Lá đu đủ Xào Tỏi Có Chữa được Sỏi Thận? - PLO

Theo BS CK2 Phạm Quốc Đông, khoa Niệu - BV Bình Dân TP.HCM, sỏi thận là căn bệnh lâu nay của người cao tuổi. Sỏi thận là sự lắng đọng những chất đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu nhưng vì một lý do nào đó đã kết tinh.

Sỏi được hình thành không biểu hiện, triệu chứng rõ rệt nên bệnh nhân thường không phát hiện ra mình bị sỏi thận ở giai đoạn đầu. Khi mắc bệnh sỏi thận, bệnh nhân thường có những triệu chứng như đau dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu, đau ra cả phần hông, lưng, đôi khi là buồn nôn. Ngoài ra cón thấy đi tiểu ra máu, tiểu ra sỏi. Người bệnh thường xuyên sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau họng, viêm thận - bể thận cấp.

Đối với sỏi thận, bệnh nhân nên uống nhiều nước hoặc một số thuốc Nam để kích thích bài tiết, lúc đó sỏi dễ theo đường tiểu ra ngoài. Trong trường hợp sỏi quá lớn, bệnh nhân đi khám sẽ được bác sĩ chỉ định mổ thận lấy sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể hoặc tán sỏi nội soi.

“Theo nhiều nghiên cứu trong nước và trên thế giới, chưa có một công trình khoa học nào chứng minh sỏi thận có thể điều trị được bằng lá đu đủ. Tương tự, lá đủ đủ cũng không có một liên quan nào tới việc điều trị sỏi thận ở người. Do đó người dân không nên tin vào cách điều trị theo dân gian trên, có thể mang thêm biến chứng nếu không đảm bảo vệ sinh, có thể gây ngộ độc thực phẩm” - BS Đông khuyến cáo.

Cũng theo BS Đông, người bệnh mắc sỏi thận nên có chế độ ăn uống hợp lý, ăn uống cân đối giữa bột, đường, mỡ... Bên cạnh đó uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày để sỏi dễ dàng trôi theo ra ngoài.

Nói về bài thơ truyền miệng chữa bệnh trên, BS Lâm Vĩnh Niên, khoa Dinh dưỡng Tiết chế - BV ĐH Y Dược TP.HCM, cho rằng câu nói về thức ăn chữa bệnh trong bài thơ là chưa có cơ sở khoa học. Vì vậy thật sự không thể nói được nó đúng hay sai thế nào. Và vì chưa có cơ sở khoa học nên người dân không nên áp dụng những biện pháp chữa bệnh này trong điều trị.

HẢI ÂU Theo dõi Báo Pháp Luật Tp HCM trên Google News

Từ khóa » Cách Làm đu đủ Chữa Sỏi Thận