Lá Sen: Công Dụng, Liều Dùng, Các Sử Dụng & Bài Thuốc

4.7/5 - (25 bình chọn)

Lá sen

Lá sen

Đặt lịch

Bất kỳ bộ phận nào của cây sen cũng có thể được dùng để làm thuốc – bao gồm cả lá sen. Lá sen thường được dùng để thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, ngăn ngừa tiểu đường, bệnh tim mạch, giảm cân, cầm máu, trị mụn nhọt…

1. Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Hà diệp.

Tên khoa học: Folium nelumbinis

Họ: Sen (Nelumbonaceae)

lá sen
Phần lá của cây sen thường được dùng để thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, ngăn ngừa tiểu đường, bệnh tim mạch, giảm cân…

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả: Cây sen có phần lá tròn, nhăn nheo, hơi nhàu, đường kính từ 30 – 60 cm. Mặt trên của lá có màu lục tro, hơi nhám. Mặt dưới của lá có màu nâu nhẵn bóng, có gân nổi gờ lên. Mỗi lá có từ 17 – 23 gân tỏa tròn thành nan hoa. Lá giòn, có mùi thơm và dễ vụn nát.

Phân bố: Sen được trồng hoặc mọc tự nhiên tại các vùng nước, đầm lầy, ao hồ ở các miền của Malaixia, Đông Dương, châu Đại Dương.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Thu hái: Lá cây sen được thu hái quanh năm. Tuy nhiên, thời điểm thu hoạch lá tốt nhất là khi cây bắt đầu nở hoa. Lúc này, bạn cắt lấy bánh tẻ, phơi nắng cho khô, cắt bỏ phần cuống, gấp lá thành hình bán nguyệt rồi đem phơi tiếp cho đến khi khô hẳn.

Chế biến:

  • Lá sen (hà diệp) khô đem phun nước cho hơi mềm, thái thành các dải dài hoặc miếng mỏng rồi đem phơi hoặc sấy khô.
  • Lá sen thán sao (hà diệp thán): Phần lá của cây sen sau khi được làm sạch, thái thành dải dài thì cho vào trong nồi kín, đun nóng, để nguội, lấy ra.

Bảo quản: Để vị thuốc nơi khô ráo, thoáng mát để tránh mối, mọt.

4. Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

Một số nghiên cứu y học hiện đại cho biết, lá cây sen có tác dụng như sau:

  • phòng bệnh cao huyết áp
  • giảm cân
  • chữa háo khát
  • hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ
  • điều trị xuất huyết
  • thanh lọc cơ thể
  • trị mụn, mụn nhọ
  • trị ho ra máu, nôn ra máu
  • ngăn ngừa tiểu đường
  • trị tiêu chảy
  • làm lành vết thương
  • loại bỏ mùi hôi nách và mô hôi
  • tăng cường hệ thống miễn dịch
  • giảm nguy cơ mắc vấn đề về tim mạch.
  • duy trì sức khỏe đường ruột.

Theo y học cổ truyền:

Theo y học cổ truyền, lá sen có tác dụng dược lý: chỉ huyết (cầm máu), lương huyết, giải thử (trị say nắng, sốt về mùa hè), kiện tỳ (lợi cho đường tiêu hóa). Với đặc tính như trên, lá của cây sen được dùng để điều trị:

  • trúng thử (say nắng)
  • háo khát (chứng khát nước quá mức)
  • huyết lị
  • chảy máu cam
  • đi ngoài phân lỏng do thử thấp
  • tiểu ra máu do huyết nhiệt.

5. Tính vị

Lá sen có tính bình, khổ.

6. Qui kinh

Lá sen quy vào 3 kinh là can, tỳ, vị.

7. Liều dùng, cách dùng

  • Dược liệu khô: dùng 3 – 9 gam.
  • Dược liệu tươi: dùng 15 – 30 gam.
  • Thán lá sen: dùng 3 – 6 gam dạng hoàn tán hoặc thuốc sắc.

8. Bài thuốc

Tham khảo các bài thuốc trị bệnh từ lá sen sau đây:

  • Chữa máu hôi không ra hết sau khi sinh: Sao thơm 20 – 30 gam lá sen, tán nhỏ, rồi dùng với nước. Hoặc, bạn cũng có thể sắc lá sen với 200 ml nước, khi nước cô lại còn 50 ml thì tắt bếp, dùng thuốc trên 1 lần / ngày.
  • Chữa rối loạn mỡ máu: Dùng lá sen khô sắc lấy nước uống hằng ngày.
  • Trị mất ngủ: Lấy 30 gam lá sen khô (loại bánh tẻ) đem rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô rồi hãm với nước sôi để uống. Bài thuốc này trị mất ngủ tốt hơn bài thuốc từ tâm sen.
  • Chữa sốt xuất huyết: Lấy 40 gam lá sen, cỏ nhọ nồi, ngó sen, 30 gam rau má, 20 gam hạt mã đề sắc uống và dùng đều đặn mỗi ngày. Bạn có thể tăng liều dùng của ngó và lá sen lên 50 – 60 gam.
  • Chữa tiêu chảy ra máu, băng huyết, chảy máu cam: Lấy 40 gam lá sen tươi, 12 gam rau má sao vàng, tất cả đem thái nhỏ và sắc với 400 ml, cho đến khi còn 100 ml thì tắt bếp. Dùng 2 lần/ ngày.
  • Chữa nôn ra máu: Dùng 30 gam lá sen, 30 gam ngó sen, 30 gam sinh địa, 20 gam trắc bá. 20 gam ngải cứu đem thái nhỏ, phơi khô, sắc uống mỗi ngày.
  • Trị đau mắt: Dùng 10 gam lá sen, 10 gam hoa hòe, 4 gam hoa cúc vàng đem sắc uống. Bài thuốc này cũng có tác dụng trị bệnh cao huyết áp.
  • Trị mụn, nhọt: Dùng cuống của lá sen đem sắc với nước đặc rồi rửa lên vùng da bị nhọt, thực hiện 1 – 2 lần mỗi ngày. Phần lá sen đem rửa thật sạch, giã nhuyễn rồi đắp lên vùng da bị nhọt, mỗi ngày thay một lần thuốc.
  • Giảm cân, chống béo phì: Dùng lá sen tươi đem nấu cháo với 100 gam gạo tẻ, có thể thêm đậu xanh để thanh nhiệt, giải độc. Nếu không dùng lá sen tươi, bạn có thể dùng lá sen khô, tuy nhiên cần ngâm cho mềm trước khi dùng. Hoặc bạn cũng có thể dùng trà lá sen mỗi ngày cũng rất tốt.

Trên đây là một số thông tin về công dụng và tác dụng trị bệnh của lá sen. Tham khảo ý kiến chuyên gia nếu trước khi dùng lá sen để trị bệnh.

Thông tin bài viết mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay thế chỉ định cuả bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm:

  • Cây đinh hương
  • Cây đỗ trọng
  • Xuyên sơn giáp

Từ khóa » Tìm Hiểu Về Lá Sen Khô