Khả thi hiện thực hóa truyền thuyếtĐược đào tạo tại Tiệp Khắc cuối những năm 80 của thế kỷ trước, kỹ sư Vũ Đình Thanh từng có bằng sáng chế về cánh tên lửa của Cộng hòa Cezch khi còn công tác tại một viện nghiên cứu kỹ thuật tên lửa của quốc gia này. Thời gian qua, kỹ sư Vũ Đình Thanh đã đặt làm những mũi tên đồng, giống như những mũi tên Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam để thực hiện ý tưởng tái hiện "nỏ thần" Liên Châu trong truyền thuyết.
Tôi đã tính toán sơ bộ lực tác động của mũi tên bắn đi. Theo đó, lực bắn của mũi tên rất cao, thậm chí có thể bắn xuyên quả táo, ở cự ly khoảng 500m. Điều này cũng thích hợp với việc truyền thuyết kể về chuyện nỏ thần có thể gây bất ngờ, sức sát thương lớn.Kỹ sư Vũ Đình Thanh
Cùng với đó, ông Thanh cũng chế thêm một ống tre có nắp được đục lỗ để xếp mũi tên đồng đã làm theo mẫu tại bảo tàng vào. Theo kỹ sư Vũ Đình Thanh, nguyên lý hoạt động của nỏ là: “Các mũi tên kích thước nhỏ được xếp trong một ống hình tròn, đầu mũi tên hướng về phía mục tiêu sẽ bắn. Lực của dây sẽ tác động lên ống hình tròn như là bắn một mũi tên to đi. Sau khi ống hình tròn đi qua phần cánh nỏ thì sẽ bị dừng lại bằng cách hãm giữ. Khi ống tròn dừng lại, các mũi tên con vẫn tiếp tục bay”. Nếu làm mô hình lớn hơn, các ống đựng tên lớn hơn, nỏ có thể bắn được cùng lúc 30 mũi tên, với độ bắn xa khoảng 1.000m. Trong lần thực nghiệm có sự tham dự của các chuyên gia quân sự và lịch sử, ông Thanh bắn 9 mũi tên và độ xa đạt khoảng 100m.Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội (đơn vị quản lý di tích Cổ Loa) Trần Việt Anh chia sẻ: “Chúng tôi đã tham gia nhiều nghiên cứu liên quan "nỏ thần". Gần đây nhất là Viện Lịch sử quân sự và Bảo tàng Lịch sử quân sự. Lúc đó, nỏ có bắn được nhưng khi bắn 4 - 5 mũi tên, nó chẳng trúng vào đâu. Còn "nỏ thần" của kỹ sư Vũ Đình Thanh bắn được, điều này khả thi hơn”.Tin tưởng sự tồn tại của nỏ Liên ChâuTheo GS.TS Nguyễn Quang Ngọc – Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam: “Gần đây, chúng ta đã phát hiện mũi tên đồng, chỗ đúc mũi tên ở vòng thành trong Cổ Loa, lại tìm thấy khuôn đúc 3 mang của mũi tên Cổ Loa. Nếu nguyên lý của kỹ sư Vũ Đình Thanh nghiên cứu hợp lý và nỏ có thể bắn như vậy thì rõ ràng nó càng chứng minh chuyện "nỏ thần" là có thật”.Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, chiếc nỏ tuy mới chỉ bắn 9 mũi một lúc, độ xa 100m nhưng thí nghiệm như vậy cũng là thành công. Mặt khác, chuyện "nỏ thần" An Dương Vương được ghi lâu đời, từ thế kỷ thứ IV sử Trung Quốc cũng ghi rõ, tuy nhiên có thần thánh hóa. Tại Việt Nam, bộ Việt sử lược thời Trần cũng ghi rõ chuyện này. Tuy nhiên, càng về sau, chuyện càng thêm chi tiết mới và huyền thoại hóa cao độ, đến mức quên đi lõi lịch sử.Với nghiên cứu của kỹ sư Vũ Đình Thanh, nhiều nhà khảo cổ học đánh giá, chiếc nỏ của vị kỹ sư này đã bước đầu mô phỏng được một nguyên lý có thể chứng minh, thực hành, có thể tin là có sự tồn tại của "nỏ thần" Liên Châu xưa. PGS.TS Tống Trung Tín - Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam cho biết: “Chúng ta đã tìm ra lò đúc, khuôn đúc, kho mũi tên. Ở thành Cổ Loa còn tìm thấy hệ thống lò đúc liên hoàn, nó không chỉ đúc tên đồng mà đúc vũ khí của An Dương Vương. Tìm thấy cả những khuôn đúc lao đồng nhưng chưa tìm được nỏ nào bắn được 10 phát, trăm phát một lúc. Nên nếu giải mã xong nỏ bắn thế nào thì câu chuyện "nỏ thần" sẽ trở nên rất sinh động”. Nó cũng chứng minh An Dương Vương có thật, nước Âu Lạc có thật, thời Hùng Vương dựng nước là có thật.