Ký ức Tháng Hai Của 43 Năm Về Trước
Có thể bạn quan tâm
Trong cái rét ngọt của những ngày đông lạnh giá, tôi cắn chặt môi để ngăn những giọt lệ ngưng rơi không phải vì rét mà vì thương nhớ các anh, những người lính biên phòng đã hy sinh trong những ngày chống trả quân xâm lược.
Lặng nhìn hàng bia mộ liệt sĩ trong nghĩa trang Mường Khương, Pha Long (Lào Cai), chúng tôi càng thấu hiểu từng tên núi, tên sông dọc tuyến biên giới phía Bắc đều gắn với những chiến tích lẫy lừng của quân và dân các tỉnh biên giới phía Bắc. Trong hàng triệu bức điện mật xuyên suốt từ thời chiến đến thời bình, phần lớn các bức điện nhằm duy trì thông tin liên lạc, chỉ đạo, chỉ huy của lãnh đạo. Nhưng cũng có những bức điện mật là lời chào, lời từ biệt gửi tới đồng đội; phản ánh sự khốc liệt của những năm tháng chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Một trong số đó là bức điện mật cuối cùng của chiến sĩ cơ yếu đồn Pha Long, với những lời từ biệt đồng đội:
“...Chúng tôi đã chiến đấu hết đạn. Xin vĩnh biệt các đồng chí”.
Tại Lào Cai, kẻ địch dùng 2 trung đoàn bộ binh bất ngờ tấn công đồn Pha Long, nhằm triển khai ý đồ chiến thuật cắt rời mảnh đất hình tam giác này ra khỏi thế trận liên hoàn toàn tỉnh Hoàng Liên Sơn. Đồn Pha Long rơi vào thế cô lập, bị bao vây. Với tinh thần cách mạng, các chiến sĩ đã chiến đấu phòng ngự trong suốt 4 ngày đêm chống trả số lính thiện chiến, có sự yểm trợ của pháo binh và đông gấp nhiều lần bên ta.
9 giờ ngày 18/2/1979, địch tập trung lực lượng lớn tiếp tục áp sát đồn, kêu gọi chiến sĩ ta đầu hàng. Cán bộ chiến sĩ đồn Pha Long vẫn bình tĩnh ngoan cường nổ súng vào đầu quân xâm lược.
Hồi tưởng lại ngày này cách nay 43 năm về trước, bà Sềnh Mây Dín (sinh năm 1958) ở xã Pha Long, huyện Mường Khương (Lào Cai) vẫn không thể quên buổi sáng 17/2/1979.
Quân địch tràn qua biên giới bắn phá bản làng làm thương vong nhiều người dân, trong đó có nhiều người thân của bà Dín. Cả làng phải chạy loạn, tránh đạn pháo cối của quân địch. Cả dãy phố, bản làng chìm trong khói lửa, cháy trụi, tiếng trẻ em khóc lẫn tiếng súng nổ, người già, phụ nữ chạy náo loạn. Những ngôi nhà gỗ cháy như ngọn đuốc do đạn pháo bắn vào.
Bà Dín kể lại: “Ngày đó, tôi mới 21 tuổi, đang mang thai con trai đầu được 5 tháng. Bụng mang dạ chửa, nghe tiếng súng nổ tôi vơ vội mấy bộ quần áo chạy theo dân làng. Những loạt đạn pháo bắn vào cuối làng làm tôi ngã dúi dụi vào bụi lau ven đường. Vừa chạy vừa gọi to tìm bố chồng cùng hai chú em chồng còn nhỏ. Chồng tôi thì không biết đi lạc lúc nào. Một khung cảnh loạn lạc cả bản làng Pha Long”.
Giao tranh ác liệt giữa quân và dân Pha Long chiến đấu với quân thù, chiến sĩ Nguyễn Duy Mạc, nhân viên Cơ yếu Đồn Biên phòng Pha Long (Hoàng Liên Sơn) vẫn liên tục một tiếng, rồi ba mươi phút một lần mã điện báo cáo cấp trên và Bộ Tư lệnh. Quyết tâm chiến đấu của cán bộ chiến sĩ đồn Pha Long đã được chiến sĩ Mạc chuyển đi ngay trưa 18/2/1979: “Đồn Pha Long bị bao vây, địch đã chiếm hết các chốt của ta, lực lượng thương vong nhiều. Nhưng anh em chúng tôi còn lại kiên quyết không rời vị trí chiến đấu. Dù còn một người cũng chiến đấu”.
Từ khóa » Hồi Ký Về Chiến Tranh Biên Giới Tây Nam
-
BIÊN GIỚI TÂY NAM Tập 01 | Hồi Ký Chiến Trường K - YouTube
-
Nhìn Lại Những Sáng Tác Về Chiến Tranh Biên Giới Tây Nam
-
Hồi Ký Chiến Tranh - Một Thời Máu Và Hoa (Phần 2) - Biên Giới Tây Nam
-
CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TÂY NAM | Nguyễn Minh Đào - Viet Studies
-
CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TÂY NAM | Nguyễn Minh Đào
-
Chiến Tranh Biên Giới Tây Nam Qua Hồi Ký Các Cựu Binh - VnExpress
-
Dòng Văn Học Về Chiến Tranh Biên Giới Tây Nam (Nguyễn Thị ...
-
Dòng Văn Học Về Chiến Tranh Biên Giới Tây Nam - Văn Nghệ Quân đội
-
Chiến Tranh Biên Giới Việt Nam – Campuchia – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chuyện Lính Tây Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
40 Năm Chiến Thắng Chiến Tranh Biên Giới Tây Nam - Báo Tuổi Trẻ
-
Chiến Tranh Biên Giới Tây Nam - Posts | Facebook
-
40 NĂM CHIẾN THẮNG CHIẾN TRANH BẢO VỆ BIÊN GIỚI TÂY NAM