Lá Sói Rừng – Vị Thuốc Tiêu Viêm, Giảm đau Mạnh Như Tân Dược

Lá sói rừng là một vị thuốc quý cho sức khỏe con người. Theo Đông y, cây có tác dụng hoạt huyết giảm đau, khu phong trừ thấp, tiêu viêm giải độc. Được sử dụng nhiều để chữa trị các chứng viêm, đau, trong đó có các bệnh về xương khớp và bệnh gút. 

4.8/5 - (123 bình chọn)
  1. 1.Cây lá sói rừng là gì?
  2. 2. Đặc điểm cây sói rừng
  3. 3. Thành phần có trong sói rừng
  4. 4. Tác dụng chữa bệnh của sói rừng
  5. 5. Cách sử dụng cao lá sói rừng để chữa bệnh
    1. 5.1. Chữa chứng viêm, thải độc cơ thể
    2. 5.2. Chữa đau lưng
    3. 5.3. Chữa gãy xương, viêm khớp xương do phong thấp
    4. 5.4. Chữa vết loét hở miệng
    5. 5.5. Chữa trị bỏng
    6. 5.6. Phòng cảm mạo
  6. 6. Lưu ý khi dùng lá sói rừng trong các bài thuốc

1.Cây lá sói rừng là gì?

Sói rừng là loại thực vật có hoa, thuộc họ hoa sói (Chloranthaceae). Cây còn có tên gọi khác là sói rừng, sói láng, sói nhẵn, thảo san hô…

Cây sói rừng có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á và được tìm thấy tại các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Nhật Bản… Ở Việt Nam cây mọc hoang ở các bìa rừng, núi đất tại các khu vực như  Lạng Sơn, Hòa Bình, Kon Tum, Lâm Đồng…

Cây lá sói rừng, vị thuốc quý cho sức khỏe

Cây lá sói rừng, vị thuốc quý cho sức khỏe

2. Đặc điểm cây sói rừng

Sói rừng là loại cây bụi thường xanh, chiều cao từ 1 – 2 m, thân cây nhẵn, nhánh cây tròn, không có lông. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc ngọn giáo, mép có răng cưa. Cây có hoa vào tháng 6 – 7 và có quả chín vào tháng 8 – 9. Hoa của cây có thể sử dụng để ướp trà.

3. Thành phần có trong sói rừng

Theo kết quả phân tích thành phần hóa học cho thấy, cây sói rừng chứa tinh dầu, flavonoid, coumarin, axit fumaric, axit succinic… Ngoài ra, cây còn chứa sesquiterpen như beta atractylenoit, chloranthalacon E, istanbulin A và 2 sesquiterpen lacton mới là 8beta,9alpha-dihidroxyeudesman, dien-8alpha, 12-olid và 8beta,9alpha-dihidroxylindan, dien-8alpha,12-olid…

4. Tác dụng chữa bệnh của sói rừng

Nhờ có những hoạt chất trên nên cây sói rừng có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh. Đồng thời giúp giải nhiệt, tiêu độc, chống viêm, bảo vệ gan và tăng tuần hoàn máu. Một số tài liệu còn cho rằng sói rừng có tác dụng giảm mệt mỏi trong điều trị ung thư, tuy nhiên chưa có nghiên cứu cụ thể nào về điều này.

Theo Y học cổ truyền, cây sói rừng có vị đắng, tính ấm và rất giàu dược tính. Tác dụng chủ yếu là giảm đau, tiêu viêm, giải độc, khu phong trừ thấp và hoạt huyết. Toàn bộ cây đều có thể sử dụng để làm thuốc. Cụ thể, dân gian thường dùng rễ của cây để ngâm rượu uống giúp chữa đau tức ngực. Lá được sắc uống để trị bệnh lao hoặc đem ngâm rượu để xoa bóp cho người bị phong thấp, đau nhức xương hoặc bị gút. Ngoài ra cây còn được sử dụng để chữa mụn nhọt, đau lưng, viêm ruột thừa cấp…

Các bộ phận của sói rừng đều có thể sử dụng tươi hoặc phơi khô trong bóng râm. Lá, rễ, cành của cây có thể thu hoạch quanh năm để làm thuốc.

5. Cách sử dụng cao lá sói rừng để chữa bệnh

Sắc uống nước cao lá sói rừng

Sắc uống nước cao lá sói rừng

Có thể sử dụng sói rừng bằng cách sắc uống, ngâm với rượu hoặc sử dụng tươi. Cụ thể, bạn có thể tham khảo các bài thuốc sau đây:

5.1. Chữa chứng viêm, thải độc cơ thể

30 – 40g cành lá sói rừng tươi, sắc lấy nước, chia làm 3 lần uống, liên tục 2 – 3 ngày. Về tác dụng chống viêm, giải độc cơ thể, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dược Học 7/2010 kết luận rằng sói rừng liều 5g/kg và liều 10g/kg có tác dụng chống viêm thông qua làm giảm số lượng dịch rỉ viêm, giảm hàm lượng protein trong dịch rỉ viêm và giảm số lượng bạch cầu trong dịch rỉ viêm. Tác dụng chống viêm của sói rừng tương đương với aspirin liều 150mg.

5.2. Chữa đau lưng

Dùng 10 – 15g cành sói rừng sắc với 1 nửa là nước và 1 nửa là rượu, uống trong ngày.

5.3. Chữa gãy xương, viêm khớp xương do phong thấp

Dùng 15 – 30g rễ sắc với nước hoặc ngâm rượu uống hoặc có thể sử dụng cây tươi giã nát, sao với rượu và đắp trực tiếp vào chỗ đau.

5.4. Chữa vết loét hở miệng

Dùng cành lá đem nấu nước để rửa vết thương 1- 2 lần/ngày.

5.5. Chữa trị bỏng

Dùng lá sói rừng, phơi khô, tán mịn, trộn thêm 2 phần dầu hạt sở hoặc dầu vừng, hàng ngày bôi vào chỗ bị bỏng.

5.6. Phòng cảm mạo

Dùng sói rừng 10 – 15g, mùa đông thêm tía tô 6g, mùa hè thêm kim ngân hoa 6g, sắc nước uống thay trà trong ngày.

Sử dụng sói rừng đem lại tác dụng to lớn cho sức khỏe, đặc biệt tác dụng giảm viêm, thải độc trong cơ thể của sói rừng rất phù hợp với người bệnh xương khớp, người bị tăng axit uric và bị viêm sưng do gút. Tuy nhiên, sử dụng lá, cành, rễ của cây để ngâm rượu thường khiến người bệnh phải chờ đợi rất lâu cho dược chất hòa tan trong rượu mới có thể sử dụng. Việc sắc thuốc cũng khá cầu kỳ và tốn nhiều thời gian của người bệnh. Do đó, cả 2 phương pháp sắc và ngâm đều không phù hợp với người bận rộn, thường xuyên phải đi công tác xa.

6. Lưu ý khi dùng lá sói rừng trong các bài thuốc

Lá sói rừng có nhiều công dụng tuy nhiên trong quá trình sử dụng các bài thuốc từ sói rừng cần lưu ý một số điểm sau:

  • Không nên sử dụng lá sói rừng cho phụ nữ mang thai bởi tác dụng hoạt huyết
  • Thận trọng sử dụng cho trẻ em. Nên có sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn
  • Không tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc
  • Không nên sử dụng dược liệu khi có dấu hiệu mục, mốc, có màu khác
  • Nên uống nước sắc từ lá sói rừng trong ngày, không nên để qua đêm
  • Nếu có dấu hiệu bất thường nên chủ động liên hệ với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn
  • Không dùng chung với các loại đồ uống như nước ngọt, rượu bia và chất kích thích

Ngoài việc sử dụng lá sói rừng, người bệnh nên kết hợp với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý để nâng cao sức khỏe.

Cây lá sói rừng là một thảo dược quý của nước ta. Việc sử dụng lá sói rừng không những giúp loại bỏ được nhiều bệnh mà còn ít tác dụng phụ cho người sử dụng. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ qua hotline 0865344349 nhé!

XEM THÊM:

  • Khám phá ngay cách chữa bệnh gút bằng thuốc nam, lá tía tô, nước dừa
  • Củ bình vôi chữa gút – Bài thuốc hay ít ai biết đến
  • Hiệu quả khi sử dụng lá sa kê trị bệnh gút

Từ khóa » Nho Rừng Chữa Bệnh Gì