Lá Atisô - Cây Thuốc

Lá Atisô

Lá Actisô có vị đắng, có tác dụng lợi tiểu, và được dùng đề điều trị bệnh phù và thấp khớp. Ngoài ra, lá cây atiso còn giúp giải rượu và an thai rất tốt. Để hiểu thêm về loại lá này, mời bạn đọc xem qua bài viết dưới đây.

Cây atisô là gì ?

Cây atisô là một loại rau có nguồn gốc từ Hy Lạp và La Mã thời kỳ đầu, vùng Nam Âu, Bắc Phi và quần đảo Canary. Sau này nó được đưa tới các vùng khác trồng trọt. Cây atisô là một cây thân thảo lâu năm. Cao khoảng 1,5 dến 2m. Thân cao, thẳng, có nhiều khía và được bao bọc bởi nhiều lông tơ trắng.

atiso

Hình ảnh cây atisô

Tham khảo: Xuyên tâm liên - Kháng sinh tiềm năng trong điều trị COVID-19.

Mô tả cây Atisô

Actisô là loài cây thân thảo lớn.

-Thân atisô: Cây cao 1 – 1,2 m, có thể đến 2 m. Thân ngắn, thẳng và cứng, có khía dọc, phủ lông trắng như bông.

- Lá atisô: Lá to, dài, mọc so le; phiến lá xẻ thùy sâu và có răng không đều, mặt trên xanh lục mặt dưới có lông trắng, cuống lá to và ngắn. Lá dài 1-1,2 m, rộng 50 cm.

la atiso

Lá atisô

Lá hái lúc cây sắp ra hoa hoặc mới ra hoa, dùng làm thuốc..

- Hoa atisô: Nụ hoa là một khối hình quả tim có kích thước khoảng 8-15 cm, bao gồm các lá đài, cánh hoa và nhị hoa xếp chặt như bắp cải, chứa nhiều chất bổ dưỡng và là phần chính yếu được dùng làm rau ăn.

Cụm hoa hình đầu to, mọc ở phần ngọn, được bao bọc bởi nhiều lá bắc bên ngoài. Khi nở, hoa có màu đỏ tím. Thông thường người ta thường thu hoạch , ăn phần nụ hoa, khi hoa nở ít được sử dụng. Quả nhẵn bóng, màu nâu sẫm.

- Rễ atisô: To như ngón tay

Nơi phân bố của cây Atisô

Atisô tên khoa học là cynara scolymus, có nguồn gốc từ Địa Trung Hải. Được trồng đầu tiên tại vùng Naples, sau đó được giới thiệu tới các nước lân cận như Pháp, Hà Lan, Anh. Sau đó tới Mỹ, Tây Ban Nha.

Sở dĩ atisô không sống được ở các vùng khác vì đây là cây ưa lạnh, thường phát triển rất tốt vào mùa đông, khi thời tiết ấm lên 1 chút. Tại Việt Nam, cây phát triển ở các vùng khí hậu đặc biệt như Đà Lạt , SaPa, Vĩnh Phúc…Thông thường gieo hạt khoảng tháng 10-12, thì tháng 1-3 đã có thể thu hoạch. Phần thu hoạch thường là trước khi cây nở hoa, ở dạng búp, hoặc lá khi còn tươi.

cay atiso

Cây atisô

Thành phần trong lá atisô

Quay trở lại với lá atisô, cả cây atisô, không riêng gì phần lá chứa rất nhiều Cynarin. Đây là một chất giúp làm giảm cholesterol, bảo vệ gan, tái tạo gan và tăng cường chức năng gan tổng thể, đồng thời giúp lợi tiểu và giảm tình trạng khó tiêu.

Axit chlorogen trong lá giúp chống oxy hóa, giảm cho cholesterol, chống viêm, kích thích sản xuất mật, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.

Bên cạnh đó, phần lá còn chứa các axit hữu cơ, hợp chất favonoid chống lão hóa,

Bộ phận dùng của cây hoa atisô

Các bộ phận cây Actisô được dùng làm rau

- Đọt và lá atisô non dùng làm rau

Đọt và lá non atisô trong cuộn chưa nở được dùng làm rau luộc, xào hay nấu ở khu vực Địa Trung Hải.

-Thân non atisô được dùng làm rau

+ Theo Đông y

- Lá Actisô có vị đắng, có tác dụng lợi tiểu,và được dùng đề điều trị bệnh phù và thấp khớp. Ngoài việc dùng đế cụm hoa và lá để ăn, Actisô được dùng làm thuốc thông tiểu tiện, thông mật, chữa các bệnh suy gan thận, viêm thận cấp và mạn tính, sưng khớp xương.

Lá tươi hoặc khô sắc hoặc nấu thành cao chữa bệnh về Gan (gan viêm mạn, da vàng), thận viêm cấp và mạn, sưng khớp xương. Thuốc có tác dụng nhuận trường và lọc máu nhẹ đối với trẻ em.

Cách chế biến: 30g hoa (hoăc 40g lá hoăc 40g rễ Atisô) cho vào siêu đun khoảng 1 đến 2 lit nước đối với hoa hoặc lá thì sôi 5 phút, còn rễ thì lâu hơn một tí. Uống như uống nước trà hay nước lọc hàng ngày.

atiso da lat

Hình ảnh lá Atisô

Công dụng của lá Atisô là gì?

Không nhiều người biết tác dụng của lá atiso. Tuy nhiên, đây là loại có rất nhiều công dụng hữu ích trong Đông Y. Vậy tác dụng của lá atiso là gì? Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Lá atisô bảo vệ gan và túi mật

Ở một số loại thuốc truyền thống, trong thành phần của nó có chứa lá atisô, được dùng chủ yếu để tăng cường chức năng gan. Đầu những năm 1900 , các nhà khoa học người Pháp bắt đầu nghiên cứu về ác sử dụng, tác dụng của lá atisô. Họ đã tìm ra chất cynarin có trong đó. Đây là một chất giúp kích thích gan, túi mật, đồng thời giúp ổn định cholesterol, kể từ đó, lá atisô được thay thế cho các loại thuốc ban đầu.

Tham khảo thêm hoa atiso cũng chữa các chứng bệnh về gan

Lá atisô giúp ổn định chức năng tiêu hóa

Người Hy Lạp và La Mã cổ đại coi lá atisô như một chất hỗ trợ tiêu hóa, loài cây này tương đối hiếm nên chỉ được dùng cho giới thương lưu. Vào thời gian này, lá atisô, được tiêu thụ chủ yếu đối với hoàng gia và người giàu có.

Lá atisô giúp phòng ngừa ung thư

Atisô là một thực vật có hàm lượng chất oxy hóa cao, đặc biệt là phần cuống lá. Chất chống oxy hóa giúp cơ thể được tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các gốc tự do, dẫn đến các bệnh nguy hiểm như ung thư. Phần lá còn chứa nhiều polyphenol, đây là chất cũng có tính ngăn ngừa ung thư rất cao, chúng làm châm, ngưng quá trình phát triển bệnh.

tra atiso

Trà atiso

Quercetin và rutin cũng tương tự như vậy, hai chất chống oxy hóa đặc biệt này đã được chứng minh rằng có thể làm giảm nguy cơ hình thành ung thư.

Phần lá atisô cũng chứa khá nhiều vitamin C, giúp ngăn ngừa ung thư vú rất tốt.

Lá atisô giúp giảm huyết áp

Lá atisô giàu kali, đây là chất giúp ổn định các tác động của việc thiếu muối dẫn đến tăng huyết áp. Lá atisô đóng vai trò như một chất giúp co giãn mạch, ổn định huyết áp, từ đó giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường, nguy cơ gây nhồi máu cơ tim và tĩnh mạch vành.

Lá atisô phòng tránh nhồi máu cơ tim

Bên cạnh các tác dụng cho gan, ung thư, huyết áp, lá atisô còn có tác dụng rất tốt cho tim mạch. Cụ thể, trong lá atisô chứa nhiều các thành phần làm ổn định cholesrerol ( tăng cường các cholesterol tốt như omega-3, giảm các cholesterol xấu ). Từ đó giúp lưu thông máu dễ dàng hơn, ngăn chặn tình trạng huyết áp tăng quá cao dẫn đến đau tim, đột quỵ…

Lá atisô tăng cường canxi, chắc khỏe xương

Khá nhiều người còn chứa biết tới tác dụng thần kỳ của lá atisô chính là tăng cường chất canxi. Trong atisô chứa nhiều các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi, magie, mangan. Đây là những chất giúp tăng cường sức khỏe, đặc biệt là xương, giảm nguy cơ mắc các bệnh như loãng xương, đau nhức xương khớp do tuổi già.

la atiso da lat

Lá atisô khô

Lá atisô có ích cho chức năng não bộ

Lá atisô chứa các chất giúp oxy lưu thông não tốt hơn, đồng thời giúp não được ổn định, nhận thực tốt hơn. Vì thế lá atisô sẽ cực kỳ tốt cho người già, trước nguy cơ bị suy giảm trí nhớ.

Mẹo vặt với lá atisô

Dưới đây là một số mẹo vặt góp nhặt từ kinh nghiệm dân gian. Các bạn nên lưu lại để tham khảo khi cần nhé.

Lá atisô giúp tăng cường sức đề kháng

Mỗi ngày dùng 1 ly trà atisô, sẽ đem đến cho bạn một sức khỏe cực kỳ tốt, tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, đồng thời giúp chống oxy hóa, ngăn tình trạng lão hóa da, giúp da luôn khỏe và đẹp.

Lá atisô giúp tỉnh rượu

Bên cạnh những tác dụng tuyệt vời với gan, lá atisô còn giúp tỉnh rượu rất tốt. Khi bị say bia, rượu, nhai một ít lá atisô sẽ làm dịu đi cảm giác đau đầu, khó chịu khi bị say.

Lá atisô giúp an thai

Sử dụng liều lượng đủ sẽ giúp phụ nữ mang thai có thể nuôi thai nhi phát triển bình thường và ổn định, giúp tăng chức năng của hệ thần kinh trẻ nhỏ rất tốt.

Lá atisô giúp lợi tiểu, lợi tiện

Khi bị khó tiêu, hay đi tiểu khó khăn, dùng lá atisô sẽ giúp quá trình đào thải được diễn ra một cách tốt nhất.

Những câu hỏi thường gặp về atisô

Người dùng thường hỏi gì về atiso? Sau đây là một số câu hỏi khách hàng thường thắc mắc về lá atiso đã được chuyên gia giải đáp. Mời các bạn cùng xem qua.

hoa atiso

Atisô

Làm thế nào để hết vị đắng trong lá atisô ?

Lá atisô có chứa các chất đắng trong thành phần, để làm bớt vị đắng này, có thể trần qua với nước sôi, sẽ làm bớt vị đăng đi rất nhiều. Hoặc khi chế biến, có thể cho thêm mật ong, hoặc đường phèn.

Lá atisô tươi hay khô tốt hơn ?

Lá atisô khô sẽ tốt hơn rất nhiều. Ở nhiều loại thảo dược không chỉ ở atisô, việc dính nhựa cây không phải là ít, mà nhựa cây thì lại không có tác dụng, ngược lại có thể gây độc, việc sơ chế làm khô sẽ giúp lá được sạch sẽ, không còn nhựa. Bên cạnh đó, sản phẩm không trong quá trình sử lý sẽ loại bỏ những chất không cần thiết, giữ lại những hợp chất tốt nhất có trong thảo dược, việc bảo quản, sử dụng cũng dễ dàng hơn.

Nhiều người thường lần tưởng rằng khi phơi khô, các chất tốt trong thảo dược, lá thuốc sẽ bị mất đi, nhưng thực tế lại không phải vậy, có các chất cần phải có nhiệt độ với được tạo ra, phần lớn việc phơi khô là để loại bỏ các tạp chất không cần thiết, giữ lại những hợp chất tốt nhất trong cây thuốc.

Lá atisô dùng như thế nào là tốt nhất ?

Lá atisô có thể dùng khô để pha trà, thường dùng 6g, chia làm 3 liều, mỗi liều 2g mỗi ngày là tốt nhất.

Phương pháp sử dụng lá atisô theo đông y:

Cách chế biến:30g hoa (hoăc 40g lá hoăc 40g rễ Atisô) cho vào siêu đun khoảng 1 đến 2 lit nước đối với hoa hoặc lá thì sôi 5 phút, còn rễ thì lâu hơn một tí. Uống như uống nước trà hay nước lọc hàng ngày.

Ai không nên sử dụng lá atisô ?

Lá atisô rất an toàn, không hề gây ra những tác dụng phụ, hay có những hạn chế nào khi sử dụng sản phẩm. Đối với các bệnh nhân bị sỏi mật, tắc nghẽn ống mật, nên sử dụng với liều lượng vừa phải.

Địa chỉ bán lá atisô Đà Lạt uy tín tại TP HCM

Hiện nay trên thị trường có nhiều nơi bán lá atisô với giá thành và chất lượng không được đảm bảo. Nhà thuốc An Quốc Thái là nơi chuyên cung cấp các sản phẩm, thảo dược uy tín chất lượng, đem lại hiệu quả cao nhất dành cho khách hàng. Hiện tại nhà thuốc có bán lá atisô dạng khô.

Số điện thoại: 0902743250

Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, phường 14, quận Tân Bình, tp. Hồ Chí Minh.

Nguồn: Omega Việt Nam - Vì sức khỏe cộng đồng

Từ khóa » Công Dụng Lá Atiso Khô