Lá Hương Nhu – Vị Thuốc Quý Giải Cảm - Thảo Dược Sinh Phương

LÁ HƯƠNG NHU – VỊ THUỐC QUÝ GIẢI CẢM

Lá hương nhu, theo y học cổ truyền có vị cay, tính hơi ôn, có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm sốt, lợi thấp, hành thủy. Hương nhu thường được dùng chữa cảm mạo, nhức đầu, đau bụng, nôn, tiêu chảy, thủy thũng, chảy máu cam.

Lá hương nhu chữa cảm nắng

Lá hương nhu chữa cảm nắng, cảm lạnh mùa hè

Hương nhu có tên khoa học Ocimum sanctum L. họ hoa môi Lamiaceae.

Tên dân gian: É rừng, É đỏ, Hương nhu tía, É tía

Mô tả:

Cây hương nhu dạng cây thảo cao 1-2m, sống nhiều năm, thân vuông, hóa gỗ ở gốc, có lông, khi cây non 4 cạnh thân có màu nâu tía, còn 4 mặt thân có màu xanh nhạt, khi già thân trở thành nâu. Lá mọc đối chéo hình chữ thập, có cuống dài, phiến thuôn hình mũi mác, khía răng cưa và có nhiều lông ở hai mặt; cụm hoa hình xim ở nách lá, co lại thành xim đơn. Hoa không đều, có tràng hoa màu trắng chia 2 môi. Nhị 4 rồi ra ngoài bao hoa; quả bế tư, bao bởi đài hoa tồn tại. Toàn cây có mùi thơm; mùa hoa quả vào tháng 5-7.

Có 2 loại hương nhu: Hương nhu tía và Hương nhu trắng.

Hương nhu tía:

Còn có tên là é rừng, é tía, là loại cây nhỏ sống nhiều năm, cao 1,5-2 m. Thân và cành màu tía, có lông quặp. Lá mọc đối có cuống dài, lá thuôn hình trứng nhọn hay hình mác, mép răng cưa và 2 mặt đều có lông. Hoa màu tím, mọc thành chùm đơn. Lá và hoa vò nát có mùi thơm của đinh hương, thường được trồng trong các vườn thuốc gia đình.

Hương nhu trắng:

Còn gọi là é lớn lá, húng giổi tía. Cây này cao hơn cây hương nhu tía. Lá mọc đối chéo chữ thập, phiến lá dài 5-10 cm, hình trứng nhọn, phía cuống thon và mép khía tai bèo hay răng cưa thô. Gân chính của lá có lông, hoa mọc thành chùm đơn, hoa nhỏ màu nâu, mọc thành xim co, thường rụng nhiều chỉ còn lại đài. Toàn cây có mùi thơm. Hương nhu trắng mọc hoang ở nhiều nơi, hiện được trồng để cất lấy tinh dầu.

Phân bố:

Nước ta có 2 loại hương nhu trắng và hương nhu tía, cả 2 loại đều dùng để chữa bệnh nhưng hương nhu tía tốt hơn.

Bộ phận dùng, chế biến:

Dùng toàn cây, bỏ rễ. Thu hái lúc đang ra hoa, hay một số hoa đã kết quả; dùng tươi hoặc phơi khô trong râm mát.

Phần dùng làm thuốc:

Toàn cây trừ rễ (Herbal Elsholtziae).

Bảo quản:

Hương nhu để nơi khô ráo, thoáng mát.

Công dụng, chủ trị:

Hương nhu có vị cay, ấm, có tác dụng phát hàn, thanh thủ, tân thấp và hành thủy. Dùng chữa cảm nắng, sốt nóng, sợ rét, đau đầu, làm ra mồ hôi. Để làm thuốc chữa bệnh, sau khi thu hái hương nhu phần trên mặt đất, chủ yếu là cành có hoa, phơi ở nơi ít ánh nắng nhưng thoáng gió, nhiệt độ 30-40 độ C.

Hương nhu tía và hương nhu trắng

Hương nhu tía và hương nhu trắng

Tác dụng chính là chữa cảm lạnh, bệnh thường xảy ra do tắm lạnh hay ngồi hóng mát, uống nước lạnh, khiến hàn tà xâm nhập cơ thể gây nội thương. Biểu hiện của bệnh: thấy mình mẩy nóng và sợ lạnh, đầu nặng, đau nhức, không ra mồ hôi, bụng buồn bã.

Ta dùng Hương nhu 8 g, hậu phác 8 g, bạch biển đậu 12 g, sắc uống trong ngày, uống khi nước thuốc đã nguội.

Một số bài thuốc:

1. Chữa cảm nắng:

Hương nhu 500 g, bạch biển đậu (sao qua) 200 g, hậu phác tẩm gừng (nướng hay sao qua) 200 g. Tán nhỏ 3 vị thuốc trên, trộn đều và đóng túi, mỗi túi 10 g. Khi dùng, hãm 1 túi với 150-200 ml nước sôi, uống khi nước thuốc đã nguội. Có thể dùng 20 g cho 1 lần hoặc dùng 2 lần trong ngày.

2. Chữa cảm mùa hè:

Các triệu chứng đau đầu, ớn rét, phát sốt, nôn, tiêu chảy, tim hồi hộp, miệng khát và tiểu tiện vàng đỏ: Hương nhu, cát căn, lá dấp cá, điền cơ hoàng mỗi thứ 12 g, thạch xương bồ 8 g, mộc hương 4 g, sắc uống.

3. Ngăn rụng tóc, giúp mọc tóc:

Nếu tóc rụng nhiều thì hái lá hương nhu tươi cùng 1 ít quả bồ kết cho thêm nước đem đun trên lửa nhỏ trong khoảng 1 tiếng. Lọc bỏ hết cặn chỉ giữ lại nước, để nước còn âm ấm, đem gội và mát xa nhẹ nhàng trên tóc và da đầu.

Nếu trẻ em chậm mọc tóc, tóc chỉ lưa thưa vài cọng: lấy 40g hương nhu sắc với 200ml nước, cô đặc lại, sau đó trộn với mỡ lợn mới rán, hằng ngày bôi lên đầu bé với lượng vừa phải.

4. Chữa phù thũng ở mặt, ớn rét, da khô không có mồ hôi, có rêu lưỡi, chán ăn:

Hương nhu 12 g, bạch truật 12 g, sắc uống.

5. Chữa phù nước, khô mồ hôi, tiểu tiện ít và đỏ:

12g hương nhu, 40g cỏ tranh, 16g cao ích mẫu. Sắc lấy nước cho đến khi nào thấy các triệu chứng trên thuyên giảm dần.

6. Chữa đau bụng, tiêu chảy do ăn nhiều thứ lạnh trong mùa hè:

Lá hương nhu, tía tô, mộc qua mỗi thứ 12 g, sắc uống.

7. Trị hôi miệng:

20g lá hương nhu trắng hay tía đều được, cho thêm 400ml nước vào đun sôi khoảng 30 phút cho hương dầu ra hết. Để nước nguội pha với 1 thìa muối biển, dùng súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày.

8. Chữa trẻ nhỏ viêm đường hô hấp trên:

Hương nhu, hoắc hương, kinh giới, bán hạ, phục linh, đẳng sâm, hoàng cầm mỗi thứ 10g, cam thảo 5g; sắc với nước, chia thành 4 – 6 lần uống trong ngày.

Lưu ý: “Kết quả đạt được còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người”

Mua Lá Hương Nhu ở đâu là đảm bảo. Cách dùng như thế nào?

Giá bán sản phẩm :

Hương Nhu Trắng: 120K/ Kg

Hương Nhu Tía: 150K/Kg

Để biết thêm về Hương Nhu và đặt mua an toàn và đúng nguồn gốc quý bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp theo địa chỉ :

Tại Hà Nội: Số 226A Ngô Quyền, P.La Khê, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội

0987 861 410 (Anh Quốc)

Website : http://thaoduocsinhphuong.com/

Miễn phí giao hàng nội thành HN và HCM đơn hàng từ 500K

GIẢM GIÁ 10% ĐẶT HÀNG :

TẠI ĐÂY!

Cảm ơn các bạn đã quan tâm và bỏ chút thời gian vàng ngọc để đến với bài viết của chúng tôi !

Từ khóa » Cây Hương Nhu Mua ở đâu