L/C Trả Ngay (At Sight L/C) Và L/C Trả Chậm (Defered L/C)
Có thể bạn quan tâm
SIMEX - Đào Tạo Xuất Nhập Khẩu - Logistics Số 1 VN
- daotao@simex.edu.vn
- 0327 567 988
- Trang chủ
- VỀ CHÚNG TÔI
- KHÓA HỌC
- CẤP ĐỘ 1 - TỔNG QUAN
- CẤP ĐỘ 2 - CHUYÊN SÂU
- CẤP ĐỘ 3 - ĐẶT HÀNG RIÊNG
- GIẢNG VIÊN
- LÊ SÀI GÒN
- LÊ THANH TÙNG
- PHẠM THỤY THÙY DUNG
- HỒ HƯỚNG DƯƠNG
- NGUYỄN NGỌC DIỄN
- ĐẶNG THÀNH LUÂN
- LỊCH KHAI GIẢNG
- Nghiệp Vụ Logistics Tổng Hợp
- Nghiệp vụ Xuất Nhập Khẩu Tổng hợp
- Mua Bán Hàng Hoá Quốc Tế Chuyên Sâu
- Merchandiser - Quản lý đơn hàng Quốc tế Chuyên Sâu
- Thủ Tục Xuất nhập khẩu và Khai báo Hải quan Chuyên Sâu
- Sales Logistics và Sales Cước Vận tải Quốc Tế Chuyên Sâu
- Tiếng Anh Thương Mại Chuyên Sâu
- Đào tạo Chuyên sâu theo đặt hàng tại Cơ Quan, Doanh Nghiệp
- Hội thảo chuyên đề
- CUNG CẤP ỨNG VIÊN
- Tìm kiếm ứng viên
- Đối tác
- Đăng ký ứng tuyển
- KIẾN THỨC
- Hướng nghiệp ngành XNK-Logistics
- Kiến thức Chuyên môn XNK-Logistics
- Tư vấn pháp lý XNK-Logistics
- Tin tức Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics
- Chia sẻ tài liệu Xuất Nhập Khẩu
- HOẠT ĐỘNG
- Trang chủ
L/C at sight - Thư tín dụng trả ngay: Trước hết đó là một loại thư tín dụng không huỷ ngang, và trong đó người xuất khẩu sẽ được thanh toán ngay khi xuất trình các chứng từ phù hợp với điều khoản quy định trong Thư tín dụng tại ngân hàng chỉ định thanh toán. Trong trường hợp này người xuất khẩu sẽ ký phát (hoặc không ký phát) hối phiếu trả ngay để yêu cầu thanh toán.
MỤC LỤC
1. L/C at sight - Thư tín dụng trả ngay
-
Trước hết đó là một loại thư tín dụng không huỷ ngang, và trong đó người xuất khẩu sẽ được thanh toán ngay khi xuất trình các chứng từ phù hợp với điều khoản quy định trong Thư tín dụng tại ngân hàng chỉ định thanh toán. Trong trường hợp này người xuất khẩu sẽ ký phát (hoặc không ký phát) hối phiếu trả ngay để yêu cầu thanh toán.
-
Khi muốn thỏa thuận sử dụng L/C trả ngay, người XK và người NK thường ghi trong hợp đồng: “Payment by Irrevocable L/C at sight”. Còn trên L/C, điều này thể hiện ở trường :41D: AVAILABLE WITH [tên ngân hàng] BY PAYMENT hoặc SIGHT PAYMENT. Đồng thời, sẽ ghi ở trường :42C: DRAFT AT SIGHT – hoặc cũng có thể L/C không ghi gì ở trường :42C cả, vì ngân hàng không yêu cầu phát hành hối phiếu trả ngay.
2. Deferred L/C - L/C trả chậm
-
Là loại L/C trong đó quy định việc trả tiền được tiến hành một lần hay làm nhiều lần cho người XK. Việc trả tiền này sẽ được thực hiện sau một thời gian nhất định kể từ ngày giao hàng (date of B/L) hoặc ngày xuất trình chứng từ (presentation date). Thời hạn thanh toán càng ngắn càng tốt và không nên dài quá một năm.
-
Theo L/C này, người XK giao hàng và xuất trình chứng từ như L/C quy định. Khi bộ chứng từ được NH Mở xác định là hợp lệ, NH Mở thường sẽ phát hành một Cam kết trả tiền và thực hiện việc trả tiền vào ngày đáo hạn như đã quy định, có thể trả một lần hoặc nhiều lần theo thỏa thuận. Và thường ngày đáo hạn này nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C nên người bán phải lưu ý để mở rộng thời hạn hiệu lực L/C. Xin được nhấn mạnh việc này, Cam kết trả tiền là do ngân hàng Mở viết ra – tức ngân hàng Mở chịu trách nhiệm trả tiền cho người XK khi đáo hạn, bằng tiền của chính mình. Tuy nhiên, trong thực tế, ngân hàng và người NK sẽ thỏa thuận riêng, rằng Ngân hàng sẽ dùng tiền của người NK, tức đợi đến lúc đáo hạn mới lấy tiền của người NK để trả cho người XK. Về phần mình, đây rõ ràng là một rủi ro cho người XK (dù trên danh nghĩa, họ vẫn có thể đòi tiền Ngân hàng Mở vì Ngân hàng Mở đã viết Cam kết trả tiền) trong trường hợp người NK mất khả năng/hoặc không thanh toán khi đáo hạn. Còn về phía người NK, so với L/C trả ngay, người nhập khẩu chỉ chịu trách nhiệm thanh toán khi đến ngày đáo hạn; do đó người nhập khẩu có thời gian để bán hàng, thu tiền hàng để trả cho nghĩa vụ trong L/C.
-
Nếu sử dụng L/C này người bán không được ký phát hối phiếu (trả chậm) để yêu cầu ngân hàng Mở ký nhận nợ lên hối phiếu này. Nếu muốn thực hiện việc ký phát hối phiếu - yêu cầu ngân hàng Mở ký nhận nợ - rồi mới giao chứng từ cho ngân hàng Mở, thì người XK có thể chuyển sang loại L/C khác là Acceptance L/C - mà tạm dịch là L/C Chấp nhận nợ.
-
Khi muốn thỏa thuận sử dụng L/C trả chậm, người XK và người NK thường ghi trong hợp đồng: “Payment by Deferred L/C”. Còn trên L/C, điều này thể hiện ở trường :41D: AVAILABLE WITH [tên ngân hàng] BY DEFERED PAYMENT UNDERTAKING – một cam kết trả tiền sau. Ở trường :42C: DRAFT sẽ không ghi gì cả - vì không yêu cầu/không cho phép người XK phát hành hối phiếu.
Ảnh: L/C Trả Ngay (At Sight L/C) Và L/C Trả Chậm (Defered L/C)
Bài viết độc quyền của tác giả: Ths. Lê Sài Gòn - Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Xuất Nhập khẩu Sài Gòn - SIMEX
Mọi chi tiết về Khóa học, Giảng viên và Lịch khai giảng, vui lòng tham khảo tại www.simex.edu.vn hoặc Hotline 0327567988 để được tư vấn Chuyên môn và tư vấn Khóa học xuất nhập khẩu miễn phí.
LÊ SÀI GÒN
NCS Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh Quốc tế"Khi giảng dạy, tôi thường chia sẻ những điều tôi từng làm sai và lỗi lầm trong công việc và sự nghiệp, còn những cái đúng, đã có sách vở."
Bài viết liên quan
Các Loại Hối Phiếu
Xem chi tiếtƯu Nhược Điểm và Giải Pháp Khắc Phục Của Hình Thức Thanh Toán Chuyển Tiền TT Remittance T/T
Xem chi tiếtThủ Tục Mở L/C Ở Một Ngân Hàng Việt Nam Và Lệ Phí
Xem chi tiếtL/C Hủy Ngang (Revocable L/C) Và L/C Không Hủy Ngang (Irrevocable L/C)
Xem chi tiếtĐàm Phán Ngày Mở L/C Trong Thỏa Thuận Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế
Xem chi tiếtNghiệp Vụ Chiết Khấu Bộ Chứng Từ Theo D/A
Xem chi tiếtPhương Thức Trao Chứng Từ Trả Tiền Ngay - Cash Against Documents
Xem chi tiếtThư Tín Dụng Với Điều Khoản Đỏ (Red Clause L/C)
Xem chi tiếtChuẩn Bị Bộ Chứng Từ Trong Thanh toán L/C Tín Dụng Chứng Từ
Xem chi tiếtThư Tín Dụng Dự Phòng (Stand – By L/C)
Xem chi tiếtKhóa học chúng tôi
-
CẤP ĐỘ 1 - TỔNG QUAN
-
CẤP ĐỘ 2 - CHUYÊN SÂU
-
CẤP ĐỘ 3 - ĐẶT HÀNG RIÊNG
Bài viết liên quan
-
Nơi Và Thời Hạn Xuất Trình Bộ Chứng Từ Theo L/C
- 15-08-2024
-
L/C UPAS = Usance Paid At Sight L/C
- 15-08-2024
-
Các Loại Hối Phiếu
- 15-08-2024
-
Ưu Nhược Điểm và Giải Pháp Khắc Phục Của Hình Thức Thanh Toán Chuyển Tiền TT Remittance T/T
- 15-08-2024
-
Thủ Tục Mở L/C Ở Một Ngân Hàng Việt Nam Và Lệ Phí
- 15-08-2024
-
L/C Hủy Ngang (Revocable L/C) Và L/C Không Hủy Ngang (Irrevocable L/C)
- 15-08-2024
-
Đàm Phán Ngày Mở L/C Trong Thỏa Thuận Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế
- 15-08-2024
-
Nghiệp Vụ Chiết Khấu Bộ Chứng Từ Theo D/A
- 02-03-2023
-
Phương Thức Trao Chứng Từ Trả Tiền Ngay - Cash Against Documents
- 15-08-2024
-
Thư Tín Dụng Với Điều Khoản Đỏ (Red Clause L/C)
- 15-08-2024
-
Chuẩn Bị Bộ Chứng Từ Trong Thanh toán L/C Tín Dụng Chứng Từ
- 15-08-2024
-
Thư Tín Dụng Dự Phòng (Stand – By L/C)
- 02-03-2023
BẠN ĐANG PHÂN VÂN LỰA CHỌN KHOÁ HỌC?
Tìm khoá học phù hợp Hỏi chúng tôi Gọi chúng tôi Tư vấn 24/07 ChatTừ khóa » Thanh Toán L/c Trả Ngay
-
Phương Thức Thanh Toán L/C - HP Toàn Cầu
-
Phương Thức LC (letter Of Credit) - Thanh Toán Theo Thư Tín Dụng
-
L/C At Sight Là Gì? Quy Trình Thanh Toán L/C At Sight
-
Phương Thức Thanh Toán L/C Trong Giao Dịch Thương Mại Quốc Tế
-
L/C Là Gì? Quy Trình Thanh Toán L/C Trong Xuất Nhập Khẩu
-
Phương Thức Thanh Toán Bằng Thư Tín Dụng (L/C – Letter Of Credit)
-
PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN BẰNG L/C TRONG THƯƠNG MẠI ...
-
L/C Trả Ngay (At Sight L/C) Và L/C Trả Chậm (Defered - VinaTrain
-
Tín Dụng Thư Nhập Khẩu - L/C Nhập Khẩu (Trả Ngay/ Trả Chậm)
-
L/C At Sight Là Gì? Phân Biệt Với Defered L/C Và Upas L/C?
-
Thư Tín Dụng Trả Chậm Có điều Khoản Thanh Toán Ngay - UPAS L/C
-
THƯ TÍN DỤNG NHẬP KHẨU TRẢ CHẬM CÓ THỂ THANH TOÁN ...
-
UPAS L/C - Agribank
-
[PDF] MỨC PHÍ TỐI THIỂU TỐI ĐA A THƯ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (L/C) I ...