La Gi: Nâng Cấp Cảng Cá Có Năng Lực Bốc Dỡ Thủy Sản 45.000 Tấn

Mặt khác, Cảng La Gi được xác định là cảng cá trọng điểm phía nam của tỉnh Bình Thuận hai năm nay được đầu tư mở rộng, song vẫn chưa đáp ứng nhu cầu bốc xếp thủy sản do luồng lạch cạn, tàu thuyền công suất lớn vào cảng còn khó khăn.

canglagi.jpg

Tàu thuyền trú tránh bão tại cửa biển La Gi.

Chúng tôi được biết: Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá và Cảng cá La Gi đã được đầu tư, xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 2005. Công trình được đầu tư qua ba giai đoạn: Giai đoạn I (1995 - 1999), có tổng vốn đầu tư trên 21 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tập trung của tỉnh; giai đoạn II (2003 - 2006), vốn đầu tư 47,9 tỷ đồng do Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam hỗ trợ; giai đoạn III (2016 - 2020)mở rộng, nâng cấp khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão kết hợp Cảng cá La Gi, với tổng mức đầu tư 157 tỷ đồng, từ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ.

Do nhu cầu bức thiết phát triển hạ tầng thủy sản, ngày 12/11/2015 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1976/QĐ-TTg về chủ trương xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cửa biển La Gi được quy hoạch là khu tránh trú bão cho tàu cá cấp tỉnh, có sức chứa 1.600 tàu cá, cỡ tàu lớn nhất đến 600Cv có thể vào neo đậu được. Cũng tại Quyết định nói trên đã nêu rõ: Cảng cá La Gi được quy hoạch là cảng cá loai II, quy mô năng lực 175 lượt tàu cá/ngày cho tàu cá lớn nhất đến 400 Cv, năng lực bốc dỡ thủy sản 35.000 tấn/năm. Theo đó, từ năm 2016 đến 2019, UBND tỉnh đã phê duyệt dự án và ban hành nhiều văn bản mở rộng và nâng cấp khu neo đậu tránh trú bão kết hợp Cảng cá cửa biển La Gi (tại Quyết định số 923/QĐ-UBND ngày 31/3/2016; Quyết định số 972/QĐ-UBND ngày 13/4/2017; Quyết định số 3780/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 và Quyết định số 2154/QĐ-UBND ngày 26/8/2019).

Hiện dự án đang triển khai thực hiện, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh làm chủ đầu tư; có tổng mức vốn đầu tư 157 tỷ đồng. Đến nay, dự án đã thi công hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng hạng mục nạo vét luồng và khu nước neo đậu tàu thuyền; đồng thời, dự án chuyển tiếp sang giai đoạn 2021 - 2025 để tiếp tục thi công các hạng mục công trình còn lại.Với tính chất là cảng cá trọng điểm khu vực phía Nam tỉnh Bình Thuân, đồng thời, Cảng cá La Gi có các yếu tố về điều kiện tự nhiên, diện tích vùng nước, vùng đất cảng đảm bảo cho việc xây dựng kết cấu ha ̣tầng cảng cá đáp ứng các tiêu chí cảng cá loại II quy định tại Điều 78 Luật Thủy sản 2017, nên UBND tỉnh đã báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT xem xét, quy hoạch trong thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, xây dựng Cảng cá La Gi là cảng cá loại II, nâng ̣quy mô số lượt tàu cập cảng lên 200 tàu cá/ngày cho tàu cá có chiều dài lớn nhất đến 24m, nâng năng lực bốc dỡ thủy sản lên 45.000 tấn/năm.

Như vậy, trong năm 2022 và những năm tiếp theo, ngoài việc xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cửa biển La Gi được quy hoạch có sức chứa 1.600 tàu cá như chỉ đạo của Chính phủ thì tại La Gi xây dựng cảng cá loại II với quy mô số lượt tàu cập cảng lên 200 tàu cá/ngày và đến năm 2030 năng lực bốc dỡ thủy sản nâng lên 45.000 tấn/năm. Đây là là cảng cá trọng điểm có quy mô tàu thuyền cập cảng và năng lực bốc dỡ hàng hóa khá lớn của tỉnh Bình Thuận.

Từ khóa » Cảng Cá Lagi Bình Thuận