L/C Là Gì? Điều Kiện để Mở Thư Tín Dụng L/C - SEC Warehouse

Bạn đang làm việc trong ngành xuất nhập khẩu có liên quan đến vấn đề thanh toán thì chắc không xa lạ khi với cái tên L/C. Vậy L/C là gì? Điều kiện để mở thư tín dụng L/C như thế nào? Dưới đây SEC Warehouse sẽ trình bày cho bạn hiểu rõ các thông tin về L/C một cách chi tiết thông qua bài viết sau. 

Các nội dung chính của bài viết

Toggle
  • 1. Định nghĩa L/C là gì?  
  • 2. Các loại thư tín dụng L/C:
  • 3. Nội dung chính của thư tín dụng L/C: 
    • Số hiệu, địa điểm và ngày mở
    • Loại thư tín dụng:
    • Tên địa chỉ của người thụ hưởng:
    • Số tiền của thư tín dụng.
  • 4. Điều kiện để mở thư tín dụng L/C:
    • 4.1 Nguồn vốn để đảm bảo thanh toán L/C:
    • 4.2 Yêu cầu mở thư tín dụng.
    • 4.3 Hồ sơ xin mở thư tín dụng L/C: 
  • 5. Lợi ích các bên tham gia thư tín dụng L/C:
    • 5.1 Lợi ích đối với người xuất khẩu:
    • 5.2 Lợi ích đối với người nhập khẩu:
    • 5.3 Lợi ích đối với Ngân hàng:

1. Định nghĩa L/C là gì?  

L/C là viết tắt từ Letter of Credit dịch sang tiếng Việt là thư tín dụng. Là một bức thư do ngân hàng đại diện của người nhập khẩu (bên mua) lập ra theo yêu cầu của người nhập khẩu (bên mua) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người xuất khẩu (bên bán) tại một thời điểm cụ thể. Nhằm bảo lãnh những khoản mua bán có giá trị để tạo ra sự an tâm cho người mua và người bán khi tham gia mua bán.

LC-la-gi-1

2. Các loại thư tín dụng L/C:

Dưới đây là một số loại Thư tín dụng phổ biến hiện nay:

  • Thư tín dụng có thể hủy bỏ (Revocable L/C).
  • Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C).
  • Thư tín dụng có xác nhận (Confirmed L/C).
  • Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C).
  • Thư tín dụng giáp lưng (Back to Back L/C).
  • Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit).
  • Thư tín dụng dự phòng (Standby Letter of Credit).
  • Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C).
  • Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red Clause L/C)

Xem thêm: C/O form D là gì? 

3. Nội dung chính của thư tín dụng L/C: 

Có rất nhiều loại L/C nhưng dù là loại thư tín dụng nào cũng phải có các nội dung sau: 

Số hiệu, địa điểm và ngày mở

  • Số hiệu.
  • Địa điểm mở (place of issuing): Là nơi mà ngân hàng mở L/C cam kết thanh toán cho người xuất khẩu.
  • Ngày mở (issuing date): Là ngày bắt đầu phát sinh cam kết ngân hàng mở với người xuất khẩu là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của LC và là căn  cứ để người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu có thực  hiện việc  mở L/C  đúng hạn như trong hợp đồng đã quy định hay không.

Loại thư tín dụng:

Mỗi loại đều có tính chất và nội dung khác nhau quyền lợi và  nghĩa  vụ  của các bên liên quan cũng khác nhau nên cần xác định loại thư tín dụng cần mở.

Tên địa chỉ của người thụ hưởng:

Có liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ.

Số tiền của thư tín dụng.

Số tiền của thư tín dụng phải vừa  ghi  bằng  số và  ghi  bằng  chữ. Được thống nhất với nhau hoặc có thể chỉ cần số tiền bằng số. Trong đó đồng tiền thanh toán phải  rõ ràng. Cách ghi số tiền tốt nhất là ghi  một số giới  hạn  mà  người  xuất  khẩu  có thể đặt được. Những từ “khoảng chừng, độ khoảng hoặc những từ ngữ tương  tự được dùng  để chỉ biên độ số tiền của L/C cho phép xê dịch không quá 10% tổng số tiền đó.

Thời hạn hiệu lực: 

Là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả cho nhà xuất khẩu nếu nhà xuất  khẩu  xuất trình đầy đủ bộ chứng từ trong thời hạn đó và trong nội dung L/C yêu cầu.

Thời hạn trả tiền của L/C:

Là thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền về sau. Điều này có thể nhận dạng ở hối phiếu của người xuất khẩu ký phát thời hạn giao hàng cũng được ghi trong L/C và do hợp đồng mua bán quy định.

Thời hạn giao hàng:

Là thời hạn quy định bên bán phải chuyển giao hàng cho bên mua kể từ khi L/C có hiệu lực.

Những nội dung về hàng hóa:

Bao gồm tên hàng hóa, số lượng hàng, trọng lượng hàng (có thể bao gồm cả sai lệch cho phép) giá cả, quy cách, phẩm chất…cũng phải được ghi vào thư tín dụng.

Những nội dung về vận tải:

Những chứng từ người xuất khẩu phải xuất trình:

Là nội dung then chốt của thư tín dụng. Bởi vì, bộ chứng từ quy định trong thư tín dụng là một bằng chứng của người xuất khẩu. Chứng minh rằng mình đã hoàn thành nghĩa  vụ giao hàng và làm đúng những quy định của thư tín dụng.

Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C:

Là nội dung cuối cùng của thư tín dụng và nó ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở

Những điều kiện đặc biệt khác.

Như phí ngân hàng được tính cho bên nào, điều kiện đặc biệt hướng dẫn đối với ngân hàng chiết khấu, tham chiếu theo UCP nào….

Chữ ký của ngân hàng mở L/C.

4. Điều kiện để mở thư tín dụng L/C:

4.1 Nguồn vốn để đảm bảo thanh toán L/C:

Khi quy định điều khoản thanh toán bằng L/C trong hợp đồng. Khách hàng cần xem xét nguồn vốn để thanh toán cho L/C mà mình sẽ yêu cầu Ngân hàng Công Thương Việt Nam mở phải đáp ứng các điều kiện nhất định: 

  • L/C phát hành bằng vốn tự có, khách hàng phải ký quỹ 100%.
  • L/C phát hành bằng vốn tự có, khách hàng không ký quỹ đủ 100% và/hoặc có yêu cầu miễn, giảm mức ký quỹ, đề nghị Quý khách liên hệ với bộ phận Tín dụng thẩm định nghiên cứu xem xét và được Giám đốc hoặc người được Giám đốc uỷ quyền phê duyệt trước khi chuyển sang phòng thanh toán quốc tế thực hiện.
  • L/C phát hành bằng vốn vay Ngân hàng Công thương Việt Nam: Quý khách liên hệ với bộ phận Tín dụng thẩm định để xem xét.

4.2 Yêu cầu mở thư tín dụng.

Khách hàng điền đầy đủ thông tin vào Đơn yêu cầu mở L/C. Vì ngân hàng mở theo yêu cầu của người nhập khẩu. Do vậy, nên xem xét kỹ nội dung hợp đồng để đảm bảo khi đưa vào L/C không bị mâu thuẫn.

4.3 Hồ sơ xin mở thư tín dụng L/C: 

Để mở thư tín dụng cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ bao gồm:

– Đơn yêu cầu mở L/C

– Quyết định thành lập doanh nghiệp (đối với các doanh nghiệp giao dịch lần đầu)

– Đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp giao dịch lần đầu)

– Đăng ký mã số xuất nhập khẩu – nếu có (đối với doanh nghiệp giao dịch lần đầu)

– Hợp đồng ngoại thương gốc (trường hợp ký hợp đồng qua FAX thì đơn vị phải ký và đóng dấu trên bản phôtô).

– Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác (nếu có)

– Giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương Mại (nếu mặt hàng nhập khẩu thuộc Danh mục quản lý quy định tại Quyết định điều hành xuất nhập khẩu hàng năm của Thủ tướng Chính Phủ).

– Cam kết Thanh toán, Hợp đồng Tín dụng (trường hợp vay vốn), công văn phê duyệt cho mở L/C trả chậm của NHCTVN (trường hợp mở L/C trả chậm).

– Hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu có)

– Bản giải trình mở L/C do phòng Tín dụng của Chi nhánh lập được Giám đốc chi nhánh hoặc người được Giám đốc uỷ quyền phê duyệt (trường hợp ký quỹ dưới 100% trị giá).

Tất cả các chứng từ trên đều phải xuất trình bản gốc và lưu lại Chi nhánh bản photo có đóng dấu treo của doanh nghiệp. Riêng các chứng từ sau sẽ phải lưu bản gốc:

  • Cam kết thanh toán
  • Hợp đồng vay vốn
  • Hợp đồng mua bán ngoại tệ
  • Đơn xin mở L/C của khách hàng
  • Bản giải trình mở L/C

L/C-la-gi-3

5. Lợi ích các bên tham gia thư tín dụng L/C:

5.1 Lợi ích đối với người xuất khẩu:

  • Ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán đúng như quy định trong thư tín dụng. Bất kể việc người mua có muốn trả tiền hay không.
  • Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa.
  • Khi chứng từ được chuyển đến Ngân hàng phát hành, việc thanh toán được tiến hành ngay hoặc vào một ngày xác định (nếu là L/C trả chậm).
  • Khách hàng có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng

5.2 Lợi ích đối với người nhập khẩu:

  • Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền.
  • Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gì theo quy định trong L/C. Để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền (nếu không người xuất khẩu sẽ mất tiền).

5.3 Lợi ích đối với Ngân hàng:

  • Được thu phí dịch vụ (phí mở, phí chuyển tiền, phí thanh toán hộ…)
  • Mở rộng quan hệ thương mại quốc tế.
  • Nhược điểm lớn nhất của hình thức thanh toán này là quy trình thanh toán rất tỉ mỉ, máy móc. Các bên tiến hành đều rất thận trọng trong khâu lập và kiểm tra chứng từ.

Chỉ cần có một sai sót nhỏ trong việc lập và kiểm tra chứng từ cũng là nguyên nhân để từ chối thanh toán. Đối với Ngân hàng phát hành, sai sót trong việc kiểm tra chứng từ cũng dẫn đến hậu quả rất lớn.

Vậy qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã hiểu về L/C. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho cho bạn. Chúc bạn có thể vận dụng hình thức thanh toán L/C vào công việc của mình hiệu quả. Hãy theo dõi SEC Warehouse để tham khảo các bài viết khác nhé! 

5/5 - (3 bình chọn)

Từ khóa » Tìm Hiểu Về Lc