Lá Lốt Có Tác Dụng Gì? Bật Mí Tác Dụng Của Lá Lốt & Lưu ý Cần Biết - VinID
Có thể bạn quan tâm
Trong dân gian, lá lốt vừa là thức ăn vừa là dược liệu có thể điều trị bệnh, nhưng nếu không biết sử dụng sẽ dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Vậy lá lốt có tác dụng gì và chữa bệnh như thế nào? Hãy cùng VinID tìm hiểu nhé.
Nội dung chính
- 1. Thành phần dinh dưỡng của lá lốt
- 2. Tác dụng của lá lốt trong việc chữa bệnh
- 3. Lưu ý khi sử dụng lá lốt
1. Thành phần dinh dưỡng của lá lốt
Lá lốt chứa rất nhiều dưỡng chất trong mỗi 100g, bao gồm: 39 kcal, 86,5gr nước, 4,3gr protein, 2,5gr chất xơ, 260mgr canxi, 980mg photpho, 4,1mg sắt và 34mg vitamin C.
2. Tác dụng của lá lốt trong việc chữa bệnh
Kiết lỵ: Lấy một nắm lá lốt sắc với 300ml nước, chia uống trong ngày.
Đau nhức xương khớp:
- Sắc 20g lá lốt, 12g thiên niên kiện, 16g gai tầm xoang với 40ml nước, sắc cạn còn 100ml, chia uống trong ngày và dùng hết trong tuần.
- Hoặc dùng: 15g lá lốt, 15g rễ cây vòi voi, 15g rễ cây cỏ xước, 15g rễ cây bưởi thái mỏng, sắc với 600ml nước để cạn thành 200ml, uống 3 lần trong 1 ngày và dùng hết trong tuần.
- Hoặc dùng: 5 – 10 lá lốt phơi khô hay 15 – 30g lá lốt tươi, sắc kĩ với nước, chia 2 – 3 lần uống trong ngày. Uống liền một tuần.
Mụn nhọt: Lá lốt kết hợp với lá chanh, lá ráy và lá tía tô mỗi loại lá 15g phơi khô rồi giã nhuyễn đắp vào chỗ có mụn, nhọt rồi băng lại, mỗi ngày đắp 1 lần, đắp trong 3 ngày.
Mồ hôi tay chân: Dùng 30g lá lốt rửa sạch cho vào nồi cùng với 1 muỗng cà phê muối và 1 chén nước đun sôi. Để nước cho đến khi còn ấm thì ngâm tay chân trong khoảng 20 phút. Ngâm liên tục trong một tuần để giảm tình trạng này.
Đau bụng do lạnh: Sử dụng 20g lá lốt tươi rửa sạch, cho 3 chén nước và sắc cho đến khi còn khoảng 1 chén nước. Uống trước bữa tối và dùng liên tục trong 2 ngày.
Chữa đau lưng, sưng khớp gối, bàn chân tê buốt: Dùng rễ lá lốt tươi, rễ bưởi bung, rễ cây vòi voi, rễ cỏ xước, lấy 50g tất cả các vị. Sao và và sắc, chia uống 3 lần trong ngày.
Tổ đỉa ở bàn tay: Giã nát 30g lá lốt tươi rồi cho khoảng 100ml nước vào, vắt lấy nước cốt để uống. Phần bã dư đem đi nấu với 3 chén nước trong 5 phút, phần nước dùng để rửa, phần bã đem đắp chỗ tổ đỉa. Thực hiện 1-2 lần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Đầu gối sưng đau: Giã nát 20g lá lốt và ngải cứu rồi bỏ thêm ít giấm, đem chưng lên rồi đắp vào vị trí đầu gối đau sưng sẽ cảm thấy chỗ đau và sưng giảm hẳn.
Giải độc rắn cắn, say nấm: Lấy 50g các vị lá lốt, lá đậu ván, lá khế. Rửa sạch và giã nát, ép gạn lấy nước cho uống.
Bệnh phù thũng: Sắc nước uống gồm: 12g các vị lá lốt, rễ cà gai leo, rễ mỏ quạ, rễ gai tầm xoọng, lá đa lông, mã đề. Dùng trong 1 ngày thang.
Phong thấp: Sắc uống 1 ngày thang: 12g các loại rễ lá lốt, dây chìa vôi, cỏ xước, hoàng lực, độc lực, đơn gối hạc, hạt xích hoa xà.
Viêm nhiễm âm đạo: Cho nước ngập 2 đốt tay các loại thuốc như 50g lá lốt, 40g nghệ và 20g phèn chua. Đun sôi xong thì để lửa liu riu 10-15ph rồi chắt lấy một bát nước, để lắng rồi dùng rửa âm đạo. Số thuốc còn lại tiếp tục đun sôi để xông hơi âm đạo.
Viêm tinh hoàn: Lá lốt, lệ chi, bạch truật thì lấy 12g mỗi loại, trần bì 10g, bạch linh 10g, sinh khương 21g, sơn thù 6g, phòng sâm 6g, hoàng kỳ 5g, cam thảo 4g. Cho 600ml nước, sắc còn 200ml, chia nhiều lần uống trong ngày.
Giải cảm: Lá lốt lấy 20g, nửa củ hành tây, hành hương 5 nhánh, 1 tép tỏi, gừng 2g, 1 nắm gạo và gia vị. Cho gạo và nấu cháo khi gạo nở thành cho tất cả nguyên liệu còn lại vào. Sử dụng khi còn nóng và lau phần mồ hôi đi,
Viêm xoang: Rửa sạch lá lốt rồi vò nát. Nhét lá lốt vào mũi. Tiến hành hằng ngày sẽ thấy giảm bớt.
3. Lưu ý khi sử dụng lá lốt
- Một người bình thường trung bình chỉ được sử dụng 50-100g lá lốt. Dùng quá số lượng cho phép sẽ bị phản ứng phụ làm người bệnh thấy mệt mỏi, uể oải,…
- Đối với bệnh nhân bị táo bón, nhiệt miệng hay nóng bức trong người,… nếu sử dụng lá lốt sẽ khiến môi lưỡi bị khô, cảm giác khát nước, khó chịu trong người. Nếu sử dụng nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, tệ nhất là bị dị ứng.
- Những dinh dưỡng trong lá lốt sẽ không bị mất đi khi nấu chính vì vậy có thể thoải mái chế biến lá lốt theo nhiều cách khác nhau nhưng vẫn đảm bảo hấp thu được mọi giá trị dinh dưỡng. Và tất nhiên là sử dụng đồ ăn chính sẽ an toàn và đảm bảo vệ sinh hơn là sử dụng lá lốt sống.
VinID hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn biết thêm về “Lá lốt có tác dụng gì? và cách dùng đúng để mang lại sức khỏe tốt cho bản thân và gia đình. Tham khảo thêm nhiều bài viết hay về mẹo vặt cuộc sống và sức khoẻ trên https://vinid.net/blogs/
>>> Cách làm chả lá lốt thơm ngon <<< |
Từ khóa » Công Dụng Của Vị Thuốc Lá Lốt
-
Công Dụng Của Cây Lá Lốt | Vinmec
-
Lá Lốt: Công Dụng, Tác Hại Và Cách Sử Dụng đúng
-
Công Dụng Của Lá Lốt Và Những điều Cần Biết
-
Công Dụng Chữa Bệnh Kỳ Diệu Của Lá Lốt
-
Tác Dụng Tuyệt Vời Của Cây Lá Lốt Trong điều Trị đau Nhức Xương Khớp
-
Công Dụng Của Lá Lốt Trị Bệnh Gì? Các Tác Dụng Thần Kỳ.
-
Lá Lốt Chữa đau Nhức Xương Khớp, đau Cột Sống Hiệu Quả
-
CÔNG DỤNG CỦA CÂY LÁ LỐP - Medinet
-
Công Dụng Chữa Bệnh Kỳ Diệu Của Lá Lốt - Phòng Khám CHAC
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Thần Kỳ Của Lá Lốt - Bách Hóa XANH
-
Lá Lốt: Vị Thuốc Trong Vườn Nhà - YouMed
-
Lá Lốt Chữa đau Nhức Xương Khớp | BvNTP
-
Công Dụng Của Lá Lốt Là Gì? Cách Dùng Và Những Bài Thuốc
-
Lá Lốt Có Tác Dụng Gì | Các Bài Thuốc Hay Từ Lá Lốt Theo Dân Gian