Kỳ Tích Tả Trạch
Có thể bạn quan tâm
Trên công trường hồ Tả Trạch thời điểm này đã vắng dần công nhân và các trang thiết bị thi công. Các hạng mục quan trọng như đập chính, tràn xả lũ và tuy nen đã hoàn thành 100% khối lượng. Một số hạng mục phụ trợ cũng đang được khẩn trương hoàn thiện. Dự kiến, công trình sẽ bàn giao, đưa vào sử dụng đầu quý 4-2016.
Vượt qua thách thức
Công trình hồ chứa nước Tả Trạch được triển khai xây dựng từ cuối năm 2005 với tổng mức đầu tư 3.848 tỷ đồng. Thời gian đầu thi công công trình bộc lộ nhiều khó khăn, thách thức do thời tiết, địa chất, giải pháp kỹ thuật phức tạp. Đập chính với khối lượng đất đắp đến 9 triệu m3, là hạng mục gặp nhiều trở ngại nhất trong quá trình thi công. Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 5-Ngô Thông nhớ lại: “Năm 2008, đồng chí Nguyễn Sinh Hùng (lúc đó là Phó Thủ tướng Chính phủ) vào kiểm tra tiến độ công trình và yêu cầu phải quyết tâm thi công đập chính hoàn thành trong vòng 3 năm rưỡi. Nhưng thời tiết lúc này rất phức tạp, đến năm 2009 mới chỉ đắp được 500m3. Với tiến độ như vậy phải mất 9-10 năm mới đắp xong đập chính”.
Ông Thông cho biết, nguyên nhân tiến độ đắp đập quá chậm là do mưa nhiều nên độ ẩm của đất rất thấp, không đảm bảo yêu cầu. Theo quy định, quy trình kỹ thuật thì trước khi đưa lên đắp đập, độ ẩm của đất phải nhỏ hơn hoặc bằng 17%. Trong khi đó, độ ẩm tại các mỏ đất quá cao so với quy định khiến việc xử lý độ ẩm gặp nhiều khó khăn và mất thời gian. Giả thiết thời tiết năm nào cũng tiếp tục xảy ra mưa lớn, kéo dài thì không thể đắp đập đúng tiến độ. Lúc này, nhiều ý kiến cho rằng nên chuyển sang phương án đập đá đổ, hoặc bê tông đầm lăn. Nhưng phương án này tăng mức đầu tư lên gấp đôi so với tổng mức đầu tư của toàn công trình. Hồ Tả Trạch lúc này tưởng chừng không thể xây dựng được, có ý kiến nên dừng thi công.
Tuy nhiên, tinh thần của lãnh đạo tỉnh cũng như Bộ Nông nghiệp và PTNT là bằng mọi giá phải xây dựng hồ Tả Trạch, đồng thời tạo điều kiện hết sức thuận lợi trong quá trình thi công. May mắn, từ năm 2010 trở đi, thời tiết rất thuận lợi cho việc đắp đập. Ông Phan Lịch, cán bộ giám sát quá trình thi công đập chính cho biết, ngoài thời tiết thuận lợi, lúc này Bộ Nông nghiệp và PTNT thành lập hội đồng khoa học, gồm các chuyên gia đầu ngành, các giáo sư, tiến sĩ tổ chức nghiên cứu, tìm phương án xử lý độ ẩm của đất đảm bảo quy trình, kỹ thuật đắp đập. Phương án được chọn đắp đập là điều chỉnh giảm độ chặt của đất, đồng thời sử dụng thêm lớp đất hàm lượng sét cao, có nguồn gốc từ tàn tích (đất 3A). Từ đó, các đơn vị thi công khoanh vùng mỏ đất, chọn thời điểm thích hợp, có kế hoạch khai thác đắp đập. Thời tiết thuận lợi, cộng với phương án xử lý đất phù hợp nên mỗi năm đắp đến 3 triệu m3.
Đảm bảo tích nước
Quá trình thi công tràn xả lũ, tuy nen cũng gặp nhiều bất lợi, khó khăn do tầng địa chất phức tạp. Tại hố móng đầu tràn và hố xói, khi đào đến cao độ thiết kế thì xuất hiện sự cố đứt gãy. Mái hố móng bờ phải bể tiêu năng đập không tràn còn xảy ra tình trạng sạt trượt, gây mất an toàn trong quá trình thi công… Hạng mục tuy nen, phải vừa đào, vừa gia cố vẫn bị lở trần gây nhiều nguy hiểm… |
Thực tế hồ Tả Trạch đã tích nước từ cuối năm 2014. Theo quy trình vận hành, năm đầu tiên chỉ được tích đến cao trình +30m, đến năm thứ hai (2015) tích đến cao trình +35m. Thời điểm hiện tại, tổng lượng nước trong hồ đạt 200 triệu m3, đảm bảo quy trình thiết kế. Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh-Phan Thanh Hùng đánh giá, từ khi hồ Tả Trạch tích nước đã phát huy tác dụng. Nếu không có hồ Tả Trạch thì hai năm qua, trên địa bàn tỉnh có ít nhất 1-2 trận lũ lớn trên báo động 3. Chỉ cần lượng mưa ở Thượng Nhật đến 600mm sẽ gây ra lũ ở các sông. Những năm qua, dù nắng hạn gay gắt, hồ Tả Trạch vẫn đủ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 5 –Ngô Thông khẳng định, với nguồn nước hiện có tại hồ Tả Trạch, đảm bảo yêu cầu chống hạn cho sản xuất nông nghiệp năm 2016. Mùa lũ năm nay, dự kiến hồ Tả Trạch sẽ tiếp tục tích nước đến cao trình thiết kế +35m, có thể cao hơn, không chỉ cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, mà cả thủy điện và giảm lũ chính vụ, cắt lũ tiểu mãn, xử lý ô nhiễm môi trường trên các dòng sông. Theo quy trình vận hành liên hồ, việc tích nước hồ Tả Trạch phụ thuộc vào mực nước trên sông Hương, đoạn Kim Long (TP Huế). Khi mực nước trong hồ vượt +37m sẽ xả tràn về nhằm đảm bảo mực nước tại Kim Long đạt mức +3,65m mới đóng cửa tràn. Đây là phương án điều tiết giảm lũ cho hạ lưu sông Hương. Khi ngừng lũ sẽ xả nước trong hồ xuống cao trình +25m, chuẩn bị dung tích dự phòng đón lũ tiếp theo.
Cũng theo quy định vận hành, từ ngày 15-30/12 phải tích nước trong hồ Tả Trạch đạt cao trình +35m. Trường hợp mưa lớn, nước trong hồ dâng cao, có hai phương án điều tiết, là cho tăng cường phát điện, nếu phát không hết lượng mưa về thì tiếp tục vận hành cống xả sâu nhằm duy trì mực nước đạt cao trình +35m. Phương án này không chỉ tích nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt, giảm lũ mà còn đảm bảo an toàn công trình trong mùa bão, lũ.
Từ khóa » Vị Trí Hồ Tả Trạch
-
Hồ Tả Trạch
-
Hồ Tả Trạch Tỉnh Thừa Thiên Huế. [17/4/09] - Hội đập Lớn
-
Thừa Thiên - Huế: Hồ Tả Trạch - Ảnh Thời Sự Trong Nước
-
Hồ Tả Trạch - HEC :: Tổng Công Ty Tư Vấn Thuỷ Lợi Việt Nam
-
Hồ Tả Trạch được đưa Vào Danh Mục Công Trình Quan Trọng Liên ...
-
Biết ơn Hồ Tả Trạch - Báo Thừa Thiên Huế Online
-
Bắt Quyền Giám đốc Ban Quản Lý Dự án Hồ Tả Trạch để Xảy Ra Sai ...
-
Hồ Tả Trạch Niềm Tự Hào Của Tỉnh Thừa Thiên – Huế
-
Dự án Hồ Tả Trạch, Tỉnh Thừa Thiên - Huế (giai đoạn 2) - Kỳ I
-
TT-Huế: Chuẩn Bị Bàn Giao Công Trình đập đất Gần 4000 Tỉ, Cao Nhất ...
-
Hồ Chứa Lớn Nhất Thừa Thiên – Huế Xả Nước đón Lũ
-
TIẾP NHẬN TÀI LIỆU DỰ ÁN HỒ TẢ TRẠCH - Mộc Bản Triều Nguyễn
-
Khởi Tố Vụ án Xảy Ra Tại Công Trình Hồ Chứa Nước Tả Trạch, Thừa ...