La Phông-ten - Nhà Thơ Ngụ Ngôn Nổi Tiếng Người Pháp
Có thể bạn quan tâm
Nhắc đến cái tên La Phông-ten có lẽ những ai mến mộ thơ văn đều biết đến. Ông là nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng bậc nhất tại Pháp với những tác phẩm nổi tiếng trên toàn thế giới. La Phông-ten sáng tác với nhiều thể loại khác nhau như truyện, thơ, tiểu thuyết, kịch… nhưng ông lại nổi tiếng với tập thơ Ngụ ngôn (1666 - 1624) gồm 12 quyển. Không chỉ là nhà sáng tác văn học tài ba mà ông còn là một người cực kì uyên bác cả về thiên nhiên, văn hoá và xã hội. Tìm hiểu La Phông-ten - nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng người Pháp cùng chúng tôi ngay sau đây.
La Phông-ten nổi tiếng toàn thế giới với các bài thơ ngụ ngôn sâu sắcSơ lược về tiểu sử của nhà văn La Phông-ten
La Phông-ten hay tên gọi Jean De La Fontaine (tiếng Pháp) sinh tại Sa-to Chi-e-ri trong một gia đình không có ai theo nghệ thuật, bố của ông làm nghề quản lý rừng. Tuổi thơ sống thiếu đi tình cảm người mẹ bởi mẹ mất sớm, ông được hưởng sự giáo dục tự do và kiến thức sâu rộng của người bố. Từ bé, ông sống giữa thiên nhiên, núi rừng và gắn bó với chúng như những người bạn thân thiết. Sau khi lên Paris học xong, La Phông-ten trở về quê nối nghiệp cha làm quản lý khu rừng ở địa phương, sống cùng với những người lao động nghèo khổ. Chính từ đây, mà nghệ thuật văn chương trong ông bắt đầu nhen nhóm, ông cảm nhận được sự khổ cực của người dân cũng như trái tim ông biết rung cảm trước những cái hay, cái đẹp của thiên nhiên, của loài muôn thú trong rừng. Bởi vậy ngòi bút của ông đậm tính dân gian, giàu chất thơ và lòng bác ái. Ông tính lũy cho mình những kiến thức thực tế bổ ích về thiên nhiên và xã hội. Tuy xuất thân trong gia đình không ai theo nghệ thuật nhưng chính cuộc sống đã cho ông một người bố có kinh nghiệm, kiến thức đời sống tuyệt vời cũng như cách giáo dục tự do để La Phông-ten thoả sức khám phá giúp ông có những rung cảm gần gũi với đời sống, viết nên những áng văn đầy tính nhân văn sâu sắc.
La Phông-ten cực kỳ thích giao thiệp với mọi người xung quanh, đặc biệt là giới trí thức tự do phóng túng, không thích gần gũi ép mình vào các quy tắc luật lệ như những nhà văn cổ điển khác - đây cũng chính là nguyên nhân khiến ông không được vua Louis XIV yêu mến.
Về con đường học hành của La Phông-ten: Có rất ít thông tin về những năm tháng học tập của nhà văn, người ta chỉ biết đến ông đã từng học tại trường Cao đẳng ở Chateau-Thierry cho đến năm thứ ba, nơi mà ông đã học tiếng Latin nhưng không phải là tiếng Hy Lạp. Vào năm 1641, ông tham gia vào tu hội Oratoire nhưng vào năm 1642 ông đã ra khỏi hội tôn giáo này. Nhà văn La Phông-ten tiếp tục học chuyên về Luật và tham gia thường xuyên vào hội những nhà thơ trẻ cho đến năm 1649 ông đã lấy được bằng luật sư tại quốc hội Paris.
La Phông-ten có thời gian tiếp xúc với thiên nhiên, con vật từ nhỏSự nghiệp sáng tác của nhà văn La Phông-ten
Văn phong của La Phông-ten giàu chất thơ, đầy tính dí dỏm và mang hàm súc đa tầng nghĩa. Truyện của ông lên đến 60 truyện và được in thành 5 tập. Về thơ ngụ ngôn của La Phông-ten tiêu biểu cho bút pháp của ông vừa sâu sắc, nhẹ nhàng, linh hoạt lại uyên bác nhưng cũng đầy tính hài hước, dí dỏm, có khi đầy mơ mộng và phóng túng. Thơ ngụ ngôn của ông kết hợp nhuần nhuyễn những câu thơ rất ngắn 2 hay 3 âm tiết diễn tả rất linh hoạt các tình huống khác nhau của cuộc sống. Thơ ngụ ngôn mang đậm tính dân tộc, thể hiện tình yêu của ông đối với đất nước Pháp xinh đẹp nên thơ ngụ ngôn của La Phông-ten được xem là biểu trưng của nền văn học Pháp. Các bài thơ nổi tiếng của ông được truyền tụng từ đời nàng sang đời khác, điển hình cho các tính cách và các tình huống khác nhau của cuộc sống như: Ve và kiến, Quạ và cáo, Chó sói và cừu non; Thần chết và lão tiều phu, Con cáo và chùm nho; Gà trống và cáo; Ông già và các con; Gà mái đẻ trứng vàng, v.v…
Thơ ngụ ngôn của La Phông-ten có sự xuất hiện nhiều của các con vật đại diệnCác bài thơ ngụ ngôn của La Phông-ten gồm có hai phần: phần chính giống như một màn kịch nhỏ có thắt nút, cởi nút và phần rút ra ý nghĩa bài học thường chỉ là những một vài câu ngắn gọn. Dưới ngòi bút của tác giả, các con vật như sư tử, hổ, báo, cáo, gà, mèo, chuột, ve,...được nhân cách hoá, cũng có cảm xúc biết yêu, ghét và có tính thiện và ác. Xã hội loài vật trong ngụ ngôn tượng trưng cho xã hội Pháp của La Phông-ten với đủ mọi cung bậc, tầng lớp, các mâu thuẫn bộc lộ bản chất của xã hội đó, từ những người thấp cổ bé họng đến kẻ quyền cao chức trọng và cao hơn nữa là đức Vua - Sư tử. La Phông-ten ca ngợi trí thông minh, lòng nhân hậu của người lao động, phê phán thói kiêu căng của bọn quý tộc, thói đạo đức giả của giới tu sĩ. Hình ảnh Vua - Sư tử trong thơ ngụ ngôn của ông tượng trưng cho sự tác oai, tác quái của giai cấp thống trị. Trong thơ La Phông-ten ngay cả những vật vô tri vô giác như cánh rừng, dòng suối cũng có tiếng nói và tâm tình như con người khiến thơ ông ngoài tính phê phán, chiến đấu còn mang tính trữ tình sâu sắc.
La Phông-ten - Nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng người Pháp thật sự đã trở thành nhà văn quen thuộc của của mọi lứa tuổi và mọi thời đại, cho đến tận ngày nay thơ ông vẫn giữ nguyên những giá trị thời sự sâu sắc, mang nhiều tầng ý nghĩa đa chiều trong cuộc sống. Nếu bạn là một người có niềm đam mê với nền văn học, đặc biệt thích tìm hiểu về thể loại thơ ngụ ngôn thì đừng bỏ qua những tác phẩm tiêu biểu của La Phông-ten.
Từ khóa » Truyện Ngụ Ngôn La Phông Ten Là Gì
-
Jean De La Fontaine – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giới Thiệu Một Số Truyện Ngụ Ngôn La Phông Ten - Chennaiexp2013
-
Giới Thiệu Về La Phông-ten - CungHocVui
-
Những Bài Thơ Ngụ Ngôn Hay Nhất Của La Phông Ten - Truyện Cổ Tích
-
Truyện Ngụ Ngôn La Phông Ten
-
Giới Thiệu Một Vài Nét Về Nhà Thơ Ngụ Ngôn Tài Ba Của Nước Pháp La ...
-
Ngụ Ngôn Và Thời đại
-
Trình Bày Tóm Tắt Cuộc đời Và Sự Nghiệp Của La Phông – Ten Và Nêu ...
-
Truyện Ngụ Ngôn Laphongten
-
Truyện Ngụ Ngôn Của La Phông Ten - Thu Trang
-
Truyện Ngụ Ngôn Ngắn La Phông Ten - Lừa Và Ngựa
-
Tác Phẩm Của La Phông Ten - Những Bài Thơ Ngụ Ngôn Hay Nhất ...
-
Tuyển Tập Truyện Ngụ Ngôn Của J. La Fontaine - Việt Nam Overnight