“Là Những Người Chồng, Chúng Tôi Phải Chăm Sóc Vợ Mình”, Nhưng ...

Truy cập nội dung luôn

Hoạt động Hội

Xem cỡ chữ “Là những người chồng, chúng tôi phải chăm sóc vợ mình”, nhưng nhiều người đàn ông Việt Nam vẫn còn thiếu thông tin. 11/07/2007 Tháng 6/2007 tại TP Thái Bình, Vinh, Hạnh, Sinh và Toàn đang chờ đợi với tâm trạng lo lắng trong bầu không khí nóng bức tại khu chờ của một phòng khám y tế.

Họ làm nghề buôn bán, công nhân, ở tuổi trung niên và cả độ tuổi 20. Điều gì liên kết họ và có thể phân biệt họ với những người đàn ông khác – đó là họ cùng tới phòng khám của một tổ chức phi Chính phủ và cam kết chi trả một khoản lệ phí để đảm bảo vợ mình được khoẻ mạnh.

 

Sinh (47 tuổi) đã đi một quãng đường 10 km bằng xe máy để chở vợ tới phòng khám. Đây là nơi được Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) hỗ trợ cho tới cuối năm ngoái và đã chứng tỏ được tính bền vững trong việc tự chủ về tài chính của mình.

 

“Vợ tôi mang thai được 4 tháng và đây là cháu thứ 3 của chúng tôi”. Sinh nói với ánh mắt long lanh. “Cô ấy sử dụng vòng tránh thai nhưng do sức khoẻ không tốt nên bác sỹ đã tháo ra…... Sau khi tháo vòng, chúng tôi sử dụng biện pháp tránh thai truyền thống là tính ngày”.

 

Mô hình gia đình lý tưởng tại Việt Nam, một đất nước đang phát triển nhanh chóng với 85 triệu dân bao gồm: bố, mẹ, con trai và con gái. Trước khi mang thai, gia đình Sinh đã đạt chuẩn này. Anh có một cô con gái 18 tuổi và một cậu con trai 14 tuổi. “Chúng tôi vẫn thấy rất hạnh phúc (với đứa trẻ sắp ra đời). Nhưng do tuổi tác của vợ tôi – cô ấy đã 40 tuổi - nên chúng tôi phải tới đây thường xuyên”. Anh Sinh nói.

 

Trong tương lai, Sinh mong muốn xem xét việc sử dụng bất cứ biện pháp tránh thai nào theo gợi ý của bác sỹ khám cho vợ mình. Nhưng nếu biện pháp đó là sử dụng bao cao su thì anh không chắc mình sẽ áp dụng.

 

Đặt vòng trámh thai cho tới nay vẫn là biện pháp thực hiện kế hoạch hoá gia đình phổ biến nhất tại Việt Nam, nơi mà 67% các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại. Bao cao su bị coi là dấu hiệu của sự chung chạ và không mang lại khoái cảm – đây là điều mà UNFPA và Chính phủ đang nỗ lực để xoá bỏ khi mà tình dục trước hôn nhân hoặc ngoài hôn nhân đang trở nên phổ biến và số lượng người nhiễm HIV đang gia tăng.

 

Cán bộ y tế nói rằng thông điệp này dễ chuyển tải tới những thế hệ trẻ hơn, và được khẳng định trong cuộc những cuộc thảo luận với nhóm nam giới này.

 

Toàn, 27 tuổi đã kết hôn với người bạn gái học cùng cấp 3 được 2 tháng. Đối với họ, cũng như những người cùng độ tuổi khác trên khắp thế giới, nghề nghiệp là ưu tiên hàng đầu hiện nay của họ; họ cũng muốn có con nhưng không phải bây giờ.

 

“Tôi muốn được tham gia không chỉ nuôi dạy con cái mà cả các cháu tôi sau này nữa.” Toàn nói vui: trách nhiệm trong việc kế hoạch hoá gia đình là của cả vợ và chồng. Anh không ngần ngại khi nói rằng trong gia đình mình, bao cao su là biện pháp tránh thai chủ yếu.

 

Nam giới cần biết

 

Theo bác sỹ Nguyễn Thị Thanh Mai, nhiều người nam giới quan tâm, muốn biết nhiều thông tin hơn và mong muốn có trách nhiệm nhiều hơn trong vấn đề chăm sóc SKSS nhưng lại thiếu những kênh truyền thông và những hoạt động đặc biệt dành cho họ.

 

Bác sỹ Mai nói “Tôi nghĩ chúng ta nên có những câu lạc bộ dành cho nam giới, từ đó chúng ta có thể biết những suy nghĩ, kiến thức của họ và họ cũng có thể nhận được những thông tin về y tế và những lĩnh vực khác”.

 

Hạnh, 25 tuổi lần đầu tiên làm cha, là một bằng chứng cho sự khao khát có kiến thức. Hạnh muốn trở thành một người chồng có sự giúp đỡ, cảm thông nhưng lại không chắc anh phải giúp đỡ thế nào là tốt nhất. “Tôi biết một số điều về những triệu chứng khi mang thai liên quan đến những tai biến nhưng vẫn là quá ít. Tôi lo lắng về sức khoẻ của vợ và con tôi. Tôi đang chờ đợi ngày con tôi ra đời”.

 

Bác sỹ Mai đã làm hết sức mình để có được sự tham gia cuả nam giới trong chăm sóc sức khoẻ bà mẹ. Khoảng một nửa số phụ nữ tới phòng khám này đi cùng với chồng, và khoảng 30 – 40% khách hàng gọi điện tới phòng khám nhờ tư vấn là nam giới. Trong khi nhiều nam giới vẫn còn thấy ngại khi tham gia vào các vấn đề chăm sóc SKSS thì những dấu hiệu này cho thấy sự tham gia của nam giới đã tăng lên trong những năm gần đây. Cán bộ tại phòng khám khuyến khích chồng của những người phụ nữ tới phòng khám với những triệu chứng của các bệnh lây truyền qua đường tình dục nên đi cùng vợ của họ để cùng xét nghiệm, điều trị và tư vấn. Những người đàn ông trong gia đình có áp lựcđối với con dâuphải sinh con trai cũng thường được mời tới Trung tâm để tư vấn.

 

“Chúng tôi giải thích việc sinh con trai hay con gái không phải là lỗi của người vợ. Chúng tôi giải thích cho họ giới tính đứa trẻ là do tinh trùng của người đàn ông quyết định. Sau đó thì họ hiểu. Nhưng tốt hơn là phải giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng, từ đó sẽ có nhiều nam giới có được thông tin này”.Bác sỹ Mai - đồng thời cũng là giảng viên quốc gia về tư vấn, cố gắng truyền đạt thông điệp sức khoẻ sinh sản bắt đầu bằng sự bình đẳng giới và nam giới đóng vai trò chủ yếu trong vấn đề này.

 

Hội KHHGĐ Việt Nam (VINAFPA), một tổ chức phi chính phủ quốc gia điều hànhphòng khám nói bác sỹ Mai đang làm việc, đã hỗ trợ thành lập một câu lạc bộ Vì sự tiến bộ của phụ nữ, đây là một diễn đàn cho phụ nữ và những nam giới có thái độ cởi mở có thể chia sẻ những kinh nghiệm và học hỏi những vấn đề khác nhau từ bạo lực gia đình, kế hoạch hoá gia đình; cách làm ăn kinh tế; phòng chống sự lan tràn của dịch cúm gia cầm.

Trong khi sự hỗ trợ của UNFPA dành cho Câu lạc bộ đã kết thúc. Từ một Câu lạc bộ ban đầu đã được nhân rộng thêm 10 câu lạc bộ. Và chỉ tại xã Vũ Lễ, huyện Kiến Xương, Thái Bình, các hoạt động và thông điệp của Câu lạc bộ nhắm tới và thành công đối với những lãnh đạo là nam giới - một xuất phát điểm quan trọng cho những thay đổi lớn về thái độ và hành vi.

 

“Trước khi có các hoạt động của Câu lạc bộ, bạo lực gia đình đã diễn ra ở đây. Nhưng trong sinh hoạt Câu lạc bộ, họ thảo luận về vấn đề này, chia sẻ thông tin và những tài liệu giáo dục, vấn đề cũng được thảo luận trên đài phát thanh… và phạm vi xảy ra bạo lực gia đình đã giảm xuống” ông Tập - chủ tịch UNBD xã đã nói như vậy. “Nếu có bạo lực gia đình xảy ra, là lãnh đạo cộng đồng, chúng tôi phải ngăn chặn ngay lập tức nhằm bảo vệ người vợ và những đứa con…Là những người chồng, chúng ta phải chăm sóc vợ mình”.

“Nguy cơ lớn nhất đối với sức khoẻ nói chung là việc thiếu thông tin. Phụ nữ có nguy cơ cao nhất khi nam giới thiếu thông tin và kiến thức bởi vì điều này dẫn đến những hành vi như trọng nam khinh nữ và bạo lực”. Theo bác sỹ Mai, cần có thời gian để cả nam giới và phụ nữ khắp mọi miền của Việt Nam trở thành những đối tác bình đẳng với sự bình đẳng về quyền sinh sản và trách nhiệm.

UNFPA In bài viết Gửi mail tới bạn Share Facebook Share Google+

Tin tức cùng chuyên mục

  • Kỷ nguyên mới và sứ mệnh của Phụ nữ Việt Nam
  • Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến làm thành viên Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương
  • Hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý và xu hướng chuyển đổi "xanh"
  • Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến làm việc với Trung tâm Phụ nữ và Phát triển
  • TW Hội LHPN Việt Nam tổ chức hoạt động về công tác đào tạo, bồi dưỡng gắn với quy hoạch cán bộ Hội LHPN các cấp tại tỉnh Thái Bình
  • Hội viên danh dự Hội LHPN Việt Nam: Kết nối sức mạnh, thúc đẩy bình đẳng giới
  • Sóc Trăng: Hội LHPN huyện Cù Lao Dung nâng cao vai trò các cấp Hội Phụ nữ trong công tác quy hoạch cán bộ nữ
  • Gần 300 cán bộ Hội được tập huấn nâng cao năng lực
  • Các hội thi thu hút đông đảo hội viên, phụ nữ tham gia
  • Tin hoạt động Hội

TÂM ĐIỂM

Image

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

  • Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
  • Khai mạc Hội nghị TW khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ
  • Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII

CÁC ĐỀ ÁN

Image

Kỷ nguyên mới và sứ mệnh của Phụ nữ Việt Nam

  • Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến làm thành viên Hội đồng Thi đua-Khen thưởng...
  • Hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý và xu hướng chuyển đổi "xanh"
  • Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến làm việc với Trung tâm Phụ nữ và Phát triển

VĂN BẢN HỘI

  • (8/CV-DTTG) V/v tăng cường hiệu quả các mô hình/hoạt động thu hút, tập hợp ...
  • (298/TB-ĐCT) Thông báo tiếp nhận công chức, viên chức vào làm công chức tại ...
  • (3745/QĐ-ĐCT) Quyết định phê duyệt danh sách bài dự thi tham gia vòng chung ...
  • (3222/ĐCT-GĐXH) v/v bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, nhân dịp nghỉ lễ Giỗ ...
  • (8/TB-VP) Thông báo về việc thay đổi tên tài khoản của Văn phòng Cơ quan ...

Video

play stop repeat full screen Update Required To play the media you will need to either update your browser to a recent version or update your Flash plugin.

THƯ VIỆN HÌNH ẢNH

Lễ trao Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam 2024

Liên kết Website

Các cơ quan ban ngành Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam Bộ Kế hoạch và đầu tư Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ban Dân vận trung ương Các đơn vị của Hội Nhà xuất bản Phụ nữ Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam Báo Phụ nữ Việt Nam Phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài Trường trung cấp Lê Thị Riêng Tổ chức TCVM TNHH 1TV Tình thương Học viện Phụ nữ Việt Nam Các tỉnh, thành Hội Báo Phụ nữ Thủ đô Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bạc Liêu Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hà Nội Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Đà Nẵng Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh Bắc Giang Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Ninh Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Dương Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh bến Tre Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Định Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Phước Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh Cà Mau Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh Cao Bằng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Bình Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi

Từ khóa » Hình ảnh Vợ Chăm Sóc Chồng