Ký Vượt Thẩm Quyền, Nguyên Giám đốc Công Ty Dệt Kim Đông ...

Ký vượt thẩm quyền, nguyên giám đốc công ty dệt kim Đông Phương hầu toà - Ảnh 1.

Bị cáo Lê Thành Công tại toà - T.M

Theo cáo trạng, ngày 29-10-2007, mặc dù không được phê duyệt của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), Lê Thành Công với vai trò Giám đốc Công ty dệt kim Đông Phương đã ký kết hợp đồng thế chấp, thế chấp quyền sử dụng đất số 10 Âu Cơ (là tài sản của nhà nước do Vinatex là chủ sở hữu, Công ty Đông Phương là người quản lý sử dụng) để bảo lãnh cho Công ty Tấn Phát vay 130 tỉ đồng tại Agribank Chi nhánh 6.

Cơ quan điều tra xác định, hành vi ký hợp đồng thế chấp bảo lãnh vay vốn và hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất số 10 Âu Cơ của Lê Thành Công là trái pháp luật và vượt thẩm quyền.

Ngày 9-5- 2008, Lê Thành Công ký hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 10 Âu Cơ từ Công ty Dệt kim Đông Phương sang Công ty Đông Phương Phát.

Sau đó, Lê Thành Công tiếp tục ký biên bản họp Hội đồng thành viên Công ty Đông Phương Phát đem quyền sử dụng đất số 10 Âu Cơ sang Ngân hàng Phương Nam (nay là Sacombank) thế chấp, gán nợ (trong khi quyền sử dụng đất số 10 Âu Cơ đang thế chấp tại Agribank CN 6); tạo điều kiện cho Dương Thanh Cường thực hiện hành vi phạm tội lạm dụng chiếm đoạt số tiền 170 tỷ đồng của Agribank CN 6.

Theo cơ quan điều tra, hành vi trái luật và vượt thẩm quyền của Lê Thành Công trong việc ký hợp đồng góp vốn, chuyển nhượng tài sản quyền sử dụng đất số 10 Âu Cơ từ Công ty Đông Phương sang Đông Phương Phát khi không thực hiện các thủ tục định giá và bán đấu giá đối với quyền sử dụng đất số 10 Âu Cơ theo đúng luật gây thiệt hại cho Vinatex hơn 33,8 tỷ đồng.

Dự kiến phiên toà kéo dài nhiều ngày.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng dệt may Việt Nam Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng dệt may Việt Nam

TTO - Nhờ đầu tư các dự án sợi từ giai đoạn trước nên doanh thu và lợi nhuận của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) năm 2018 tăng mạnh, đạt hai con số trong bối cảnh nhiều nước xuất khẩu dệt may tăng chậm.

Từ khóa » Dệt May đông Phương