Lá Cây - .vn
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Tra cứu tài liệu
- Đóng góp
- Giới thiệu
-
- Đăng ký
- Đăng nhập
Đăng nhập
- Ghi nhớ
- Quên mật khẩu?
Lá hay lá cây là một bộ phận của thực vật bậc cao có chức năng quang hợp. Lá cây chứa nhiều tế bào mô dậu và nhiều lục lạp. Lá cây có chức năng quang hợp, dự trữ chất dinh dưỡng, nước, thoát hơi nước, tham gia vào quá trình hút nước và khoáng của rễ cây.
Cuống lá
Cuống lá là phần gắn liền giữ phiến lá và thân cành, cuống lá có chức năng nâng đỡ phiến lá và dẫn truyền chất dinh dưỡng giữa thân cây và phiến lá. Cuống lá có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau tùy vào điều kiện. Đôi khi cuống lá còn đóng vai trò quang hợp (xem thêm cuống dạng lá).
Gân lá
Là bộ phận đóng vai trò xương sống cho phiến lá, nâng đỡ phiến lá và dẫn truyền chất dinh dưỡng. Người ta thường phân gân lá thành các cấp khác nhau (cấp 1, 2, 3) tùy thuộc vào vị trí so với cuống lá. Gân lá có cấu tạo giống như là cuống lá.
Gân lá có các dạng hình phân bố khác nhau:
- Song song: Ví dụ: lá tre, trúc.
- Lông chim: Đa số có ở các loài thực vật bậc cao.
- Vấn hợp: Ví dụ: lá ổi, lá các loài trâm.
Phiến lá
là phần rộng của lá. Phiến lá có 2 mặt, mặt trên gọi là bụng, mặt dưới gọi là lưng. Lá thường có mầu xanh lục nhờ vào chất diệp lục, đôi khi lá có mầu sắc khác do diệp lục bị che khuất bởi sắc tố khác. Mép phiến lá là một đặc điểm để phân biệt các loại lá:
- Có loại lá mép nguyên như lá bàng
- Có loại lá mép răng cưa nhọn như lá cây hoa hồng
- Có loại lá xẻ không quá 1/4 phiến lá
- Có loại lá chẻ, vết chẻ bằng 1/4 phiến lá
- Có loại lá khía, vết khía quá 1/4 phiến lá hoặc sát gân lá chính
Đặc điểm hình thái bên ngoài của lá rất quan trọng cho việc mô tả đặc điểm của loài thực vật, có ý nghĩa trong khoa học và đời sống sản xuất.
Các loại lá cơ bản
- Dựa theo hình khối cơ bản, phân loại thành:
- Lá hình kim.
- Lá hình vẩy.
- Lá hình phiến (lá rộng).
- Lá hình dải.
Sắp xếp trên cành
- Dựa vào cách đính của lá trên thân cành:
- Mọc cách (mọc sole):
- Mọc đối:
- Mọc vòng:
- Mọc cách vòng:
Lá cây có vai trò quan trọng trong đời sống sinh lý của cây. Lá cây là cơ quan chủ yếu biến năng lượng mặt trời thành năng lượng hóa học (với đa số loài thực vật bậc cao).
Trong quan hệ tương tác với các loài sinh vật khác, lá cây là điểm đầu của các chuỗi thức ăn (là thức ăn chủ yếu của đa số các loài sinh vật tiêu thụ bậc 1). Lá cây có vai trò chủ đạo trong đời sống của các sinh giới.
0 TẢI VỀ TÁI SỬ DỤNG- Tài liệu PDF
- Tài liệu EPUB
- Wikipedia
- 0 GIÁO TRÌNH | 5753 TÀI LIỆU
- Bù 1 (hệ nhị phân)
- Axít oxalic
- Chi Kniphofia
- Bộ Cá vược
- Cá sấu Ấn Độ giả
- Sông Lô
- Khí đồng hành
- Họ Cá tuyết sông
- Hồ Thang Hen
- Lớp Cá vây thùy
VOER message
×VOER message
Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER) được tài trợ bởi Vietnam Foundation và vận hành trên nền tảng Hanoi Spring. Các tài liệu đều tuân thủ giấy phép Creative Commons Attribution 3.0 trừ khi ghi chú rõ ngoại lệ.
Từ khóa » Bộ Phận Lá Cây
-
A, Các Bộ Phận Của Lá Cây | Học Cùng
-
Cấu Tạo Và Chức Năng Của Lá - Sách Giải
-
Hãy Chỉ Và Nói Tên Các Bộ Phận Của Lá Cây.
-
Lá – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lá Cây Có Những Bộ Phận Nào? - Thevesta
-
ĐỊNH NGHĨA VÀ CÁC PHẦN CỦA LÁ CÂY - Dược Liệu
-
Quan Sát Hình 2 Và Cho Biết Lá Cây Gồm Những Bộ Phận Nào?
-
Chức Năng Quan Trọng Nhất Của Lá Là Gì? - Toploigiai
-
Cấu Tạo Lá Cây Gồm Những Bộ Phận Nào?
-
A, Các Bộ Phận Của Lá Cây | Khoa Học Tự Nhiên 6
-
[PDF] LÁ CÂY
-
Các Bộ Phận Của Thân Cây - Tài Liệu Text - 123doc
-
1. Lá Cây Gồm Những Bộ Phận Nào? A. Cuống Lá, Phiến Lá B ... - Hoc24