Lá Cần Sa Thuần Chủng, Lai Nguyên Bản, Lai Giống Việt Nam - Kim Hưng
Có thể bạn quan tâm
Giống như con người khoác lên mình những bộ trang phục để làm đẹp và che chắn bản thân, cây cối cũng trang hoàng cho chúng bằng những bộ lá đặc trưng riêng cho từng loài cây. Đối với cây cần sa, lá.cần chính là bộ phận chủ yếu và dễ nhận biết nhất. Và vì vậy, muốn nhận biết được cây cần sa, trước tiên phải biết về lá.cần. Bài viết này sẽ cung cấp một câu trả lời đầy đủ nhất cho câu hỏi lá cây cần sa như thế nào?
Danh Mục Chính
- VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG QUE THỬ MA TÚY
- Lá cần sa
- Hình lá cần sa
- kẹo ke
- Cách nhận biết lá cần sa
- cây cần sa
- tên gọi khác của lá cần sa
- lá cần sa tiếng Anh
- Một cây cần sa có mấy lá
- Tác dụng của lá cần sa
- Đối với cây cần sa
- Đối với con người
- Có mấy loại lá cần sa
- Lá cần indica
- Lá cần sa sativa
- Lá cần sa ruderalis
- Lá cần sa lai
- Các loại lá cần đột biến thường gặp
- Lá cần sa có màng
- Lá cần sa xếp hình vòng
- Lá cần sa hình chân vịt
- Lá cần sa có đốm
- Lá cần sa dây leo
- Cần sa lá nho
- Lá cần sa đường và lá cần sa quạt
- Lá cần sa quạt
- Lá cần sa đường
- Số lượng ngón của một lá cần
- Nguyên nhân lá cần sa ít ngón
- Những tình trạng bất thường của lá cần sa
- Lá cần sa bị vàng
- Lá cần sa bị xoăn
- Lá cần sa khô và giòn
- Lá cần sa bị héo
- Lá cần sa đổi màu và có những lỗ nhỏ trên bề mặt
- Những mảng và hoa văn lạ trên lá cần sa
- Lá cần sa có những màu nào
- Lá.cần sa màu tím
- Lá.cần sa màu trắng
- Lá.cần sa có chứa chất gây nghiện không
- Có nên hút lá cần sa không
- Lá cần sa dùng để làm gì
- Lá cần sa dùng để làm thức ăn
- Lá cần sa dùng để uống trà
- Lá cần dùng làm kem bôi, thuốc bôi ngoài da
- Hình xăm lá cần sa
- Ý nghĩa hình xăm lá cần sa
- Các loại hình xăm lá cần sa
- hình lá cần sa đẹp thường được xăm ở đâu
- Có được in hình lá cần sa lên hàng hóa, sản phẩm không
- Các loại cây có lá giống lá cần sa
- Cây bạch phụ tử (cây san hô)
- Cây hoa dâm bụt châu Phi
- Cây hoa dâm bụt Rose Mallow
- Cây hoa dâm bụt Đông Ấn Độ
- Cây dâm bụt Texas Star
- Cây sắn (khoai mì)
- Cây trinh nữ Chaste
- Cây phong Nhật Bản
- Cây nhện
VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG QUE THỬ MA TÚY
Lá cần sa
Hình lá cần sa
Dưới đây là hình lá cây cần sa như thế nào điển hình mà bạn có thể được thấy trên các phương tiện truyền thông:
Một trong những điều quan trọng nhất trong việc trồng cần sa là bạn cần có kiến thức hiểu biết về các bộ phận khác của cây cần sa. Ngoài chồi, lá.cần cũng rất quan trọng vì chúng có thể cung cấp cho bạn nhiều thông tin về tình hìnhsức khỏe của cây. Bất kỳ thay đổi tích cực hay tiêu cực nào sẽ ngay lập tức được phản ánh qua bề ngoài của lá.
Một số người đam mê cần sa nghĩ rằng tất cả các cây cần sa đều trông giống nhau, nhưng điều này không đúng vì sự khác biệt lớn nhất của chúng được tìm thấy ở lá và điều này hoàn toàn phụ thuộc vào chủng loại. Do đó, hôm nay chúng ta sẽ nói về việc lá.cần sa trông như thế nào ở các chủng khác nhau .
kẹo ke
que thử ma túy
cây thuốc phiện
Cách nhận biết lá cần sa
Lá.cần có dạng lá kép hình chân vịt hoặc chia thành các ngón, giống như các ngón tay trên một bàn tay, các ngón thường có khía răng cưa ở mép lá. Cặp lá đầu tiên của cây cần sa thường chỉ có một ngón, các cặp lá.cần tiếp theo sẽ có số lượng ngón tăng dần, tối đa là khoảng 13 ngón trên một lá (bình thường khoảng 7-9 ngón), số lượng ngón sẽ phụ thuộc vào giống cần sa và điều kiện sinh trưởng. Ở những cây cần sa vào giai đoạn ra hoa thì số lượng ngón trên đỉnh cây thường giảm xuống chỉ còn 1 ngón trên một lá. Các cặp lá.cần sa phía trên thường mọc so le nhau xung quanh thân chính của cây cần sa, còn các cặp lá cần phía dưới thường có xu hướng mọc đối xứng với nhau. Giống với các loại lá có khía răng cưa khác, mỗi khía răng cưa của lá có một gân lá kéo dài từ trung tâm ra tới đỉnh khía. Ở các ngón, gân của khía răng cưa xuất phát ở vị trí thấp hơn dọc theo gân trung tâm.
Lá của các giống cây cần sa khác nhau thì sẽ mang những kiểu gân lá khác nhau, đặc trưng cho giống cây cần sa đó. Nhờ vào đặc điểm này mà ta có thể dựa vào lá cần để phân biệt các giống cây cần sa với nhau cũng như phân biệt lá.cần sa với lá của các loài cây khác có lá gần giống với lá cần sa. Chỉ cần một mẫu lá.cần nhỏ cũng có thể cho phép xác định được giống cây cần sa đó với độ chính xác cao, bằng cách kiểm tra vi thể tế bào lá và các đặc trưng của chúng. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi cần phải có các trang thiết bị đặc biệt cũng như đội ngũ thực hiện có chuyên môn cao.
cây cần sa
tên gọi khác của lá cần sa
Lá.cần thường được gọi theo tên của cây cần sa. Ở Việt Nam, lá cần còn được gọi là “lá cỏ Mỹ”, “lá gai mèo”, “lá tài mà”, “lá lanh mán”, “lá đại ma”, “lá hỏa ma”, “lá bồ đà”, “lá gai dầu”. Trong đó, tên gọi “lá gai dầu” thường được dùng để chỉ riêng cho các chủng cây cần sa được gieo trồng với mục đích lấy sợi nhiều hơn là dùng để sản xuất ma túy.
lá cần sa tiếng Anh
Trong trường hợp muốn tìm kiếm thêm nhiều thông tin về lá cần sa trong tiếng anh, bạn có thể sử dụng một số từ sau đây để làm từ khóa:
- “Cannabis leaf”, “marijuana leaf”, “weed leaf”, “pot leaf” hoặc “hemp leaf” là những từ dùng để chỉ chung cho lá.cần tiếng anh, với “cannabis”, “marijuana”, “pot”, “hemp” là những từ thông dụng được dùng trong tiếng anh để gọi tên cần sa, và “leaf” trong tiếng anh nghĩa là lá cây.
- Nếu bạn muốn tìm hiểu kĩ hơn về một loại lá.cần cụ thể theo giống cần sa thì nên dùng “sativa leaf”, “indica leaf”, hoặc “ruderalis leaf” tương ứng với lá của cây cần sa sativa, indica, và ruderalis.
Một cây cần sa có mấy lá
Số lượng của lá.cần sa và số lượng ngón trên một lá đều phụ thuộc vào giống cây cần sa. Ví dụ như, giống cây cần sa Indica có 7 lá trong khi giống Sativa có 9 lá, còn số lá của cây Ruderalis thường ít hơn, khoảng 5 lá.
II>
Tác dụng của lá cần sa
Đối với cây cần sa
Giống như những loại thực vật khác, lá cần là thành phần chính của hệ thống hỗ trợ cho sự sống của cây cần sa. Nó có chức năng thu nhận ánh sáng và chuyển hóa ánh sáng này thành năng lượng, nhờ vào chất diệp lục có trong lá hoạt động như những tấm pin năng lượng mặt trời. Năng lượng này chính là nhiên liệu quan trọng để cung cấp cho sự phát triển của cây cần sa. Bên cạnh đó, mặt dưới của lá.cần sa được bao phủ bởi các khí khổng nhỏ, đó là các lỗ cực nhỏ trên bề mặt lá, chúng hoạt động đóng mở như một cánh cửa cho phép khí CO2 đi vào trong và đưa khí O2 và nước đi ra ngoài. Ngoài ra, lá cũng có thể trực tiếp hấp thụ chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng cây, quá trình này được gọi tên là dinh dưỡng qua lá.
Có thể nói rằng, nếu lá.cần sa không khỏe thì cây cần sa không thể phát triển và mang lại năng suất tốt được. Do đó, người ta thường dùng lá cần như một thông số để đánh giá tình trạng sức khỏe của cây cần sa. Một số bệnh thường gặp ở cây cần sa như bệnh phấn trắng hay bệnh nhiễm trùng thường có biểu hiện ở lá đầu tiên.
Đối với con người
Bên cạnh việc tạo thêm một chút hương vị vào trong những món ăn, lá cần còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tiềm tàng khác. Như đa số các loại thực vật khác, lá.cần cũng chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu cùng với các đặc tính chống oxy hóa.
Lá cần thô được cho là có chứa “chất béo tốt” có lợi cho hệ tim mạch, dưới dạng axit béo omega-3 và omega-6. Khác với các loại chất béo tốt có nguồn gốc động vật, lá cần chứa nhiều chất xơ hơn và do đó, nó có lợi trong việc hỗ trợ các vấn đề tiêu hóa như chứng táo bón.
Hơn nữa, lá cần còn chứa nhiều tecpen thơm (những chất hóa học có mùi thơm) có thể có đặc tính kháng khuẩn, kháng vi-rút và thậm chí ngăn ngừa việc hình thành các khối u. Các nhà khoa học đã tiến hành nhiều nghiên cứu về tác dụng chống khối u của lá cần, một số nghiên cứu trong số đó đã mang lại những kết quả đáng khích lệ. Ví dụ, myrcene, là một tecpen thơm có hàm lượng cao trong lá cần , đã được chứng minh là có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư vú ở người trong một nghiên cứu năm 2015, đã được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Hóa học Sinh học Ứng dụng Hàn Quốc. Một nghiên cứu khác, được công bố vào năm 2012 trên tạp chí Y học Thay thế và Bổ sung BMC cho thấy chất tecpen cedrene, một thành phần có trong tinh dầu, có thể góp phần tiêu diệt các tế bào khối u trong các mô ở người.
III>
Có mấy loại lá cần sa
Có vô số các loại lá cây cần sa từ những giống cây cần sa tương ứng. Trong số đó, có 4 loại lá chính thường được biết đến nhiều nhất, đó là indica, sativa, ruderalis, và lá của cây cần sa lai ghép. Mỗi loại lá có những đặc điểm riêng giúp người nhìn có thể dễ dàng nhận biết.
Lá cần indica
Lá cây cần sa indica được đặt tên lần đầu tiên vào năm 1785 theo tên của một giống cây cần sa mọc ở Ấn Độ. Lá cần indica có chiều dài tương đối ngắn và trông có vẻ tròn trĩnh, với số lượng từ 7 đến 9 ngón trên một lá. Những chiếc lá cần indica còn có thể đạt tới kích thước lớn hơn khi chúng thuộc giống cây cần sa indica có nguồn gốc từ Afghanistan. Màu sắc của lá indica khỏe mạnh thường là xanh lục đậm, cho thấy hàm lượng chất diệp lục cao trong lá. Sự hiện diện của nồng độ cao chất diệp lục này được cho là có tác dụng thúc đẩy nhanh chu kỳ nở hoa của các giống cây cần sa indica.
Lá cần sa sativa
Lá cây cần sa Sativa có hình dáng thuôn dài, mỗi lá có thể có tới 13 ngón. Thông thường, lá sativa sẽ có màu xanh lục nhạt hơn, chứng tỏ hàm lượng chất diệp lục trong lá tương đối thấp. Người ta cho rằng việc nồng độ chất diệp lục thấp này là nguyên nhân dẫn đến thời gian ra hoa dài hơn của các cây cần sa giống sativa.
Lá cần sa ruderalis
Lá cây cần sa ruderalis khá mỏng, thường chỉ có từ 3 đến 5 ngón. Người ta thường mô tả lá ruderalis giống như là lá sativa non, cả về hình dạng lẫn màu sắc. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của lá cần ruderalis đó là chúng đã tiến hóa để có thể ra hoa độc lập với số giờ ánh sáng mà chúng nhận được.
Lá cần sa lai
Hầu hết các loại lá cần mà chúng ta gặp ngày nay đều là lá cần sa lai giữa hai hay ba loại lá kể trên. Loại lá cần sa lai này sẽ thể hiện sự kết hợp của những đặc điểm từ các loại lá gốc của chúng. Cũng chính vì mang nhiều đặc điểm của các loại lá cần khác nhau mà lá cần lai thường khó để nhận biết hơn cả. Những chiếc lá cần lai có thể có 3, 5, 6, 9 hoặc 11 ngón, và có thể có hình dáng từ mảnh khảnh cho đến tròn trĩnh.
IV>
Các loại lá cần đột biến thường gặp
Cần sa là một loại cây có đặc tính rất dễ thích nghi và biến đổi cho phù hợp với môi trường sống. Chính sự biến đổi thích nghi đó đã góp phần tạo ra các mẫu lá cần đột biến. Sau đây là một số mẫu lá đột biến thường hay gặp:
Lá cần sa có màng
Ban đầu, lá của cây cần sa đột biến dạng màng này được tạo ra bởi những người trồng cần sa với mục đích là ngụy trang chúng khỏi bị phát hiện bởi các lực lượng chức năng. Hiện nay, mẫu lá cần có màng này không còn được ưa chuộng nữa vì một số nước trên thế giới đã thoải mái hơn đối với việc trồng cần sa, thậm chí một số nơi, người dân còn được phép trồng cần sa ở môi trường bên ngoài. Loại lá cần này được xếp là loại lá cần sa đẹp nhất
Lá cần sa xếp hình vòng
Thông thường, mỗi nấc trên thân cây cần sa sẽ có hai lá đối xứng với nhau. Ở loại đột biến có lá xếp vòng thì số lượng lá ở mỗi nấc là 3. Điều này tạo ra một cấu trúc rậm rạp hơn cho cây cần sa. Những cây cần sa có lá xếp hình vòng này được người trồng tin rằng tạo ra hoa có năng suất cao hơn. Tuy nhiên, đó chỉ là dựa trên kinh nghiệm quan sát, còn thực tế vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này là đúng.
Lá cần sa hình chân vịt
Giống như lá cần sa có màng, di truyền là nguyên nhân chính ở loại đột biến lá cần sa hình chân vịt này. Các ngón của lá dính lại với nhau trông giống như hình chân vịt, đó cũng là nguồn gốc của tên lá. Vẻ ngoài khác thường của loại lá này có thể khiến cho một số người thích thú.
Lá cần sa có đốm
Những chiếc lá đột biến này có cả phần xanh và phần trắng xen kẽ nhau. Các phần màu xanh của lá có chứa chất diệp lục thực hiện chức năng quang hợp, còn phần màu trắng không chứa chất diệp lục cho nên không thể thực hiện chức năng quang hợp.
Lá cần sa dây leo
Chủng lá đột biến này phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới. Cây cần sa có lá dây leo này có các cành thấp hơn bình thường, với hình dáng như rũ xuống mặt đất. Điểm đặc biệt là những nhánh dây leo này có khả năng bén rễ nếu gặp điều kiện thích hợp.
Đây là một loại đột biến bất thường và hiện tại vẫn chưa xác định được công dụng chính xác của nó. Nếu có chăng thì đó chính là sự đặc biệt về hình dạng mà loại cần sa dây leo này mang lại.
Cần sa lá nho
Cần sa lá nho được cho là có nguồn gốc từ Úc, do đó chúng còn được gọi là cần sa đột biến của Úc. Lá của loại cây cần sa đột biến này không có lông, số lượng ngón không quá 5 ngón với chiều dài các ngón chỉ vài cm.
V>
Lá cần sa đường và lá cần sa quạt
Ngoài cách phân loại lá cần theo giống cây cần sa tương ứng với các loại lá cần sa indica, sativa và ruderalis thì chúng ta cũng có thể xếp loại chúng theo vị trí chúng được tìm thấy trên cây cần sa, theo cách này, lá được chia làm 2 loại là lá đường và lá quạt.
Lá cần sa quạt
Lá cần dạng quạt quạt là những lá có kích thước lớn, có các ngón xung quanh lá rất đặc trưng, xuất hiện trong giai đoạn sinh trưởng của cây cần sa.
Những chiếc lá cần dạng quạt có chức năng như những tấm pin mặt trời, giúp hấp thụ ánh sáng và chuyển hóa ánh sáng này thành năng lượng cho cây phát triển. Bên cạnh đó, lá cũng là nơi dự trữ các chất dinh dưỡng như là nitơ. Trong trường hợp cây cần sa không thể hấp thụ nitơ từ trong lòng đất thì nitơ dự trữ từ lá quạt sẽ được sử dụng, và lúc này, lá cây sẽ chuyển sang màu vàng.
Các chiếc lá cần hình quạt chỉ chứa một lượng nhỏ các chất THC, CBD, và các chất cannabinoid khác (là những chất có tính gây nghiện).
Lá cần sa đường
Những chiếc lá cần sa đường thường nép mình bên trong các chồi non. Bề mặt của chúng được bao phủ bởi một lớp “sương mờ” từ các cấu trúc hình lông màu trắng. Về cơ bản, chức năng của lá cần đường là tạo cấu trúc cho các chồi liên kết với nhau.
Lá cần đường rất giàu các cấu trúc hình lông, mà đó lại là nơi chứa cannabinoid, do đó, lá cần đường sẽ có tác dụng gây nghiện nhiều hơn so với lá cần sa quạt. Tuy nhiên, vì các lá đường thường mang lại vị gắt khi sử dụng, cho nên người trồng thường cắt tỉa chúng ra khỏi chồi.
VI>
Số lượng ngón của một lá cần
Chúng ta có thể hiểu thêm về cây cần sa thông qua số lượng ngón trên một lá. Một lá cần sa bình thường sẽ có từ 3 ngón trở lên. Số lượng ngón có thể thay đổi tùy thuộc vào gen và tuổi của cây. Cặp lá đầu tiên thường chỉ có một ngón và cặp lá cần sa thứ hai thường có 3 ngón. Từ cặp lá thứ ba trở đi, số lượng ngón trên một lá sẽ tăng dần, lên đến 7 tới 9 ngón trên một lá.
Một số giống cây cần sa có thể có số lượng ngón nhiều hơn hoặc ít hơn so với giới hạn ở trên, thông thường dao động trong khoảng từ 5 đến 13 ngón trên một lá. Sự đa dạng của số lượng ngón là dấu hiệu cho thấy cây cần sa đang phát triển một cách bình thường và không có gì đáng phải lo ngại.
Tuy nhiên, nếu cây cần sa đã vào giai đoạn trưởng thành mà số ngón trên một lá chỉ có từ 1-3 ngón, thì đó có thể là dấu hiệu của sự kém phát triển. Sau đây là một số nguyên nhân chính có thể gây ra tình trạng lá cần ít ngón này.
Nguyên nhân lá cần sa ít ngón
????/ Cây đang chịu một sự căng thẳng nhẹ
Khi bắt đầu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, cây cần sa có thể cho ra những lá cần sa ba ngón. Các loài thực vật thường thích nghi với điều kiện sống vốn có, vì vậy, khi có bất kì sự thay đổi nào trong môi trường sống, đều có thể gây ra những căng thẳng và đe dọa đến sự phát triển của cây.
Nếu người trồng đột ngột thay đổi nguồn sáng, cây cần sa có thể phản ứng lại bằng cách tạo ra các lá cần sa ba ngón. Vì vậy, nếu như đèn chiếu sáng đang dùng bị hỏng thì người trồng nên cố gắng mua đèn mới giống với đèn cũ để có thể duy trì một môi trường ổn định cho sự phát triển của cây.
????/ Chu kỳ ánh sáng bị dao động
Giống như các loài thực vật khác, cây cần sa cần một thời gian bóng tối kéo dài trước khi bước vào giai đoạn ra hoa. Đây chính là mô phỏng theo chu kỳ ánh sáng ứng với mặt trời trong các mùa trong năm.
Nếu trồng cây trong nhà, người trồng cần để khu vực trồng cây cần sa tối hoàn toàn trong khoảng thời gian 12 giờ một ngày. Ngay cả một khoảng thời gian chiếu sáng ngắn chừng 15 phút mỗi đêm cũng có thể làm cho cây bị căng thẳng và tạo ra lá cần sa ba ngón. Người trồng có thể treo rèm xung quanh hoặc dùng rèm cản quang để tránh ánh sáng tác động xấu lên cây.
????/ Trồng lại
Đôi khi, người trồng phải nhổ cây lên để trồng lại. Sau khi thu hoạch một số chồi cần sa đầu tiên, họ nhổ cây lên trồng lại để đưa cây trở lại giai đoạn sinh trưởng. Điều này dẫn đến một số điều sau:
- Bỏ qua bước nảy mầm hoặc nhân bản cây giống
- Cây phát triển rậm rạp hơn
Tuy nhiên, việc trồng lại này cũng gây nên một số căng thẳng cho cây cần sa, do đó, chúng có thể tạo ra các lá cần sa ba ngón.
????/ Di truyền
Những giống cây cần sa khác nhau sẽ khác biệt về mùi vị, tác dụng, kích thước, hình dạng. Trong đó, có một số giống cây cần sa có khuynh hướng di truyền tạo ra các lá cần sa ba ngón. Những lá này được gọi là lá chân vịt, và chúng thường không có tác dụng gì nhiều.
????/ Tác động từ môi trường
Các loại thực vật đều rất nhạy cảm với môi trường xung quanh, do đó bất kỳ biến đổi nào từ môi trường đều có thể gây căng thẳng lên cây, làm xuất hiện các lá cần sa ba ngón. Các thay đổi có thể bao gồm độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng…vì vậy cần thiết duy trì một môi trường sống ổn định cho sự phát triển của cây cần sa trong từng thời kì tương ứng.
???? / Tưới nước
Tưới nước là một hành động không thể thiếu trong việc chăm sóc cây. Tuy nhiên, khi tưới quá nhiều nước có thể làm hư hại đến rễ cây, tưới quá ít nước có thể gây thiếu nước, cây phát triển kém và tạo ra các lá cần sa ba ngón. Thông thường, nên bắt đầu tưới nước khi lớp đất bề mặt đã khô hoàn toàn. Nếu chậm trễ có thể khiến cây bị khô héo vì thiếu nước.
Những người có kinh nghiệm trong việc trồng cần sa thường có khả năng “đọc vị” được sức khỏe của cây cần sa của họ nhờ vào những thông điệp mà cây thể hiện trên lá cần sa. Nhờ đó, họ có thể kịp thời phát hiện và khắc phục vấn đề, tránh ảnh hưởng xấu lên sự phát triển của cây cần sa.
VII>
Những tình trạng bất thường của lá cần sa
Lá cần sa bị vàng
Cây cần sa có lá chuyển sang màu vàng thường là một dấu hiệu chắc chắc rằng cây cần sa của bạn đang gặp vấn đề. Điều này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ bệnh tật và sâu hại cho đến các vấn đề về dinh dưỡng. Tuy nhiên, cần chú ý là lá màu vàng trong những tuần cuối của giai đoạn ra hoa là hoàn toàn bình thường, và đây là trường hợp duy nhất bạn không cần phải lo lắng khi lá chuyển sang màu vàng.
- Bón phân quá nhiều: thường làm cho lá cần chuyển sang màu vàng. Tuy nhiên, điều may mắn là điều này thường dễ được phát hiện: đầu tiên lá sẽ chỉ chuyển màu vàng hoặc nâu ở phần ngọn, đây là một dấu hiệu điển hình của việc cháy lá do quá nhiều chất dinh dưỡng. Nếu tiếp tục bón phân quá nhiều thì toàn bộ lá cần sa sẽ chuyển sang màu vàng trong thời gian sau đó.
- Tưới nước quá nhiều: có thể dẫn đến bất kì vấn đề bất lợi nào cho cây cần sa. Rễ cây bị chết ngạt và không thể tiếp nhận oxy, và các loại nấm mốc, sâu bọ sẽ dễ dàng tấn công cây cần sa. Sau nhiều lần tưới quá nhiều nước như vậy, lá cây sẽ chuyển màu vàng.
- Thiếu các chất dinh dưỡng: đặc biệt là thiếu nitơ, sẽ khiến lá cần sa chuyển sang màu vàng. Vì khi cây cần sa bị thiếu chất dinh dưỡng, nó sẽ hút chất dinh dưỡng từ lá để phát triển, do đó làm cho lá có màu vàng.
- Sâu bệnh gây hại: các loài gây hại thông thường như nấm mốc, các loài động vật gặm nhấm, sâu bọ, có thể làm lá cần sa chuyển màu vàng.
- Bệnh thối rễ: là một tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến gốc rễ của cây. Phần lớn nguyên nhân là do rễ cây bên dưới bị thiếu oxy, có thể do tưới nước quá nhiều. Độ ẩm và nhiệt độ cao cũng có thể là nguyên nhân gây thối rễ, hoặc là do khu vực đất trồng bị ô nhiễm bởi các loài vi khuẩn hoặc nấm mốc có hại. Thường sẽ mất một khoảng thời gian lâu để phát hiện ra lá cần bị chuyển màu vàng, ban đầu nó xuất hiện dưới dạng các mảng vàng kích thước không đồng đều, có khi chỉ ảnh hưởng ở mép lá, sau đó lan dần ra cả lá. Bên cạnh đó, lá cần sa cũng sẽ bị co rút lại và khô héo.
- pH của đất trồng: sự dao động của độ pH đất trồng cũng có thể gây nên những căng thẳng cho cây cần sa và làm lá cần sa đổi màu vàng, Thường thì sẽ xuất hiện vàng ở các lá già và các lá ở vị trí phía dưới.
- Bệnh đốm lá: biểu hiện của nó là các đốm màu vàng nâu ở bề mặt lá, cả phía trên và phía dưới. Đây là bệnh do bào tử nấm gây ra, thường xảy ra trong những điều kiện môi trường ẩm ướt.
Lá cần sa bị xoăn
Lá cần có thể bị cuốn lại do nhiều lí do. Hình dạng lá có thể là uốn cong xuống phía dưới hoặc cong lên phía trên, hay cuộn lại một cách không đều. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến làm lá xoăn lại:
- Nhiệt độ cao: làm lá bị khô và xoăn lại. Khi trồng cây cần sa trong phòng, nhiệt độ cao thường là do để đèn chiếu sáng quá gần so với cây.
- Tưới quá nhiều nước: thường làm cho lá xoăn lại và có hình dạng khá “nặng nề”, như bị đè xuống bởi một vật gì đó. Những chiếc lá cây cần sa sẽ bị uốn cong theo hình vòng cung và tạo thành hình giống “móng vuốt đại bàng”.
- Bón phân quá nhiều: dấu hiệu đầu tiên của việc bón phân quá nhiều đó là giòn một phần nhỏ ở đầu lá . Nếu tiếp tục tình trạng như vậy thì dần dần toàn bộ lá sẽ chuyển sang giòn và có màu nâu.
- Lạnh: nhiệt độ thấp cũng có thể làm lá cần sa xoăn lại.
Lá cần sa khô và giòn
Trong một số trường hợp, nếu người trồng không kịp thời phát hiện để khắc phục khi lá bắt đầu bị xoăn thì chúng có thể trở nên khô và giòn. Các nguyên nhân sau nên được người trồng chú ý và khắc phục:
- Nhiệt độ cao: như đã đề cập bên trên, sau một thời gian tiếp xúc với nhiệt độ cao, kể cả trồng trong nhà hay ngoài trời, thì lá cây sẽ trở nên khô và giòn.
- Cháy nắng: thường bắt đầu bằng những vết cháy nhẹ trên bề mặt lá, sau đó toàn bộ lá đều bị bạc màu. Nếu vấn đề về ánh sáng và nhiệt độ không thích hợp này không được giải quyết thì lá sẽ giòn và chết. Hiện tượng này rất dễ để phát hiện vì những chiếc lá bị cháy đầu tiên thường là những lá ở gần nguồn sáng nhất.
- Bón phân quá nhiều: lá cây cần thường khô héo ở giai đoạn đầu, sau đó toàn bộ lá trở nên khô và giòn nếu tình trạng bất lợi này vẫn tiếp diễn.
Lá cần sa bị héo
Có nhiều nguyên nhân làm cho lá cần sa bị héo. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến nhất mà người trồng cần lưu ý:
- Thiếu nước: cây cần sa thường biểu hiện các dấu hiệu chính là các cành và nhánh bắt đầu héo với các lá cây rủ xuống. Nếu không kịp thời bổ sung nước ngay lúc đó thì lá cây sẽ bắt đầu khô.
- Gió mạnh: thường xảy ra với cây cần sa được trồng ngoài trời, hoặc trồng trong nhà nhưng cây cần sa được đặt quá gần quạt có công suất lớn.
- Bệnh héo lá do nấm Verticillium: là một tình trạng nghiêm trọng do nấm Verticillium có trong đất trồng gây ra. Loại nấm này sẽ tấn công vào rễ cây cần sa, làm chết rễ phía bên dưới, do đó cây mất đi nguồn cung cấp nước và chất dinh dưỡng, dần dần biểu hiện với vàng và teo các lá , và toàn bộ cây cần sa đều bị héo.
Lá cần sa đổi màu và có những lỗ nhỏ trên bề mặt
Sâu bệnh là nguyên nhân thường gặp nhất làm cho lá cần sa đổi màu và có những lỗ nhỏ trên bề mặt lá. Người trồng cần phải kịp thời phát hiện và xử lí để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh trước khi quá muộn.
- Ấu trùng của sâu bọ: những ấu trùng này gặm mòn bề mặt lá trên đường đi của chúng, tạo nên những đường ngoằn ngoèo như những đường hầm.
- Sâu bướm: giống như những loài sâu hại khác, sâu bướm sẽ gặm nhấm các chồi và lá cần sa.
- Bọ trĩ: là loài côn trùng nhỏ có màu vàng sẫm. Ấu trùng của chúng có hình dạng giống như giun. Loài này thích ăn chất diệp lục của lá cây và gây ra các đốm vàng/ trắng không đều trên bề mặt lá cần sa.
- Rệp: là loài gây hại cho cây cần sa phổ biến nhất. Những côn trùng nhỏ bé có nhiều màu sắc này sẽ hút nhựa cây làm thức ăn của chúng, gây nên sự tàn phá khủng khiếp cho cây cần sa.
Những mảng và hoa văn lạ trên lá cần sa
Trên bề mặt của lá cần sa xuất hiện những hoa văn khác thường thay vì có màu xanh lá cây điển hình. Vấn đề này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, virus khảm thuốc lá là nguyên nhân thường gặp nhất. Loài virus này cũng có thể gây bệnh ở cây cà chua và một số loài thực vật khác.
VIII>
Lá cần sa có những màu nào
Giống như những loài thực vật khác, lá cần sa có màu xanh lục, với phổ màu có thể dao động từ màu xanh nhạt như lá chanh cho đến màu xanh lục đậm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ta có thể bắt gặp lá cần sa có màu khác, tình trạng này phụ thuộc vào chủng cây cần sa và các yếu tố môi trường bên ngoài quyết định. Và đây là điều bình thường trong hầu hết các trường hợp nên người trồng không cần phải lo lắng. Hơn nữa, những màu sắc khác thường này còn làm tăng thêm sức hấp dẫn cho cây cần sa và được giới đam mê cần sa đánh giá cao.
Tuy nhiên, có một số trường hợp lá.cần sa đổi sang màu khác lại là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng : Độc tính của nitrogen: bón quá nhiều phân bón có chứa nitơ có thể làm thay đổi màu sắc của lá.cần sa. Lá cần sa có thể chuyển sang những màu khác nhau do độc tính của nitơ, trong đó màu xanh đậm là thường gặp hơn cả.
Lá.cần sa màu tím
những chiếc lá.cần sa màu tím và đỏ thường không có gì đáng lo ngại. Trong thực tế, một số người trồng còn tìm cách lai tạo ra các giống cây cần sa có lá và chồi màu tím. Bên cạnh đó, một số chủng còn có thể tự động chuyển màu lá từ xanh lục lúc bình thường sang màu tím hoặc đỏ khi nhiệt độ môi trường hạ thấp.
Lá.cần sa màu trắng
một số giống cần sa có lá màu trắng lấp lánh do chúng được bao phủ bởi một lớp cấu trúc có hình lông gọi là trichome. Đó là dấu hiệu cho thấy cây sẽ cho ra những chồi có chất lượng tốt. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp lá.cần sa màu trắng là do một tình trạng bệnh bên dưới. Điển hình là trong bệnh phấn trắng, nấm mốc bám trên bề mặt lá làm cho lá.cần sa có màu trắng như được phủ một lớp bột.
IX>
Lá.cần sa có chứa chất gây nghiện không
Câu trả lời là có! Đặc biệt là khi những chiếc lá cần sa được phủ bằng một lớp lông trichome. Những giống cần sa có chất lượng tốt thường có lá bị đóng vảy bởi một lớp nhựa do trichome tiết ra, chính lớp nhựa này là nơi chứa hàm lượng THC và cannabinoid (các chất gây nghiện) cao. Lá.cần sa có thể được sử dụng dưới nhiều hình thức, trong đó, để đạt được hiệu quả gây nghiện cao nhất thì nên dùng chúng dưới dạng vape (thuốc lá điện tử), hoặc chế biến chúng thành các chất cô đặc hơn như băm, làm dầu từ lá.cần sa…
X>
Có nên hút lá cần sa không
Bạn hoàn toàn có thể hút lá cần sa. Tuy nhiên, việc hút lá cần sa thô thường chỉ mang lại cảm giác hưng phấn ở mức độ nhẹ, tức là chưa đạt đến cảm giác khoan khoái hay lâng lâng, do đó hầu hết những người sử dụng cần sa thường không dùng lá cần sa để hút. Lí do là vì hàm lượng chất THC và cannabinoid là các chất có tính gây nghiện ở trong lá cần sa không cao bằng hàm lượng của chúng trong chồi và hoa cần sa. Vì vậy, người sử dụng thường chỉ xem lá cần sa như là một lựa chọn cuối cùng để hút. Và lá cần sa đường thì có tác dụng gây nghiện cao hơn là lá cần sa quạt, vì chúng mọc ở gần các chồi hơn, cho nên hàm lượng chất gây nghiện sẽ cao hơn một chút so với lá cần sa quạt.
XI>
Lá cần sa dùng để làm gì
Ngoài tác dụng phục vụ như là chất gây nghiện, lá cần sa còn có nhiều công dụng khác đáng chú ý.
Lá cần sa dùng để làm thức ăn
Lá cần sa tươi có thể được dùng để ăn sống, hoặc chế biến thành các loại nước ép xanh hoặc sinh tố. Khi được giữ nguyên trạng thái tươi, chưa qua quá trình nấu nướng hay tác động bởi nhiệt độ, các chất gây nghiện cannabinoid trong lá.cần sa ở dạng axit hơn là ở dạng hoạt động. Vì vậy mà người dùng sẽ không có cảm giác “phê” khi sử dụng lá cần sa sống và các món ăn, thức uống từ chúng.
Người dùng có thể tự do sử dụng lá.cần sa sống với số lượng tùy thích mà không cần quan tâm đến tác dụng của nó lên khả năng nhận thức hoặc các tác dụng phụ như trong việc sử dụng dưới hình thức hút. Bên cạnh đó, cần sa còn là một loài thực vật bổ dưỡng cho sức khỏe.Ngoài ra thì một vài người dùng vì tò mò muốn biết lá cần sa tươi có vị gì.
Lá cần sa dùng để uống trà
Lá.cần sa quạt có thể được đem đi sấy khô và sử dụng như một loại trà. Vấn đề về tác dụng trên tâm sinh lý của trà cần sa vẫn còn đang tranh cãi. Nhựa của cần sa có chứa chất gây nghiện cannabinoid, nhưng chất này chủ yếu tan trong chất béo, do đó khi dùng trà cần sa thì chất này ở dạng không hoạt động. Trà cần sa có thể được sử dụng như một loại trà thảo mộc, giúp người dùng thư giãn mà không tạo ra các tác dụng kích thích hệ thần kinh. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng chỉ cần đem lá.cần khô làm nóng trong một chút dầu dừa cũng có thể hòa tan chất cannabinoid và tạo ra tác dụng gây nghiện.
Lá cần dùng làm kem bôi, thuốc bôi ngoài da
Lá.cần sau khi đem phơi khô và nghiền thành bột có thể được pha với dầu dừa hoặc các loại chất béo khác, và sử dụng như một loại kem bôi/ dầu bôi ngoài da. Một lượng nhỏ nhựa cần sa cùng với các chất dinh dưỡng khác chứa trong lá.cần được chứng minh có tác dụng tốt cho bề mặt da mà không gây ra bất kì hiệu ứng nào lên tâm sinh lý.
XII>
Hình xăm lá cần sa
Trong khi cần sa được liệt kê vào danh mục các chất ma túy cấm sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, thì có không ít cá nhân lại muốn sở hữu một hình xăm lá cần sa trên cơ thể. Lá cần sa là hình ảnh phổ biến nhất khi nhắc đến hình xăm về cần sa hay còn được gọi là lá cần sa tattoo
Ý nghĩa hình xăm lá cần sa
Có rất nhiều ý nghĩa đằng sau hình xăm lá cần sa. Sau đây là một số ý nghĩa thông dụng nhất:
- Tự do: đối với nhiều người, việc xăm hình lá cần sa chính là biểu thị cho sự tự do cá nhân. Nó mang hàm ý phá vỡ các ràng buộc xã hội và sống một cuộc sống theo cách riêng của họ. Hình xăm như là một lời nhắc nhở cho người sở hữu chúng hãy cố gắng một cuộc sống tự do và không đầu hàng trước bất kì thước đo xã hội nào.
- Hòa bình, tình yêu, và hy vọng: đây là tên của một phong trào được khởi xướng bởi những người hippies (thuật ngữ dùng để chỉ những thanh niên lập dị chống lại những quy ước của xã hội) trong những năm 60. Họ sử dụng khẩu hiệu này nhằm truyền bá thông điệp hòa bình, tình yêu và hy vọng, Và lá.cần sa được chọn làm biểu tượng cho nhóm người này.
- Niềm tin: một số người dùng hình ảnh lá.cần sa đẹp để đấu tranh cho một vấn đề xã hội nào đó. Ví dụ như những người ở một số bang của Mỹ đã dùng hình ảnh này làm biểu tượng để đấu tranh cho luật dỡ bỏ lệnh cấm cần sa.
- Tôn giáo: cần sa được những người theo tín ngưỡng Rastafarian sử dụng như là một biểu tượng cho tôn giáo của họ. Và giáo phái này cũng tin rằng hút cần sa – họ gọi hành động này là Ganga, là một cách để họ kết nối với Chúa.
- 420: ở Mỹ, những người hâm mộ, tín đồ của cần sa đã chọn ngày 4 tháng 4 là Ngày cần sa quốc gia. 420 là một mật mã mà những người này sử dụng để ám chỉ việc hút cần sa. Họ xăm con số 420 lên mình với mong muốn thể hiện niềm đam mê với cần sa.
Các loại hình xăm lá cần sa
Người xăm có thể chọn xăm một lá hoặc nhiều lá xăm hình lá.cần bằng mực đen hoặc xăm hình ảnh lá cần sa 3d. Tuy nhiên, hình ảnh một chiếc lá.cần đơn lẻ vẫn là thiết kế được ưa chuộng hơn cả. Những mẫu lá cần sa tattoo khác bao gồm hình ảnh lá.cần kết hợp với các dấu hiệu hòa bình, hình đầu lâu, bông hoa, nhạc cụ, hoặc các con số hay vẽ lá.cần kèm dòng chữ bên dưới.
Trong việc chọn lựa màu sắc, xanh lá cây và đen vẫn là hai màu được sử dụng phổ biến nhất vì chúng đem lại hiệu ứng thật hơn. Bên cạnh đó, người xăm có thể kết hợp với các màu khác để tạo ra sự nổi bật hơn cho hình xăm của mình. Ví dụ như bộ lạc Rastafarian thường kết hợp các màu sắc như vàng, đỏ, với xanh lá cây hoặc các màu tạo cảm giác tươi sáng, sống động để phù hợp với lối sống hippy của họ.
hình lá cần sa đẹp thường được xăm ở đâu
Tùy vào kích thước của hình xăm mà người xăm sẽ lựa chọn vị trí xăm cho phù hợp. Những hình xăm nhỏ sẽ thích hợp ở các bộ phận cơ thể có diện tích hạn chế như ngón tay, tai, hoặc sau gáy. Ở những nơi có diện tích lớn hơn một chút như cổ tay, cánh tay, kích thước hình xăm có thể được tăng lên một chút. Những hình xăm lớn sẽ trông đẹp hơn ở những nơi như ngực, lưng, cánh tay, chân. Mục đích của việc sở hữu một hình xăm lớn thường là thể hiện tính thẩm mỹ và tăng thêm vẻ ngoài thực tế của nó. Điều này chỉ có thể đạt được khi thực hiện trên những khu vực có diện tích lớn như vậy.
XIII>
Có được in hình lá cần sa lên hàng hóa, sản phẩm không
Trong những năm trở lại đây, cùng với việc cần sa du nhập vào Việt Nam, những sản phẩm có icon lá cần sa như áo hình lá cần sa, mũ lá cần sa cũng trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là trong giới trẻ. Như ta đã được biết thì cần sa là một chất gây nghiện nằm trong danh mục các chất ma túy cấm sử dụng của Chính phủ Việt Nam. Vậy còn việc sản xuất các hàng hóa, sản phẩm có in hình lá.cần, cũng như việc sử dụng những sản phẩm này có được xem là vi phạm pháp luật hay không?
Những đối tượng thực hiện hành vi in ấn các sản phẩm, hàng hóa mang hình ảnh của cần sa như lá.cần sa để buôn bán là đang tuyên truyền một cách công khai, thực hiện hành vi quảng bá một loại hình ảnh của tệ nạn ma túy ra ngoài cộng đồng. Do đó, việc in ấn mũ nón, quần áo, các loại phụ kiện khác có hình ảnh cần sa được xem như là một hình thức quảng bá chất cấm, vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam tại Điều 7 và Điều 8 của Luật Quảng cáo năm 2012, trích dẫn như sau:
“Điều 7. Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo
- Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.(bộ công an)
…
Điều 8. Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
- Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định tại điều 7 của Luật này.”
Cá nhân có thể bị phạt tiền lên tới 100 triệu đồng theo quy định xử phạt vi phạm hành chính được nêu trong lĩnh vực quảng cáo tại Điều 50 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, cụ thể như sau:
Điều 50. Vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
…
đ) Quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác.
…
- Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- a) Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định;
…
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và
Khoản 2 Điều này.”
Luật còn lưu ý rằng, đối với những vi phạm ở mức độ tổ chức thì sẽ bị phạt tiền gấp đôi so với cá nhân.
Bên cạnh đó, không ít trường hợp trồng lá.cần sa trái phép với mục đích cho gà ăn lá cần sa cũng bị xử phạt theo quy định pháp luật
Tóm lại, các bạn trẻ cần phải có nhận thức rõ ràng và sáng suốt về trào lưu ăn mặc này, chẳng những tạo dựng một hình ảnh xấu cho bản thân mà còn đem lại hậu quả không tốt đối với xã hội.
XIV>
Các loại cây có lá giống lá cần sa
Có không ít trường hợp dở khóc dở cười đã xảy ra khi bị cảnh sát bắt nhầm chỉ vì trồng những loài cây có lá giống với lá.cần. Dưới đây là một số các loài cây có lá giống với lá.cần sa mà người trồng cần nên chú ý để tránh rơi vào những tình huống không mong muốn:
Cây bạch phụ tử (cây san hô)
Cây bạch phụ tử hay còn gọi là cây san hô, nó có tên latin là Jatropha multifida. Loài thực vật với những bông hoa vô cùng hấp dẫn này thuộc họ giống với cây cần sa. Tuy nhiên, chất mủ màu trắng đục, những bông hoa sặc sỡ và thân cây cứng chắc cho phép ta phân biệt nó với cây cần sa một cách dễ dàng.
Cây hoa dâm bụt châu Phi
Cây hoa dâm bụt châu Phi còn có tên Latin là Hibiscus acetosella. Nó là một thành viên thuộc họ dâm bụt, thường được trồng để làm cảnh ở những nơi có khí hậu ấm áp. Đây là một loại cây bụi lâu năm, chúng có những bông hoa màu hồng hoặc là đỏ tía. Lá của nó có vị chua và có thể được ăn sống hoặc nấu chín.
Cây hoa dâm bụt Rose Mallow
Cây hoa dâm bụt Rose Mallow có tên Latin là Hibiscus coccineus. Loài cây này trông giống như một cây cần sa thật, đặc biệt là lúc chúng chưa nở hoa. Có thể phân biệt giữa hai loài cây này bằng cách vò nát lá của chúng và ngửi, trong khi lá của cây cần sa có một mùi đặc biệt khi bị nghiền nát thì lá của cây hoa dâm bụt Rose Mallow lại không có mùi gì đáng chú ý.
Cây hoa dâm bụt Đông Ấn Độ
Cây hoa dâm bụt Đông Ấn Độ còn có tên Latin là Hibiscus cannabinus. Nó trông rất giống với cây cần sa trong giai đoạn trước khi ra hoa. Khi nó bắt đầu nở hoa thì không khó để phân biệt hai loài cây này với nhau. Ngoài ra, bạn có thể ngửi lá của chúng khi vò hoặc đem một mẫu lá của nó để đi kiểm tra tìm chất THC (chất gây nghiện có trong lá.cần sa) trong phòng thí nghiệm.
Cây dâm bụt Texas Star
Nếu như không có những bông hoa màu đỏ này thì cây dâm bụt Texas Star trông chẳng khác nào một cây cần sa thực sự. Cả về hình dạng cây, chiều cao cây và lá cây đều tương tự như một cây cần sa. Thật khó để có thể phân biệt được nó có phải là một cây cần sa thật hay không nếu chúng không nở hoa.
Cây sắn (khoai mì)
Cây sắn hay khoai mì còn có tên Latin là Manihot esculenta. Không khó để nhận biết sự khác biệt giữa cây cần sa và loài cây này, chỉ trừ một điểm duy nhất là lá của chúng có những nét tương đồng với nhau.
Cây trinh nữ Chaste
Giống như cây dâm bụt ở trên, nếu như không có hoa thì cây trinh nữ Chaste này thực sự trông rất giống một cây cần sa. Cả hai loài cây này đều có lá dạng hình rẻ quạt như lá cọ, lá của cây trinh nữ Chaste có từ 5 đến 7 ngón còn lá.cần thường có từ 7 đến 9 ngón trên một lá.
Cây phong Nhật Bản
Một số người có thể lầm tưởng rằng đây là một cây cần sa màu đỏ, nhưng thực tế nó chỉ là một cây phong Nhật Bản, và nó thường chuyển sang màu đỏ khi bước vào mùa thu.
Cây nhện
Giống như cây cần sa, đây là một loài cây khác cũng được yêu thích không kém ở miền Nam nước Mỹ. Chỉ khác một điểm là nó hợp pháp, còn cần sa thì không. Tuy nhiên, cũng thật khó để mà phân biệt hai loài cây này với nhau trước khi cây nhện nở hoa.
Từ khóa » Tỉa Lá Quạt Cần Sa
-
Cách Tỉa Cây Cần Sa Cho Năng Suất Tối đa - Dolatrees
-
Làm Thế Nào để Tỉa Cây Hay Cấu Ngọn Cây Cần Sa? - Facebook
-
Cắt Tỉa, Tỉa Cành, Làm Móng, Cách Tỉa Hoa đúng Cách - Blog-Cần Sa
-
Canh Tác Cần Sa #4: Thu Hoạch & Phơi Khô
-
Top #10 Xem Nhiều Nhất Cách Chăm Sóc Cây Cần Sa Mới Nhất 7 ...
-
Canh Tác Cần Sa #2: Trồng & Canh Tác
-
[PDF] Uốn Tỉa Cây (huấn Luyện Cây) - DocDroid
-
Làm Thế Nào để Tăng Sản Lượng Cần Sa? - Zephyrnet
-
Các Giai đoạn Phát Triển Của Cây Cần Sa - CANNABIS VIETNAM
-
Huongdantrongcansa - Welcome To My Blog
-
Cây Cần Sa Có Mấy Loại | Tìm Hiểu, Tác Dụng , Tính Hợp Pháp & Nguy Cơ