Lá Cẩm Dùng Làm Xôi, ứng Dụng Vào Việc Chữa Bệnh
Có thể bạn quan tâm
Lá cẩm là một trong những cây thảo mộc được sử dụng rất nhiều trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Ngoài ra, nó còn thường dùng để tạo màu cho các món ăn nhằm tăng sự hấp dẫn. Những thông tin chi tiết về lá cẩm cũng như các bài thuốc chữa bệnh từ chúng sẽ được chúng tôi chia sẻ đến bạn đọc sau đây.
Tìm hiểu thông tin sơ lược về lá cẩm
Được người dân sử dụng khá phổ biến, cây là cẩm có đặc điểm hình thái nhận dạng, phân bố tập trung ở những tỉnh nào? Những thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp đến các bạn ngay phần dưới đây.
Mô tả hình dáng cây
Cây lá cẩm có tên khoa học là Peristrophe Roxburghiana thuộc họ Ô rô. Đây là một loại cây thảo mộc sống lâu năm thường có chiều cao trung bình khoảng 50cm đến 100cm. Thân cây nhẵn, dạng tròn và có đường kính khoảng 1-2 mm.
Lá cây dài, màu xanh, nhọn ở đầu, tán đối xứng và có kích thước bề rộng khoảng 1-3 cm, dài 2-7 cm.
Chiều cao trung bình của loại cây này khoảng 50-100cm
Hoa cây lá cẩm thường có màu tím hay đỏ tươi, có chiều dài khoảng 5cm, gồm 2 thùy ở giữa. Hoa thường mọc tại vị trí nách lá.
Phân bố của cây lá cẩm
Loại cây này được tìm thấy tại nhiều nước khu vực phía Nam Trung Quốc, Đông Nam Á và Đài Loan. Tại nước ta, cây thường phát triển tại các tỉnh miền núi do có điều kiện thời tiết thích hợp để cây sinh trưởng và phát triển hơn so với đồng bằng.
Các tỉnh được trồng phổ biến như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Yên Bái, Hòa Bình, Thanh Hóa. Tại các tỉnh miền Trung và miền Nam cây cũng được trồng và sử dụng nhưng ít hơn so với miền Bắc do điều kiện thời tiết không phù hợp để trồng.
Bộ phận dùng và thành phần dinh dưỡng trong lá cẩm
Người dân thường sử dụng lá cây này để làm tạo màu trong chế biến món ăn hay dược liệu là chủ yếu. Thời điểm thích hợp để thu hoạch lá vào mùa xuân, hè, thu là tốt nhất, trừ những tháng mùa đông do cây đã rụng hết lá vào thời điểm này.
Trong lá cẩm có chứa nhiều hàm lượng giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như: các vitamin, chất xơ dồi dào, hợp chất pelargonidin, pyrano peonidin.
Những lợi ích sử dụng của lá cẩm trong cuộc sống
Là một loại cây thảo mọc nhiều ở các tỉnh miền núi, cây lá cẩm thường được sử dụng phổ biến và đem đến khá nhiều công dụng trong cuộc sống. Những lợi ích mà loại cây này đem đến cho người dùng như:
Sử dụng để làm chất tạo màu trong chế biến món ăn
Đối với người dân miền Nam, việc sử dụng lá cẩm để làm chất tạo màu cho một số món ăn rất được ưa chuộng. Đặc biệt trong số đó có thể kể đến món xôi lá cẩm, xôi ngũ sắc, bánh tét, thạch rau câu, bánh dày, mứt dừa bột lá cẩm … rất hấp dẫn.
Người dùng thường sử dụng lá cẩm làm chất tạo màu cho thực phẩm bởi nó không những bổ ích, tạo sự đẹp mắt mà cũng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Sử dụng trong mục đích làm đẹp
Những người gặp phải chứng bệnh mụn trứng cá, đặc biệt đối với các chị em phụ nữ. Việc sử dụng lá cẩm để làm đẹp đã đem đến khá nhiều hiệu quả, giúp cho người dùng có làn da luôn mịn màng và giảm mụn đáng kể.
Nguyên liệu chuẩn bị: Lá cẩm (1 bó) + 1,5 lít nước.
Tiến hành rửa sạch lá cây, cho vào cùng 1,5 lít nước sau đó đun sôi khoảng 10-15 phút nhỏ lửa thì dừng lại. Tiếp tục gạn nước này ra để ấm rồi rửa mặt (không cần rửa lại bằng nước sạch). Nước còn thừa không sử dụng hết bạn có thể đổ ra lọ rồi bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh sử dụng trong 3-4 ngày được.
Sử dụng đều đặn sẽ thấy da mặt được căng mịn và giảm mụn trứng cá hiệu quả.
Sử dụng điều chế thành bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh
Các chuyên gia nghiên cứu cho biết, lá cẩm có tính bình, vị đắng nên có tác dụng tốt trong việc dùng chữa thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng. Đặc biệt, các chứng bệnh liên quan đến viêm phế quản cấp tính, lao phổi, bong gân, ổ tụ máu, nôn hay ho ra máu … cũng có thể sử dụng bài thuốc từ lá cẩm để hỗ trợ điều trị.
Tại một số tỉnh ở Trung Quốc, người dân nơi đây còn dùng lá cây này để điều trị mụn nhọt, thấp khớp, viêm họng, lao hạch hay nhiễm trùng đường tiết niệu, kinh phong ở trẻ em khá hiệu quả.
Một số bài thuốc từ lá cẩm dùng để chữa bệnh phổ biến hiện nay
Bạn có thể sử dụng lá cẩm chữa bệnh bằng cách sắc nước uống, nấu nước tắm hay tán bột uống đều được. Mỗi phương pháp sẽ đem đến hiệu quả với một loại bệnh riêng và bạn có thể sử dụng với liều cao mà hoàn toàn không sợ ngộ độc bởi tính lành của loại lá này.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng viêm phế quản
Cách làm khá đơn giản: Lấy cành và lá cẩm (khoảng 40gr), mạch môn 20gr, cát cánh 20gr, tang bạch bì 20gr . Rửa sạch sau đó đem sắc hỗn hợp nguyên liệu này với khoảng 700 ml nước để uống. Thời gian từ 7-10 ngày sẽ có tác dụng hiệu quả trong việc chữa viêm phế quản, tiêu đờm.
Bài thuốc dùng lá cẩm điều trị bệnh gai cột sống
Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến thông tin bài thuốc từ lá cây này có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống. Nhiều trường hợp sử dụng lá cẩm đã giúp đẩy lùi căn bệnh này và ngăn ngừa được chứng gai cột sống tái phát trở lại hiệu quả. Đặc biệt, khi sử dụng cây lá cẩm bạn cũng không cần lo lắng về việc gây ra tác dụng phụ bởi lá cây này rất lành tính.
Nguyên liệu và cách điều chế bài thuốc trị gai cột sống
+ Nguyên liệu chuẩn bị: 1 nắm lá cẩm + 3 quả trứng gà ta.
+ Tiến hành: Lá cẩm đem rửa sạch và chia đều thành 3 phần bằng nhau, để riêng để dùng cho 3 lần. Trứng gà ta tiến hành luộc thành trứng lòng đào, thời gian luộc khoảng 4-5 phút là được.
+ Cách sử dụng: Người bệnh sẽ ăn 1 phần lá cẩm cùng 1 quả trứng gà luộc lòng đào vào thời điểm trước mỗi bữa ăn khoảng 1 tiếng. Ngày 3 lần.
Một số lưu ý khi sử dụng bài thuốc điều trị gai cột sống
Bài thuốc lá cẩm cùng trứng gà lòng đào khá dễ sử dụng bởi món ăn này không khó ăn như chúng ta vẫn nghĩ. Nó có mùi thơm của trứng lòng đào đem đến tạo cảm giác ngon miệng.
Thời gian sử dụng khá dài khoảng 1 tháng đối với bài thuốc này nên người bệnh cần thật kiên trì sẽ giúp cho triệu chứng gai cột sống được giảm dần.
Người bệnh cũng nên kết hợp cùng các bài tập thể dục, vận động nhẹ để góp phần giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Đặc biệt, một chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, các chất xơ, vitamin … cho cơ thể cũng là hoàn toàn cần thiết.
Hướng dẫn cách nấu món xôi lá cẩm ngon miệng và bổ dưỡng
Món ăn này rất được ưa chuộng tại các tỉnh phía Nam nước ta. Người dùng sử dụng lá cẩm để tạo màu cho món xôi ngũ sắc rất hấp dẫn. Các bước thực hiện cũng khá đơn giản mà chúng ta có thể tự học và làm tại nhà.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Lá cẩm tím 100gr; nước cốt dừa 4 muỗng cafe; gạo nếp 500gr; vừng; muối; đậu phộng; đường.
Các bước thực hiện
Lá cẩm đem rửa sạch, để ráo nước sau đó cho vào nồi đổ nước sắp bằng mặt rồi đưa lên bếp đun sôi. Bạn cũng có thể cho thêm tro rơm nếp và vò nát lá trước khi nấu).
Trong khi đun lá sẽ chuyển dần sang tím, hồng. Chúng ta lọc lấy nước rồi bỏ riêng lá, cho gạo nếp vào trong nước này để ngâm qua đêm. Ngày hôm sau đem gạo đã được ngâm này chõ đồ xôi bình thường. Sau thời gian khoảng 30 phút tiến hành cho thêm nước cốt dừa và đường. Đun đến khi nào thấy gạo dẻo là xôi đã chín và sử dụng được.
Bổ sung thêm đường, muối, lạc, vừng giã nát rồi thưởng thức. Trong quá trình đồ xôi bạn cũng cần đảo đều để giúp gạo có thể chín từ trên xuống.
Một số lưu ý trong quá trình sử dụng lá cẩm
Được đánh giá là một trong những loại lá cây có tác dụng chữa bệnh và lành tính. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng người dùng cũng nên lưu ý đến một số vấn đề sau đây:
Bảo đảm nguồn nguyên liệu an toàn
Khi thu hái hay mua lá cẩm tại các cửa hàng, chúng ta cần hiểu rõ nguồn gốc hoặc tìm mua những sản phẩm chất lượng. Điều này đảm bảo lá cây không nhiễm các hóa chất như thuốc trừ sâu, ngâm hóa chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe.
Người dùng có thể tìm kiếm và mua rau củ quả Đà Lạt thực phẩm này tại công ty Thực Phẩm Đồng Xanh – một trong những công ty hàng đầu trong áp dụng hệ thống chuỗi cung ứng, hệ sinh thái và nông sản rộng lớn tại Việt Nam.
Xác thực tính hiệu quả với các bài thuốc
Được sử dụng rất nhiều trong chế biến thực phẩm bởi không gây độc. Mỗi khi có nhu cầu dùng lá cây này để chế bài thuốc chữa bệnh tốt nhất người dùng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Điều này sẽ giúp quá trình sử dụng được an toàn và hiệu quả nhất tránh trường hợp bệnh không được khắc phục mà lại phát triển theo hướng xấu đi.
Những công dụng từ lá cẩm đem đến là rất bổ ích đối với sức khỏe con người. Trong quá trình sử dụng người dùng muốn để được lâu có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh hay phơi khô tán bột đều được. Hi vọng những thông tin qua bài viết đã đem đến nhiều kiến thức bổ ích cho bạn đọc. bạn có nhu cầu mua thực phẩm rau củ quả giá sỉ hãy đến với Đồng Xanh đặt hàng thoải mái.
Chúc các bạn sức khỏe và thành công!
Từ khóa » Cây Lá Cẩm Tím Nấu Xôi
-
Lá Cẩm Là Lá Gì? Tác Dụng Của Lá Cẩm, Phân Loại Các Món ăn Ngon
-
Combo 5 Cây Lá Cẩm đỏ+ Tím | Shopee Việt Nam
-
Cây Giống Cẩm đỏ, Cẩm Tím | Shopee Việt Nam
-
Cây Lá Cẩm Là Gì? Công Dụng Và Cách Nấu Xôi Lá Cẩm
-
Chọn Giống Cây Lá Cẩm - Nấu Xôi Nếp Cẩm Lên Màu đẹp - YouTube
-
Bột Cây Lá Cẩm Tím Cẩm đỏ, Cẩm Vàng Nấu Xôi Ngũ Sắc Làm Bánh ...
-
Cách Nấu Xôi Lá Cẩm... - Lá Cẩm - Cây Lá Cẩm - Xôi Lá Cẩm
-
Cây Lá Cẩm Tím - Cái Nhìn Tổng Quát Nhất
-
Cây Lá Cẩm, Màu Tím Gói Xôi Và Những Bài Thuốc Quý
-
Lá Cẩm Là Lá Gì? Có Tác Dụng Gì? Cách Lấy Màu Lá Cẩm để ...
-
Cây Lá Cẩm ( Cẩm Tím, Cẩm đỏ ) - Sẵn Sàng Trao Tay Khách
-
Xôi Lá Cẩm – Bí Kíp Nấu Ngon Tại Nhà, Chuẩn Không Cần Chỉnh
-
Cách Làm Xôi Màu Tím Từ Nguyên Liệu Tự Nhiên Cực Kì Bắt Mắt