Ký ức Hà Nội: Kỷ Niệm Khó Quên ở Khu Tập Thể Hà Nội
Hà Nội những năm gần đây, đô thị hóa phát triển nhanh chóng. Những ngôi nhà cao tầng mọc lên như biểu tượng của phồn hoa, hào quang và ánh sáng. Có ai để ý rằng, nắm nép mình sau dãy cơ quan hành chính công, vẫn còn đó những khu tập thể cũ kỹ, gan lì như muốn níu kéo thời gian chững lại. Khu tập thể vẫn còn đó vẹn nguyên ký ức một thời Hà Nội.
Những ngôi nhà tập thể Hà Nội được xây dựng từ năm 1960 và liên tục xây mới cho tới những năm 1980 của thể kỷ XX. Mỗi cơ quan hành chính thường có dãy nhà tập thể nằm ngay phía sau để phục vụ đời sống sinh hoạt của các cán bộ, công nhân, viên chức.
Khu tập thể Nam Đồng dành riêng cho các cán bộ sĩ quan tổng cục chính trị. Khu tập thể già nua Nguyễn Công Trứ quận Hai Bà Trưng. Khu tập thể Kim Liên, Thủy Lợi… rất nhiều các khu tập thể khác nữa cùng người dân sống và trưởng thành nơi đây. Biết bao thề hệ lớn lên, già đi và đổi thay. Nhưng vẫn còn đó nơi lưu giữ những ký ức một thời từng sống và gắn bó. Khu tập thể đã trở thành nét đặc trưng văn hóa riêng của người Hà Nội.
Tôi may mắn được sống cùng bác tôi ở khu tập thể Mây Tre Đan nằm lặng lẽ trên con phố Thái Thịnh Hà Nội. Nhưng tôi biết nhiều dãy tập thể xây dựng cùng thời có hình dáng và kiến trúc khá giống nhau. Từ xa tôi thấy một màu sơn vàng đã được phủ rêu xanh xám. Trên bức tường rêu ấy, mỗi căn nhà họ thường treo những giỏ hoa ngoài khu ban công.
Ngày mùa xuân mưa bay giăng màu trắng như mây phủ. Bạn sẽ thấy một khung cảnh cổ kính mang hồn cốt rất Hà Nội mà không một nơi nào có được. Thời gian lặng yên không nói, thời gian không có màu, nhưng có sự chảy trôi theo dòng, thời gian như đồng điệu với giác quan của tâm hồn mỗi người.
Ký ức Hà Nội: Món xôi xéo đầy ắp tình người
Cùng nhận ra sự chảy trôi của thời khắc giao mùa và những vệt rêu còn lưu dấu trên bức tường xám. Trên ban công nhà ai khéo trang trí riêng bằng việc trồng lên một giàn hoa hồng leo. Hoa cũng bám đất, bám rào mà khoe sắc, khoe hương. Cái thơm tho lặng lẽ và hoài cổ như chính những con người Hà Nội xưa cũ vậy.
Nếu để nói nơi nào lưu lại mốc thời gian rõ nét nhất, tôi không cần suy nghĩ lâu mà nhớ ngay đến hình ảnh dãy nhà tập thể. Trên cửa sổ bằng gỗ sơn xanh bạc màu. Vẫn còn nguyên nét chữ viết bằng phấn trắng năm nào của bác Hoa dặn anh con trai khi đi học về: "Long ơi! Mẹ bận đi công tác đột xuất, con lấy thìa khóa mẹ gửi nhà bác Lan nhé!".
Hồi ấy người ta không có điện thoại thông minh như bây giờ, họ dặn nhau qua những nét chữ ghi vội nơi cánh cửa. "Hương! Anh đến không thấy em ở nhà, anh để gói quà bên khe cửa, tối anh qua đón em!" Đó là một trong rất nhiều những dòng chữ còn lưu lại nơi cánh cửa màu xanh mà tôi đọc đi đọc lại đến thuộc làu làu ở hai phòng cạnh bên nhà bác tôi. Thời gian có thể trôi qua, nhưng ở đâu đó những nét chữ ấy như kỷ niệm yêu thương hằn in nơi phía cửa.
Bên sân, những em bé nhỏ lẫm chẫm bước đi quanh bà. Những em học sinh vội vã dắt chiếc xe đạp lên cầu thang, nơi có một lối nhỏ bê tông ở giữa để tiện dắt xe lên cả tầng cao. Ông tổ trưởng, tóc đã hoa râm, mặc chiếc áo ba lỗ màu trắng chạy xuống sân tập thể dục.
Mấy bác gái xách giỏ đi chợ trở về, vài mớ rau xanh, quả trứng, con cá cho bữa tối. Nhịp sống ở khu tập thể này cứ chậm rãi trôi đi như thế. Ngày nối ngày, đêm nối đêm, tuần tự và lặng lẽ, khác hẳn với những xô bồ, vội vã và những âm thanh náo nhiệt nơi phố xa ngoài kia.
Ký ức Hà Nội: Thương nhớ Hà Nội
Tôi chẳng biết trên bức tường rêu phủ kia sẽ tồn tại cho tới bao lâu nữa. Bởi thời gian tàn nhẫn cũng kịp ghim cho mình những vết nứt từ bức tường vôi cát bạc màu. Vài bức tường bong tróc thành từng mảng cát rơi rụng xuống đất.
Phải chăng những điều cũ kỹ còn sót lại nơi Hà Thành sắp buộc phải thay thế vì dãy tập thể đã già nua lắm rồi. Nếu một ngày mưa to gió lốc ghé thăm, ngôi nhà trên tầng bốn sẽ bị dột từng dòng nước nhỏ giọt thành hàng. Người ta không muốn đổi thay, bởi nơi đây đã gắn bó quá nhiều kỷ niệm.
Tôi biết điều gì rồi cũng bị phủ định bởi cái mới sẽ dần thay thế cái cũ kỹ. Một ngày nào đó không xa những dãy tập thể sẽ không còn. Lúc đó tôi cũng như rất nhiều người khác chẳng biết nương náu nơi đâu để tìm ký ức hiện hữu tươi màu.
Thật khó viết được một điều gì đó cho cảm xúc. Bởi sự rưng rưng trong tôi nó như có gì xót xa lắm. Hình ảnh bao trùm tâm trí tôi vẫn là những dãy nhà màu vàng, chằng chịt vết hoen ố của thời gian. Chỉ có thế thôi mà mênh mang đến lạ!
Bài viết Kỷ niệm khó quên ở khu tập thể Hà Nội dự thi Cuộc thi viết Ký ức Hà Nội trên Chuyên mục Hà Nội Hôm nay (Báo Điện tử Dân Việt). Kính mời độc giả gửi bài viết dự thi về địa chỉ email cuocthikyuchanoi@gmail.com hoặc gửi thư đến địa chỉ Ban Bạn đọc, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt, 68 Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội.
Tác phẩm gửi về Báo NTNN/Điện tử Dân Việt phải ghi rõ họ tên tác giả, bút danh (nếu có), năm sinh, nghề nghiệp, giới tính, địa chỉ liên hệ, email, số điện thoại. Mỗi tác giả có thể gửi nhiều tác phẩm nhưng phải thống nhất một bút danh.
Cơ cấu giải thưởng: 01 giải nhất trị giá 10 triệu đồng kèm Giấy chứng nhận; 01 Giải nhì trị giá 7 triệu đồng kèm Giấy chứng nhận; 02 Giải ba mỗi giải trị giá 5 triệu đồng kèm Giấy chứng nhận và 05 Giải khuyến khích, mỗi giải trị giá 2 triệu đồng kèm Giấy chứng nhận.
Ký ức Hà Nội: Món xôi xéo đầy ắp tình người 14/07/2022 07:27
Ký ức Hà Nội: Thương nhớ Hà Nội 12/07/2022 10:11
Từ khóa » Gỗ Sơn Khắc
-
Hình ảnh Con Giống Qua Các Tác Phẩm điêu Khắc
-
Để Cho đôi Guốc Mộc Sống đời Dài Thêm
-
Khai Thác Di Tích Quốc Gia đặc Biệt Chùa Tây Phương Thành điểm Du ...
-
Nam Định: Phát Triển Kinh Tế Từ Làng Nghề Truyền Thống | Kinh Tế địa ...
-
7 Mẫu Bàn Ghế Ban Công Nhỏ đẹp, được ưa Chuộng Hiện Nay
-
Cận Cảnh Nội Thất Bên Trong Căn Biệt Thự 400 Tỷ đồng được Ngọc Sơn Tặng Cho Dòng Họ Sau Khi Qua đời
-
Hồn Cốt Nơi Miền Sơn Cước Nà Sảm
-
Ý Tưởng Trang Trí Phòng Khách Màu Xám Và Trắng
-
Những Tác Phẩm điêu Khắc độc đáo Từ Gốc Cây Của Nghệ Nhân Hà ...
-
Sống Chậm ở Luang Prabang - Thành Phố Du Lịch Sạch ASEAN
-
Chàng Trai Hà Tĩnh “say” Nghệ Thuật điêu Khắc Gỗ
-
Ghé Thăm Sơn Đồng, Lắng Nghe Chuyện Làng Nghề ‘thổi Hồn’ Cho Gỗ
-
Bí ẩn Ngôi Chùa Gắn Chặt Vào Vách đá Dựng đứng Suốt 700 Năm
-
Thợ Mộc Người Việt Chế Tác Xe Container Gỗ Vô Cùng Tinh Xảo