Lá Cây Trầu Không Với 23+ Công Dụng Chữa Bệnh Của Lá Trầu Không.

Cây trầu không được biết đến với sự tích trầu cau lưu truyền trong dân gian và được dùng như một vật không thể thiếu trong cưới hỏi, thắp hương gia tiên. Bên cạnh đó còn được người dân sử dụng để ăn (kèm với vôi, cau). Lá trầu không còn có tác dụng để chữa các bệnh như: bệnh viêm nhiễm phụ khoa, Đau đầu, viêm khớp, khử trùng, tắc tia sữa, bỏng…. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về Lá cây trầu không với 23+ công dụng chữa bệnh của lá trầu không để bạn có thêm kiến thức về loại lá cây phổ biến này.

Mục lục

  • 1. Cây trầu không.
    • 1.1 Cây trầu không là gì?
    • 1.2 Mô tả cây
    • 1.3 Phân bố, thu hái và chế biến lá trầu không.
  • 2. Thành phần hoá học của cây trầu không.
  • 3. Công dụng chữa bệnh của lá trầu không
  • 3.1 Sát khuẩn vết thương, mẩn ngứa, viêm hạch bạch huyết
  • 3.2 Chữa vết lở loét, mụn nhọt, vết chàm ở trẻ sơ sinh
  • 3.3 Tác dụng chữa táo bón.
  • 3.4 Hỗ trợ và kích thích tiêu hoá.
  • 3.5 Giúp răng chắc khoẻ, chống viêm lợi.
  • 3.6 Trị bệnh nấm ngứa, da liễu.
  • 3.7 Chữa ho hiệu quả.
  • 3.8 Làm thuốc giảm đau
  • 3.9 Tăng cảm giác đói
  • 3.10 Chữa bệnh trĩ.
  • 3.11 Chữa suy nhược thần kinh
  • 3.12 Chữa đau đầu.
  • 3.13 Chữa bỏng nước sôi
  • 3.15 Chữa trị phong tê thấp
  • 3.16 Khử trùng
  • 3.17 Tăng cảm giác đói
  • 3.18 Thuốc xoa bóp (đánh gió) chống say nắng
  • 3.19 Làm ấm cơ thể chống lạnh
  • 3.20 Trị cảm mạo
  • 3.21 Làm sạch hơi thở
  • 3.22 Làm thuốc kích dục
  • 3.23 Sử dụng như một loại trà để điều trị chứng khó tiêu
  • 3.24 Chữa viêm nhiễm phụ khoa bằng lá trầu không

1. Cây trầu không.

1.1 Cây trầu không là gì?

Cây trầu không còn gọi là trầu, thược tương, mô-lu (Campuchia) hrùe êhang (Buôn Ma Thuột), Tên Khoa học Piper betle L.

Thuộc họ Hồ tiêu Piperaceae.

1.2 Mô tả cây

Trầu không là loại cây mọc leo, thân nhẵn. Lá mọc so le, có bẹ, dài từ 1,5 đến 3,5 cm, phiến lá hình trái xoan, dài từ 10 đến 13 cm, rộng 4,5 đến 9 cm, phía cuống hình trái tim, đầu lá nhọn, khi soi lên thấy nhiều điểm chứa tinh dâu rất nhỏ. Hoa khác gốc mọc thành bông. Quả mọng không có vòi.

cay trau khong
Cây trầu không

1.3 Phân bố, thu hái và chế biến lá trầu không.

Cây trầu không được trồng ở nhiều nước châu Á như: Malayxia, Indonexia, Thái Lan. Ở Việt Nam trầu không được trồng rộng khắp cả nước để ăn lá trầu hoặc dùng để thắp hương tổ tiên, có nhiều nơi đã trồng trầu không thành vùng dược liệu để sản xuất ứng dụng thuốc chữa bệnh.

2. Thành phần hoá học của cây trầu không.

Trong lá trầu không có 0,8% đến 2,4% tinh dầu tỷ trọng 0,958 – 1,057 hương thơm mùi creozot (củi đốt), vị nóng. Trong tinh dầu có hai chất chính là betel- phenol và phenolic.

Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu của Trường ĐH Y Hà Nội trầu không có tác dụng kháng sinh mạnh đối với các loại vi trùng: tụ cầu, subtilit và trực trùng Coli.

3. Công dụng chữa bệnh của lá trầu không

Lá trầu không được ứng dụng nhiều để chữa bệnh trong của Y học hiện đại và Đông Y. Dưới đây là 23+ công dụng chữa bệnh của lá trầu không được Dongytinhhoa.vn tổng hợp lại:

3.1 Sát khuẩn vết thương, mẩn ngứa, viêm hạch bạch huyết

Lá trầu không có chứa nhiều hoạt chất quý hiếm, như: chavicol, chavibetol, carvacrol, allylcatechol, cineol, estragol, methyl eugenol, caryophyllen, p-cymen, cadinen; tanin cùng với nhiều vitamin, các axit amin… có khả năng kháng khuẩn, diệt virus hiệu quả

Vì vậy ngoài công dụng để ăn trầu, từ lâu lá trầu không được sử dụng để sát khuẩn vết thương, vết loét, viêm hạch bạch huyết.

Cách dùng: giã lá trầu không tươi , đun sôi để ấm rửa vết thương.

3.2 Chữa vết lở loét, mụn nhọt, vết chàm ở trẻ sơ sinh

Vì lá trầu không có tác dụng kháng sinh nhưng lành tính nên được sử dụng cho trẻ sơ sinh mà không có tác dụng phụ dùng để chữa các mụn nhọt, chàm.

Cách dùng: Lá trầu không tươi, thái nhỏ, cho vào cốc, cho nước sôi vào, đợi từ 10-15 phút cho tinh dầu trong lá trầu không ngấm vào nước. Rửa các vết thương, chàm, mụn nhọt cho trẻ sơ sinh. Ngày làm từ 2-3 lần.

Nếu chàm diện rộng dùng lá trầu không đun nước tắm cho bé vì trầu không giống với chè xanh được sử dụng tắm vì có tính kháng viêm hiệu quả.

3.3 Tác dụng chữa táo bón.

Trầu không chứa nhiều chất có tác dụng chống oxy hoá, đánh bại gốc tự do giúp ổn định Ph của dạ dày giúp điều trị táo bón

Cách dùng: Nhai lá trầu bỏ bã, nuốt lấy nước hoặc đun nước lá trầu không để qua đêm hôm sau uống. Uống đều đặn từ 5-7 ngày sẽ hết táo bón.

3.4 Hỗ trợ và kích thích tiêu hoá.

Lá trầu không có chức năng giúp cải thiện hệ tiêu hoá, giúp cơ thể hấp thu các chất tốt hơn và có tác dụng đối với các cơ trơn trong hệ tiêu hoá giúp ruột hấp thụ các dưỡng chất và vitamin tốt hơn bên cạnh đó làm giảm táo bón.

trau khong va cau dung de an trau ngan ngua cam lanh
Trầu không và cau dùng để ăn trầu ngăn ngừa cảm lạnh, chống ho

3.5 Giúp răng chắc khoẻ, chống viêm lợi.

Giống như lá vối và chè xanh. Trầu không chứa các chất kháng viêm, giảm đau hiệu quả. Khi nhai lá trầu không giúp đánh bay vi khuẩn, làm sạch răng miệng, giúp răng trắng bóng, chắc khoẻ hơn. Đun nước lá trầu không làm nước súc miệng cũng có tác dụng tốt bảo vệ răng miệng của bạn.

3.6 Trị bệnh nấm ngứa, da liễu.

Cơ thể ẩm ướt có thể gây ra nấm, các bệnh ngứa ngoài da. Để chữa bệnh này một cách đơn giản, không tốn kém mà hiệu quả là bạn giã lá trầu không tươi đắp lên chỗ bị ngứa sẽ giúp giảm triệu chứng ngứa nhanh chóng, nấm vì thế mà cũng biến mất.

3.7 Chữa ho hiệu quả.

Vì trầu không chứa các kháng sinh mạnh nên chúng có thể chữa ho khá nhanh với tác dụng làm tan đờm, hạn chế nhiễm virus, vi khuẩn và dứt cơn ho.

Cách dùng: Đun sôi lá trầu không tươi cùng đinh hương và nhục đậu khấu ngày uống 3 lần.

Hoặc có thể dùng nước trầu không tươi súc miệng hàng ngày sẽ phòng chống ho, nhiễm khuẩn.

3.8 Làm thuốc giảm đau

Lá trầu không có tác dụng làm giảm các cơn đau nhanh chóng. Chính vì tác dụng này mà thời kì chiến tranh trước đây, khi điều kiện thuốc men thiếu thốn lá trầu không được sử dụng nhiều để giảm đau, chống viêm cho thương binh khi thiếu thuốc giảm đau. Để làm giảm đau bạn chỉ cần giã nát lá trầu không rồi đắp lên chỗ bị sưng, viêm để làm dịu chúng. Bên cạnh đó, đun nước lá trầu không để rửa vết thương sẽ khiến vết thương nhanh liền, chống nhiễm trùng.

3.9 Tăng cảm giác đói

Bệnh đau dạ dày luôn khiến bạn có cảm giác chán ăn. Nguyên nhân là vì lượng pH trong dạ dày đang bị mất cân bằng, khiến các hóc-môn tạo cảm giác đói không được tiết ra ở mức tối ưu.

Lá trầu không có tác dụng khôi phục lại sự cân bằng của mức pH trong dạ dày bằng cách loại thải các độc tố ra bên ngoài. Vì vậy, bạn sẽ cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn.

3.10 Chữa bệnh trĩ.

Lá trầu không được biết đến để chữa bệnh trĩ nhờ đặc tính kháng viêm, kháng nấm, diệt vi khuẩn nhờ có chứa kháng sinh mạnh để điều trị các triệu chứng sưng đau, nhiễm khuẩn, giảm đau, giúp chữa lành vết thương và cầm máu hiệu quả. Do vậy lá trầu không được ứng dụng để điều trị bệnh trĩ.

Cách dùng: Lấy lá trầu không đun nước sôi rồi thả muối trắng vào. Sau đó để ấm dùng để ngâm trĩ, dùng bã đắp vào chỗ búi trĩ.

3.11 Chữa suy nhược thần kinh

Khi có cảm giác đau đầu, thần kinh mệt mỏi, lấy nước cốt từ lá trầu không tươi trộn với mật ong dùng 3 lần/ ngày.

3.12 Chữa đau đầu.

Dùng lá trầu không giã nát đắp lên thái dương, đỉnh đầu. Tinh chất trầu không có tác dụng giảm đau hiệu quả.

3.13 Chữa bỏng nước sôi

Hơ nóng lá trầu không đắp lên vết bỏng cho tinh dầu trong lá trầu không thấm vào vết bỏng, giúp giảm đau nhanh chóng và làm chống viêm, chống nhiễm trùng. Sau 1 tiếng lại thay lá trầu 1 lần.

3.14 Chữa tắc tia sữa, viêm sưng vú do tắc sữa.

Dùng lá trầu không hơ nóng đắp lên chỗ bị đau. Bên cạnh đó dùng lá bồ công anh giã nát đắp cùng sẽ giúp giảm đau hiệu quả hơn.

3.15 Chữa trị phong tê thấp

Dùng 12g rễ trầu không, 12 g rễ lá lốt và 12g rễ cây xấu hổ sắc nước uống. Lưu ý không dùng hạt cây xấu hổ vì rất độc.

3.16 Khử trùng

Trong lá trầu không có chứa các poly-phenol nên sẽ ngăn ngừa được sự tấn công của các loại mầm bệnh.

Chỉ cần đun lá trầu không trong nước sôi, bạn đã có ngay một loại nước khử trùng hiệu nghiệm có thể giết chết nhiều loại vi trùng, mầm bệnh gây hại cho cơ thể. Lượng poly-phenol dồi dào này còn có tác dụng giảm đau khi cơ thể đang bị viêm, sưng tấy.

dun- nuoc-la-cay-trau-khong-diet-vi-khuan
Đun nước lá trầu không dùng để diệt khuẩn, khử trùng hiệu quả

3.17 Tăng cảm giác đói

Chứng đau bao tử luôn khiến bạn có cảm giác chán ăn. Nguyên nhân là vì lượng pH trong dạ dày đang bị mất cân bằng, khiến các hóc-môn tạo cảm giác đói không được tiết ra ở mức tối ưu.

Lá trầu không có khả năng khôi phục lại sự cân bằng của mức pH trong dạ dày bằng cách loại thải các độc tố ra bên ngoài. Vì vậy, bạn sẽ cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn.

3.18 Thuốc xoa bóp (đánh gió) chống say nắng

Lá trầu già 5 lá, tóc rối 15g, dầu hỏa (loại dầu trắng trong) 5ml. Giã nát lá trầu, trộn với dầu hỏa, tóc rối, gói vào vải mềm. Xát lên ngưòi theo chiều dọc cơ thể từ trên xuống, chủ yếu là phần ngực bụng và thăn lưng.

3.19 Làm ấm cơ thể chống lạnh

Vào mùa đông, người dân thường nhai trầu để làm ấm cơ thể, chống lạnh, tránh cảm lạnh, phong hàn.

3.20 Trị cảm mạo

Dùng lá dầu không giã nát cùng với dầu gió xoa dọc cột sống giúp chữa trị cảm mạo.

3.21 Làm sạch hơi thở

Lá trầu không giúp hơi thở thơm tho, diệt vi khuẩn đường miệng rất tốt chính vì vậy những người nhai trầu thường ít bị bệnh răng miệng hơn.

3.22 Làm thuốc kích dục

Ở nhiều nước trên thế giới, trầu không được chiết xuất và tinh chế thành thuốc kích dục vì có tác dụng làm giảm cương dương chứa rối loạn cương dương hiệu quả.

3.23 Sử dụng như một loại trà để điều trị chứng khó tiêu

Trầu không được sử dụng làm trà để điều trị chứng khó tiêu do có tác dụng kích thích tiêu hoá, điều trị tốt chứng khó tiêu, làm giảm đau dạ dày do đầy hơi, khó tiêu.

3.24 Chữa viêm nhiễm phụ khoa bằng lá trầu không

Trầu không được sử dụng phổ biến trong chị em phụ nữ để chữa viêm nhiễm phụ khoa. Trầu không được ứng dụng sản xuất các dung dịch vệ sinh phụ nữ có tinh chất trầu không.

Cách dùng: Đun lá trầu không để ấm rửa vùng kín vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.

Lưu ý: Chị em phụ nữ chỉ nên coi đây là một cách để hỗ trợ điều trị chứ không nên lạm dụng vì sử dụng trầu không quá nhiều sẽ gây khô da, khi sử dụng cần làm đúng cách, liều lượng theo hướng dẫn của bác sỹ sản phụ khoa.

Bài viết có thể bạn quan tâm: 

Lá vối với 9 công dụng tuyệt vời của lá vối và những lưu ý khi dùng lá vối.

Yến sào: thuốc bổ vàng của Đông Y với 7 tác dụng tuyệt vời của yến sào

Cây tía tô và 10+ Công dụng chữa bệnh kì diệu của cây tía tô.

10+ tác dụng của chè vằng. Cách sử dụng chè vằng để trở thành thần dược chữa bệnh

Cây chè xanh và 18+ tác dụng của cây chè xanh. Vì sao nên thường xuyên uống chè xanh?

Bài viết của Dongytinhhoa.vn mang tính chất tham khảo không thay thế việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Trước khi áp dụng những bài viết chữa bệnh trên người bệnh cần phải hiểu rõ tình trạng bệnh của mình và được tư vấn từ bác sỹ chuyên khoa.

Từ khóa » Cây Trầu Không Có Công Dụng Gì