. Vỗ béo bằng hình thức bán chăn thả: áp dụng cho những nơi ít bãi chăn (như vùng đồng bằng, vùng ven đô, khu công nghiệp). Trâu bò chỉ tận dụng được một phần hoặc một nửa khẩu phần thức ăn trên bãi chăn. Phần còn lại phải bổ sung tại chuồng nuôi, trong đó phải lưu ý đến thức ăn tinh. Nhu cầu thức ăn và năng lượng vỗ béo bò: Để bò có tốc độ lớn nhanh nhất thì lượng thức ăn đảm bảo năng lượng cao được ăn vào hàng ngày là 2,5% trọng lượng cơ thể. Ví dụ, bò nặng 200kg cần khoảng 5kg vật chất khô trong một ngày, còn thức ăn thô xơ khoảng 15 - 20kg. Khẩu phần hoàn chỉnh là đủ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho bò. Bò có thể tự do lựa chọn sau khi đã trộn lẫn hoàn toàn cả hai loại thức ăn tinh và thô với nhau. Phương pháp cho ăn và tập cho bò ăn thức ăn tinh vô cùng quan trọng. Lúc đầu nên cho bò ăn nhiều thức ăn thô xanh, ít thức ăn tinh để bò làm quen với khẩu phần năng lượng cao. Nếu ngay từ đầu bò ăn nhiều thức ăn tinh có thể bị chết do ngộ độc axít (acidosis). Thức ăn thô xanh cần sử dựng kết hợp với thức ăn tinh để tạo ra một khẩu phần ăn hoàn chỉnh. Bò bị bệnh thông thường phải điều trị khỏi bệnh trước khi đưa vào vỗ béo. Thức ăn dùng vỗ béo bò bao gồm: thức ăn thô xanh, phụ phẩm, thức ăn tinh, thức ăn bổ sung khoáng và vitamin. Căn cứ vào nguồn thức ăn sẵn có để lựa chọn các nguyên liệu chính như sau: * Thức ăn thô xanh: Các loại cỏ, thức ăn ủ chua, phụ phẩm nông nghiệp, phụ phẩm công nghiệp (bã bia, rượu, rỉ mật, bã đậu, bã dứa, vỏ hoa quả) chiếm 55-60% vật chất khô trong khẩu phần. * Thức ăn tinh: Các loại hạt ngũ cốc, họ Đậu, cám (cám gạo, cám mỳ...), các loại khô dầu, thức ăn hỗn hợp... chiếm 40-45% vật chất khô trong khẩu phần. Trên cơ sở các loại nguyên liệu thức ăn trên, bổ sung khoáng và vitamin phối hợp thành khẩu phần hoàn chỉnh để vỗ béo bò theo 4 công thức (xem bảng)
Nguyên liệu Công thức
1 2 3 4
Sắn lát (%) 40 40 50 50
Bột ngô (%) 10 10 10 10
Rỉ mật (%) 30 30 20 20
Khô dầu lạc (%) 18 12 18 12
Bột keo dậu (%) - 6 - 6
Urê (%) - 0.5 0.5 1
Bột xương (%) 1 1 1 1
Muối ăn (%) 1 0,5 1 0,5
Khi cho bò ăn theo khẩu phần vỗ béo, chúng ta phải tập dần để bò quen với thức ăn mới, sau đó tiến hành cho ăn thúc * Phương pháp cho bò ăn:Tốt nhất là trộn vào máng ăn hỗn hợp bao gồm các nguyên liệu như sau: 5 kg mía chặt nhỏ hoặc cỏ xanh chặt nhỏ và 4kg thức ăn tinh hỗn hợp (65% bột khoai mì), rơm để riêng nếu bò muốn ăn và uống nước tự do. Phương pháp vỗ béo sử dụng cây mía chặt nhỏ hoặc cỏ xanh cộng với thức ăn tinh (khoai mì) rất thuận tiện và rẻ tiền. Nguyên liệu thô dùng để phối hợp thức ăn tinh thường không phải nghiền nhỏ trừ ngô (bắp) khi cần được thay thế cho tấm. Phối hợp 100 kg thức ăn trộn bằng xẻng trên nền nhà bằng xi măng, gạch hoặc bê tông. Việc cân đo số lượng thành phần các nguyên liệu thức ăn rất quan trọng, đặc biệt đối với 3% urê có trong khẩu phần. Vì nếu urê vượt quá giới hạn cho phép có thể gây ngộ độc do hàm lượng Amôniăc, vì vậy cần tuân thủ theo sự hướng dẫn khi cân nguyên vật liệu để phối hợp thức ăn cũng như khi cho bò ăn loại khẩu phần này. Ngoài ra cần giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát về mùa nông, ấm về mùa mưa. Thức ăn phải bảo quản nơi khô ráo, tuân thủ đúng theo quy trình phòng bệnh và định kỳ xổ lãi cho bò. 4. Chuồng trại và phương thức vỗ béo Vỗ béo bằng phương thức nuôi nhốt tại chuồng, cung cấp thức ăn, nước uống và cho ăn tự do theo yêu cầu. Chuồng nuôi đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ, bò đi lại tự do trong chuồng. Theo dõi số lượng thức ăn hàng ngày để bổ sung và điều chỉnh lượng thức ăn kịp thời. Chuồng trại: Mục tiêu là để thuận lợi cho công tác nuôi dưỡng, quản lý đàn bò. Xây dựng chuồng nuôi bò thịt phụ thuộc vào qui mô chăn nuôi hộ gia đình hay trang trại, phương thức chăn nuôi là nuôi thả hay nuôi nhốt, .. nhưng chú ý phải được xây dựng ở những nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Hướng chuồng xây theo hướng Nam hoặc Đông Nam, diện tích chuồng nuôi bình quân 3-5 m2/ con. Tuỳ theo qui mô mà chuồng có thể xây dựng 1 dãy hoặc 2 dãy. Nền chuồng phải làm chắc, không láng trơn, có độ dốc 2-3% về phía rãnh thoát. Cần trang bị máng ăn, máng uống dọc theo hành lang, kích thước máng ăn 60 cm x 120 cm, cao phía sau 80 cm, cao phía trước 50 cm, trong lòng máng hình lòng mo. Kích thước máng uống dài x rộng x sâu là 60 cm x 60 cm x 40 cm. Rãnh thoát nước thải thiết kế phía sau rộng 30 cm, sâu 30 cm, độ dốc 5-8%. Ngoài ra cần bố trí thêm hố ủ phân hoặc hầm biogas, hệ thống rèm che cách tầm bò với 1-1,5m, hệ thống cây xanh chống nóng cho bò trong mùa hè, ..vv. 5. Vệ sinh thú y Tiêu độc, khử trùng và vệ sinh chuồng trại. Vệ sinh phòng bệnh: Thực hiện phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Chuồng trại, máng ăn, máng uống, môi trường xung quanh và cơ thể bò phải luôn được sạch sẽ. Định kỳ tẩy uế chuồng trại, khu vực xung quanh chuồng nuôi, phát quang bờ bụi, khơi thông cống rãnh, thu gom xử lý chất thải. Tích cực diệt chuột, dán, ve, ruồi muỗi, hạn chế tối đa các động vật trung gian truyền bệnh vào khu vực chăn nuôi bò. Thức ăn nước uống phải đảm bảo sạch sẽ, an toàn vệ sinh. Thường xuyên kiểm tra theo dõi đàn bò khi có dấu hiệu biểu hiện không bình thường cần can thiệp ngay, định kỳ tẩy nội, ngoại ký sinh trùng cho bò, nhất là bò trước khi vỗ béo. Đồng thời tiêm vacxin phòng bệnh đầy đủ các loại bệnh bắt buộc cho bò 2 lần / năm như: bệnh tụ huyết trùng trâu bò, lở mồm long móng, ... Chuồng nuôi phải được làm vệ sinh hàng ngày và phải được khử trùng định kỳ theo chế độ phòng bệnh của thú y. Sau khi xuất toàn bộ vật nuôi phải tiến hành khử trùng toàn bộ chuồng nuôi theo chế độ tổng vệ sinh và khử trùng trước khi nuôi lứa mới. Trường hợp trong chuồng nuôi có vật nuôi bị chết vì bệnh dịch thì phải thực hiện chế độ khử trùng cấp bách theo hướng dẫn của thú y. 6. Thời gian vỗ béo Thời gian vỗ béo từ 50 đến 60 ngày (dự kiến tăng trọng 800-1200g/con/ngày). Nếu vỗ béo kéo dài trên 60 ngày thì khả năng tăng trọng sẽ giảm, tiêu tốn thức ăn cao và hiệu quả thấp. 7. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò vỗ béo: Vỗ béo là biện pháp tích cực để phát huy cao độ khả năng sinh trưởng bù của bò khi ở giai đoạn trước không nuôi thâm canh. Hiệu quả nuôi phụ thuộc vào các yếu tố chính sau: + Giá trị bò mua vào để vỗ béo: Lợi nhuận càng cao khi giá mua vào càng thấp, trong điều kiện vỗ béo những bò đã trưởng thành thì giá mua vào phải thấp hơn giá bán tại thị trường. + Giá bán ra sau khi vỗ béo: Giá bán cao, lãi xuất cao. + Chi phí thức ăn: Tận dụng các loại phụ phẩm, tăng cường chế biến thức ăn để nâng cao tỷ lệ sử dụng, tỷ lệ tiêu hoá, giảm lãng phí để hạ thấp giá thành. + Thời gian nuôi: Những bò trưởng thành thường vỗ béo trong 2 tháng và bê vỗ béo trong 3 tháng. + Chi phí chuồng trại thấp khi sử dụng các loại chuồng nuôi đơn giản, hợp vệ sinh Top

Từ khóa » Cách Nuôi Trâu Bò Vỗ Béo